Mô hình kiến trúc mạng theo phân lớp chức năng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ MANEthernet (Trang 67 - 69)

Lớp tích hợp: Đảm bảo thực hiện chức năng thu gom lưu lượng một cách hiệu

quả từ các thiết truy nhập thuộc lớp mạng truy nhập khách hàng và chuyển chúng đến các thiết bị thuộc lớp dịch vụ. Lớp tích hợp này cần thực hiện chức năng chuyển mạch nội bộ nhằm mục địch giảm thiểu lưu lượng truyền tải lên lớp dịch vụ.

Lớp lõi MAN: Đảm bảo chức năng truyền tải lưu lượng một cách hiệu quả giữa

các thực thể thuộc lớp dịch vụ. Thực thể thuộc lớp mạng lõi cần có áp dụng các kỹ thuật xử lý chuyển gói nhanh và tin cậy, song song với việc áp dụng các kỹ thuật điều khiển lưu lượng tinh tế, kỹ thuật quản lý tắc nghẽn linh hoạt. Mặc dù các thực thể mạng lõi không liên quan trực tiếp đến các khách hàng nhưng nó phải thực hiện được chức năng phân biệt hình thái lưu lượng của người sử dụng, tìm kiếm và áp dụng các cơ chế điều khiển truyền tải tương ứng.

Lớp dịch vụ: Thực hiện chức năng điều khiển/ kiến tạo các dịch vụ một cách

các dịch vụ như bức tường lửa, điều khiển các dịch vụ thoại, chuyển đổi các loại hình dịch vụ lớp 2 cũng là những chức năng mà lớp này thực hiện.

Lớp quản lý mạng:Cơ cấu thực hiện được gắn với tất cả các lớp tương ứng với

vai trò, chức năng của từng phân lớp. Lớp quản lý thực hiện chức năng theo dõi kiểm soát và quản lý tình trạng hoạt động, tình trạng cung cấp dịch vụ của mạng. Ngoài ra nó cần phải thực hiện được việc tích hợp quản lý nêu như có yêu cầu phối hợp.

3.2.2 Cấu hình tô-pô mạng

Cấu trúc Ring và Mesh là hai cấu trúc tô-pô ring điển hình cho mạng truyền dẫn quang. Cấu trúc ring tiết kiệm rất nhiều tài nguyên về cáp quang so với cấu trúc Hub- and-Spoke (trong những trường hợp cụ thể số lượng có thể lên tới hàng km cáp quang). Trong trường hợp tài nguyên về mạng cáp quang hiếm hoi thì giải pháp triển khai mạng theo cấu trúc ring có thể nói là lựa chọn duy nhất. Hơn nữa, cấu trúc Ring cho phép giảm thiểu số lượng giao diện trong nút thiết bị để kết nối với các nút mạng khác, chỉ với 2 giao diện kết nối sẽ cho phép nút mạng kết nối với tất cả các nút mạng khác trong toàn mạng.

Mạng MAN Ethernet thực hiện chức năng thu gom lưu lượng và đáp ứng nhu cầu truyền tải lưu lượng cho các thiết bị mạng truy nhập (IP DSLAM, MSAN) và có khả năng cung cấp kết nối truy nhập Ethernet (FE/GE) tới khách hàng.

Sử dụng các thiết bị CES tạo thành mạng chuyển tải Ethernet/IP. Kết nối giữa các thiết bị CES dạng hình sao, ring hoặc đấu nối tiếp, sử dụng các loại cổng kết nối n x 1Gbps hoặc n x 10Gbps.

Mạng MAN-E được tổ chức thành mạng lõi và mạng truy nhập và được thể hiện như hình 3.3 và hình 3.4. Trên hình 3.3 là cấu hình MAN-E quá độ, sử dụng cho các đơn vị có các tuyến cáp quang chưa được triển khai chưa đầy đủ. Trong trường hợp các đơn vị đã triển khai lắp đặt sẵn các tuyến cáp quang thì khi xây dựng cấu hình MAN-E sẽ sử dụng cấu hình mục tiêu. Cấu hình này có ưu điểm là có luôn đảm bảo độ an toàn mạng cao trong trường hợp xảy ra sự cố hỏng node hoặc đứt cáp quang trên tuyến.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ MANEthernet (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w