CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân
4.2.2 Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả của việc nhận diện, đo lường,
sát rủi ro tín dụng
* Xây dựng một hệ thống nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống
Vietinbank cần không ngừng nâng cấp, cập nhật hệ thống nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất và được áp dụng trên toàn hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch mà trong đó quy trình cho vay phân rõ trách nhiệm từng khâu nhiệm vụ để có thể nhận biết được rủi ro ngay từ những khâu đầu tiên. Cụ thể:
Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ KH DN, quản lý rủi ro cho vay và bộ phận tác nghiệp. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro cho vay được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời cũng như tạo ra sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm KH cần thiết lập, mức độ tăng trưởng dư nợ...), các giải pháp thực hiện hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản lý rủi ro cho vay đã đề ra, phù hợp với đặc thù của mỗi NH cũng như chính sách cho vay mà chi nhánh đó đề ra.
Mặc dù có nhiều trở ngại trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro cho vay nhưng không thể phủ nhận được những ưu điểm của mô hình mới này mang lại trong quản lý rủi ro bởi đã thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính chất khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện sâu sắc hơn và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp... Thêm vào đó, sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ KH trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ các NH hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Như trong chương 3 đã đề cập, hiện tại quy trình cho vay của Vietinbank còn một số tồn tại, làm cho việc kiểm soát rủi ro chưa được phát huy. Do vậy, Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng và Vietinbank nói chung cần nghiên cứu, thực hiện quy trình tín dụng “ba tay” đây là quy trình tách biệt giữa bộ phận quan hệ KH là người
tìm kiếm KH với bộ phận tín dụng giải ngân và bộ phận kiểm tra thẩm định nhằm bảo đảm chọn lựa những món vay an toàn và hiệu quả hơn.
* Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, nhận dạng, theo dõi và phòng ngừa rủi ro tín dụng
Xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về RRTD đối với DN, từng bước hoàn thiện quy trình tín dụng: Các ứng dụng của công nghệ thông tin, cụ thể là công cụ khai phá dữ liệu ứng dụng trong lĩnh vực quản trị RRTD đối với DN được triển khai góp phần quan trọng trong công tác quản trị RRTD đối với DN tại các NHTM.
Tại các bước nếu như công cụ khai phá dữ liệu được ứng dụng hợp lý thì RRTD đối với DN sẽ được phát hiện và ngăn chặn. Khi áp dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu vào việc quản trị RRTD đối với DN, hoạt động ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
* Đo lường rủi ro tín dụng bằng thực hiện Basel II
Theo Basel, có hai phương pháp tiếp cận là phương pháp tiêu chuẩn và phương pháp xếp hạng nội bộ.
Theo cách tiếp cận IRB, ngân hàng phải xây dựng các công cụ đo lường PD, LGD và EAD để tính toán tổn thất dự kiến và ngoài dự kiến cho mỗi khoản vay. Trong đó PD là xác suất khách hàng không trả được nợ, LGD là tỷ trọng tổn thất ước tính và EAD là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ.
PD được sử dụng để đo lường khả năng khách hàng không trả được nợ trong một khoảng thời gian thường là một năm. Để ước lượng PD trong 1 năm, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu 5 năm về tài chính, phi tài chính và các thông tin mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ của các khách hàng.
LGD là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm các tổn thất về khoản vay mà còn tính đến các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ như lãi đến hạn không trả được, các khoản chi phí hành chính như chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi phí cho dịch vụ pháp lý…
EAD là tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. EAD được xác định căn cứ trên dư nợ của khách hàng tại thời điểm đánh giá và cam kết chưa giải ngân của khách hàng.
Đổi mới về quản trị rủi ro tín dụng
Dự án xây dựng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng hiện đại thành công sẽ giúp Vietinbank nâng cao hiệu quả toàn bộ chuỗi quy trình tín dụng theo thông lệ tiên tiến từ khâu thẩm định trước khi cho vay đến quản lý sau cho vay.
Ma trận xếp hạng có được từ hệ thống xác suất vỡ nợ giúp ngân hàng phân nhóm, sàng lọc khách hàng tốt hơn, hỗ trợ quá trình ra quyết định cũng như giảm thời gian phê duyệt tín dụng.
Song song, các công cụ đo lường còn là căn cứ để xác định lãi suất, phí thu từ khách hàng một cách chính xác dựa trên rủi ro và đặc thù của khách hàng từ đó gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Kết quả của dự án là các công cụ thống kê hiện đại cho phép ước lượng đầy đủ nguy cơ vỡ nợ và mức tổn thất phát sinh thông qua các chỉ số PD, LGD và EAD. Nhờ vậy đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý danh mục, là cơ sở để đưa ra các quyết định mở rộng, thu hẹp hoặc giữ nguyên các thành phần của cơ cấu danh mục (cấu trúc ngành, loại khách hàng…). Trong quá trình triển khai dự án, các yêu cầu về dữ liệu, thông tin khách hàng, khoản vay được thu thập khá lớn với khung thời gian đủ dài cũng sẽ góp phần cải thiện chất lượng và mức độ sẵn có của dữ liệu. Bên cạnh đó, trong thời gian dự án, nhiều kiến thức, kinh nghiệm đã được chuyển giao cũng sẽ giúp Vietinbank Hoàn Kiếm nâng cao năng lực phát triển và quản trị mô hình.
Nhằm sớm triển khai thành công Basel II, ứng dụng triệt để các chuẩn mực, thông lệ quốc tế để thay đổi phương thức kinh doanh theo hướng quyết định kinh doanh dựa trên rủi ro, Vietinbank đã và đang dần hoàn thiện mô hình quản trị điều hành, mô hình quản trị rủi ro, hệ thống khung chính sách quản trị rủi ro đến các công cụ đo lường, quản lý rủi ro một cách hiệu quả.
Sau khi cấp tín dụng các CBTD phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay. Mục đích của việc kiểm tra sử dụng vốn vay đối với KH nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc KH sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời, việc thực hiện thường xuyên kểm tra sẽ giúp NH giám sát và quản lý được dòng luân chuyển vốn vay để thu hồi nợ sau chu kỳ luân chuyển nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao.
Do đặc thù kinh doanh của các KHDN vay hết sức đa dạng nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay cũng rất phức tạp đòi hỏi CBTD phải phát huy tinh thần trách nhiệm, khôn khéo và chủ động lựa chọn phương án và thời điểm kiểm tra thích hợp. Đối với các DN thường xuyên phát sinh vay vốn (trên 7 lần/tháng) thì định kỳ hàng tháng CBTD tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay một lần và kiểm tra đột xuất (khi cần thiết), qua đó kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để nắm bắt kịp thời tình hình DN; đối với đơn vị ít phát sinh thì chậm nhất 10 ngày đối với giải ngân chuyển khoản và chậm nhất 05 ngày đối với giải ngân tiền mặt CBTD phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Trường hợp phát hiện đơn vị sử dụng sai mục đích thì yêu cầu đơn vị phải trả nợ trước hạn.
Chậm nhất 05 ngày trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi CBTD có văn bản thông báo DN thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn, đôn đốc DN trả nợ theo lịch trả nợ đã thỏa thuận giữa DN và NH.
Định kỳ hàng năm phân tích, đánh giá từng ngành hàng, từng lĩnh vực hoạt động theo nhóm từng nhóm DN để định hướng đầu tư tín dụng phù hợp hiện tại cũng như lâu dài đảm bảo an toàn hiệu quả. Thực hiện chính sách KHDN, ngành hàng có chọn lọc, nâng cao chất lượng tín dụng.
Ngoài ra NH còn phải thực hiện kiểm tra cân đối nợ vay hàng quý thông qua báo cáo quyết toán quý của đơn vị và định kỳ 06 tháng tiến hành phân tích đảm bảo nợ vay.
Để hạn chế việc DN sử dụng vốn vay không đúng mục đích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Chi nhánh Hoàn Kiếm cần phải dựa vào kế hoạch vay vốn của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định cho vay và thực hiện kiểm tra, giám sát
thường xuyên quá trình sử dụng vốn của khách hàng sau khi vay. Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạn mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ do khách hàng cung cấp. Theo dõi việc sử dụng hiệu quả chặt chẽ các nguồn tiền của doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích cán bộ giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải luôn quan tâm đến việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo như khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, dấu hiệu vi phạm pháp luật…dựa trên hệ thống tín hiệu cảnh bảo sớm về rủi ro cho vay để nắm bắt khả năng xử lý chủ động kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.
Như vậy, kiểm tra giám sát hoạt động cho vay DN được thực hiện trước, trong và sau để xác định xem doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không, có thực hiện đúng hợp đồng cho vay hay không, là cơ sở để đánh giá chất lượng khoản vay cho doanh nghiệp, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cho vay.