Truyền dẫn Ethernet SONET/SDH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ MANEthernet (Trang 26 - 27)

Hình 1.10 là một ví dụ về việc cung cấp cả dịch vụ kết nối Ethernet và dịch vụ TDM trên cùng một hạ tầng mạng SONET/SDH. Nếu thiết bị SONET/SDH có hỗ trợ VCAT thì giao diện Gigabit Ethernet có thể được truyền tải qua một luồng 21STS-1, giao diện Fast Ethernet có thể truyền tải qua luồng 2STS-1 và giao diện DS3 truyền tải qua luồng 1STS-1. Trong nhiều trường hợp, tốc độ của giao diện Ethernet không nhất thiết phải tương ứng với tốc độ của SONET/SDH. Một giao diện 100Mbps Ethernet có thể được truyền tải qua một, hai hoặc ba luồng STS-1 (50Mbps). Trường hợp này cần có các kỹ thuật hàng đợi, điều chỉnh để giảm thiểu việc mất gói do quá tải gây ra.

Chức năng EOS và VCAT được thực hiện tại điểm đầu vào và đầu ra, không nhất thiết phải thực hiện ở mọi trạm trên đường truyền dẫn. Như trong hình 1.10 thiết bị nối chéo XC thực hiện kết nối hai vòng ring như thông thường. Tuy nhiên để VCAT có thể phát huy hiệu quả thì các thiết bị đều phải hỗ trợ VCAT, nếu không việc tiêt kiệm băng thông sẽ không thực hiện được. Nếu thiết bị trên vòng ring hỗ trợ phân chia kênh mức STS-1 hoặc cao hơn thì kênh nhỏ nhất VCAT hỗ trợ là STS-1. Nếu thiết bị hỗ trợ VCAT tới mức VT 1.5 (T1) thì băng thông cao nhất của STS-1 trên vòng ring vẫn bị lãng phí thậm chí khi CPE được chỉ định là n*VT 1.5 thông qua VCAT. Ví dụ trong hình 1.10, nếu thiết bị ADM 1 và 2 hỗ trợ VCAT tới mức VT 1.5 nhưng thiết bị nối chéo chỉ thực hiện nối chéo ở mức DS3 thì việc tiết kiệm băng thông không được thực hiện.

Cơ chế điều khiển dung lượng kênh (LCAS): VCAT là công cụ hiệu quả trong việc cung cấp cho khách hàng băng thông theo yêu cầu. Tuy nhiên nhu cầu về băng thông

của khách hàng luôn luôn thay đổi. Để tránh tình trạng thêm bớt liên kết liên tục theo nhu cầu của khách hàng người ta sử dụng LCAS. LCAS là một giao thức cho phép thay đổi kích cỡ kênh bất kỳ lúc nào. LCAS cũng được sử dụng để kiểm tra tính kết nối của đường truyền để thêm hoặc bỏ đường truyền mà không cần phải phá vỡ hoạt động. Sử dụng kết hợpEOS với LCAS, VCAT có thể đạt hiệu quả cao khi triển khai dịch vụ Ethernet qua SONET/SDH

1.2.2 Resilient Packet Ring (RPR)

RPR là một giao thức lớp MAC được thiết kế để tối ưu quản lý băng thông và dễ dàng triển khai dịch vụ dữ liệu trên một mạng ring. RPR được khởi nguồn từ khi Cisco sử dụng công nghệ DPT để tối ưu quản lý và phục hồi băng thông cho các mạng ring. Sau đó DPT được nhóm IEEE 802.17 nghiên cứu và đưa ra chuẩn RPR. RPR là giao thức lớp MAC vận hành ở lớp 2 của mô hình OSI, nó không nhận biết lớp 1 nên độc lập với truyền dẫn nên có thể làm việc với WDM, SDH hay truyền dẫn dựa trên Ethernet (sử dụng GBIC - Gigabit Interface Converter). Ngoài ra, RPR đi từ thiết bị đa lớp đến dịch vụ mạng thông minh lớp 3 như MPLS. MPLS kết hợp thiết bị rìa mạng IP lớp 3 với thiết bị lớp 2 như ATM, Frame Relay. Sự kết hợp độ tin cậy và khả năng phục hồi của RPR với ưu điểm quản lý lưu lượng và khả năng mở rộng của MPLS VPN và MPLS-TE được xem là giải pháp xây dựng MAN trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ MANEthernet (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w