Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần nam tiến (Trang 78 - 79)

CHƢƠNG 3 : HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TY CP NAM TIẾN

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty CP Nam Tiến

4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty CP Nam Tiến còn thấp, ban lãnh đạo công ty nên thực hiện một số giải pháp sau để cải thiện.

Công ty nên xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ một cách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong qúa trình sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý TSCĐ phải đi kèm với việc thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế của các bộ phận. Khi đƣa TSCĐ vào sử dụng, công ty cần lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tƣ ứng trƣớc vào TSCĐ. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty tập trung vốn nhanh để đầu tƣ đổi mới TSCĐ.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đòi hỏi công ty phải sử dụng máy móc thiết bị hết công suất, duy trì đƣợc năng lực sản xuất và kéo dài thời gian hoạt động. Vì vậy, Công ty phải lập ra kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý dựa trên kế hoạch hoạt động kinh doanh và thực trạng tài sản của Công ty.

Phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhƣợng bán, đang cho thuê, cho mƣợn, TSCĐ đi thuê, đi mƣợn. Cách phân loại này là hết sức cần thiết để công ty theo dõi đƣợc tình trạng tài sản một cách thƣờng xuyên, có hệ thống từ đó Công ty có thể đƣa ra các quyết định thanh lý, nhƣợng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đƣa phƣơng tiện, máy móc thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tƣ mới TSCĐ.

Đối với các công trình xây dựng cơ bản dở dang, Công ty cần có biện pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng hoàn thành, đƣa công trình vào sử dụng.

Đối với hoạt động đầu tƣ mua sắm đổi mới TSCĐ, Công ty cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng số lƣợng, chất lƣợng và tính đồng bộ của TSCĐ, từ đó xác định đƣợc nhu cầu về số lƣợng, năng lực và tính đồng bộ của TSCĐ trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở kết hợp của kết quả phân tích và dự báo khả năng vốn của Công ty, Công ty cần tiến hành xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ TSCĐ. Chiến lƣợc đầu tƣ ngoài việc xác định số lƣợng TSCĐ cần mua sắm còn phải xác định đƣợc trình độ công nghệ mà các TSCĐ đó phải đáp ứng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm. Đầu tƣ TSCĐ một cách hợp lý, đúng hƣớng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty đồng thời tăng cƣờng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần nam tiến (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)