Thuộc tính màu của khung dịch vụ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ MANEthernet (Trang 49 - 51)

CIR là tốc độ trung bình lớn nhất mà các khung dịch vụ được chuyển đi thỏa mãn các mục tiêu về trễ, suy hao… CIR là tốc độ trung bình bởi vì toàn bộ các khung dịch vụ được phát đi với tốc độ của UNI (ví dụ 10Mbps) chứ không phải tại tốc độ CIR (giả sử 2Mbps). CBS là kích thước lớn nhất của khung dịch vụ có thể được gửi đi và thỏa mãn CIR. Các khung dịch vụ phát đi với tốc độ trung bình lớn hơn CIR hoặc kích

thước lớn hơn CBS sẽ không thỏa mãn CIR và có thể bị hủy bỏ hoặc đánh dấu màu vàng tùy thuộc vào các khung dịch vụ đó có thỏa mãn EIR hay không. CIR có thể nhỏ hơn hoặc bằng với tốc độ của UNI. Nếu có nhiều thuộc tính băng thông được áp dụng tại cùng một UNI thì tổng của các CIR phải nhỏ hơn hoặc bằng với tốc độ của UNI. Trường hợp CIR bằng không có nghĩa là dịch vụ được cung cấp không có cam kết về hiệu năng hay nói khác dịch vụ được cung cấp với nỗ lực tối đa.

EIR là tốc độ lớn nhất lớn hơn hoặc bằng với CIR tại đó các khung được chuyển đi không có mục tiêu về hiệu năng. Cũng tương tự như CIR thì EIR cũng chỉ là tốc độ trung bình vì các khung phát đi với tốc độ của UNI. EBS là kích thước lớn nhất mà khung dịch vụ có thể được gửi đi và không hỏa mãn EIR. Các khung dịch vụ với tốc độ trung bình lớn hơn EIR hoặc kích thước lớn hơn EBS được coi là không thỏa mãn EIR và có thể bị loại bỏ hoặc đánh dấu mà đỏ tùy thuộc vào dịch vụ đang được cung cấp. EIR nhỏ hơn hoặc bằng với tốc độ UNI. Khi EIR khác không, EIR lớn hơn hoặc bằng CIR.

MEF mới chỉ đưa ra khái niệm trên lý thuyết chứ chưa thực hiện trên các thiết bị của các hãng khác nhau. Trên thực tế có rất nhiều thiết bị phần cứng của các hãng khác nhau với các dịch vụ mạng lớp 2 cho tới các đường điểm - điểm đơn giản. Sự phức tạp càng trở thành vấn đề lớn khi dịch vụ được thực hiện trên nhiều nhà mạng khác nhau. Vì thế các nhà cung cấp dịch vụ phải thực hiện kiểm tra thuộc tính băng thông để đưa ra các cam kết về cấp độ dịch vụ (SLA) cho khách hàng.

2.3.3 Các tham số hiệu năng

MEF đã định nghĩa các tham số để đánh giá hiệu năng chất lượng dịch vụ. Bao gồm bốn tham số là độ khả dụng, trễ khung, Jitter và tỉ lệ mất khung

- Độ khả dụng: Độ khả dụng được diễn tả thông qua một số thuộc tính dịch vụ như sau:

 Thời gian kích hoạt dịch vụ tại UNI: là thời gian tính từ lúc bắt đầu có yêu cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới lúc được đáp ứng đưa vào sử dụng dịch vụ đó. Thời gian kích hoạt dịch vụ Ethernet trung bình chỉ mất vài giờ, ngắn hơn rất nhiều so với vài ngày hoặc vài tháng với các dịch vụ truyền thống khác.

 Thời gian trung bình để phục hồi UNI: Là thời gian trôi qua tính từ lúc UNI không hoạt động (có thể do sự cố xảy ra) tới lúc được phục hồi và trở lại hoạt động bình thường.

 Thời gian kích hoạt dịch vụ trên EVC: Là thời gian tính từ lúc bắt đầu có yêu cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới lúc dịch vụ được kích hoạt và đưa vào sử dụng. Hay cụ thể hơn, khoảng thời gian này được tính từ lúc bắt đầu có yêu cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới khi tất cả các UNI trên EVC đều được kích hoạt. Với một EVC đa điểm, dịch vụ được coi là sẵn sàng được truyền khi mà tất cả các UNI thuộc về EVC đó được kích hoạt và hoạt động. Tất cả các dịch vụ Ethernet đều được cung cấp cho khách hàng thông qua các EVC.

 Thời gian trung bình để phục hồi EVC: Là thời gian trôi qua tính từ lúc mà EVC không hoạt động (có thể do sự cố xảy ra) tới lúc nó được phục hồi và trở lại hoạt động bình thường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ MANEthernet (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w