Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 50 - 51)

2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và điều tra

Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới chung toàn huyện gồm 15 xã, thị trấn và lựa chọn một số xã có tính chất đặc thù để khảo sát điều tra. Điểm đƣợc chọn là địa bàn có tính đặc trƣng và tính đại diện có vùng sinh thái, sự phát triển kinh tế xã hội khác nhau, xã, thị trấn đƣợc chọn là xã, thị trấn điểm của tỉnh, huyện để tập trung đầu tƣ xây dựng.

2.1.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, thông tin

Tổng hợp các số liệu đã đƣợc công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND huyện, các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện và Đảng ủy, UBND các xã. Số liệu đã công bố phải đảm bảo đƣợc độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có căn cứ pháp lý hoặc có cơ sở khoa học. Trong đề tài này, sử dụng số liệu công bố dành cho nghiên cứu các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, hạ tầng, kinh tế - văn hoá - xã hội.

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng hệ thống các phƣơng pháp thống kê để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, các số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố nhƣ: Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Hà Giang, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp, nông thôn, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan Trung ƣơng và các cấp chính quyền ở địa phƣơng nơi nghiên cứu. Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn, mạng Internet,... đƣợc sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu.

Các số liệu sau khi điều tra thu thập đƣợc tiến hành phân tích, xử lý, tổng hợp bằng chƣơng trình Excel, Word.

2.1.3. Phương pháp chuyên gia

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia (là Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, Trƣởng, phó các phòng, ban ngành cấp huyện) về các đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở địa phƣơng trong thời gian tới. Phiếu xin ý kiến các chuyên gia đƣợc phát ra 30 phiếu, nội dung phiếu đƣợc trình bày cụ thể tại Phụ lục 1 và Phụ lục 3.

2.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học

Đây là phƣơng pháp lấy ý kiến của ngƣời dân thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ dân bằng bộ câu hỏi đã đƣợc lập sẵn, từ đó thống nhất các số liệu đã đƣợc thu thập.

Trên cơ sở ba xã đại diện cho các vùng đặc trƣng của huyện Quang Bình, mỗi xã chọn 10 hộ. Mỗi hộ đƣợc phát một bảng hỏi đóng (đƣợc lập sẵn), đại diện chủ hộ trả lời bảng hỏi bằng cách chọn một trong các đáp án đã có sẵn. Từ đó, tổng hợp, tính tỷ lệ % cho từng ý kiến đƣợc chọn.

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)