Quan điểm của Đảng trong việc xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 83 - 84)

Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Điều này đƣợc thể hiện trong văn kiện của các kỳ đại hội:

Đại hội X của Đảng: Nghị quyết Đại hội X đã xác định: “Phải luôn luôn coi

trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn... Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội”.

Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X đã đề ra các giải pháp để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới:

+ Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị.

+ Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, nhất là vùng khó khăn.

+ Đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.

+ Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.

+ Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

+ Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc, phát huy sức của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân.

Thực hiện Nghị quyết trung ƣơng 7 (khóa X), Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 và Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2020.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: Đại hội XI đã thông qua

Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó đã xác định những định hƣớng lớn về phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại là: “Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tàng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lƣợng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới” (Văn kiện Đại hội XI, 2011 tr. 75).

Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã xác định rõ định hƣớng trong xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cƣ. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trƣờng. Triển khai chƣơng trình nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trƣờng thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tƣ vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tƣ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011).

Nhƣ vậy, quan điểm, chủ trƣơng, biện pháp về xây dựng nông thôn mới của Đảng ta ngày càng hoàn chỉnh và thống nhất chỉ đạo trên phạm vi toàn quốc.

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)