Đvt: Tấn
Địa phương Năm
2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Sơ bộ) TTBQ (%) Hạ Long 1.500 2.100 2.100 2.100 2.100 2.100 1.997 4,9 Cẩm phả 1.400 1.900 2.300 2.400 2.600 2.700 2.966 13,3 Uông Bí 900 1.300 1.300 900 800 900 857 -0,8 Móng Cái 3.700 4.100 4.300 4.500 5.000 5.600 5.928 8,2 Quảng Yên 10.000 10.700 11.100 11.100 11.500 11.600 11.952 3 Đông Triều 100 200 100 100 500 800 841 42,6 Hải Hà 7.200 7.900 8.500 9.500 8.600 8.600 8.655 3,1 Đầm Hà 2.000 2.200 2.500 2.800 3.200 3.500 3.268 8,5
Địa phương Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Sơ bộ) TTBQ (%) Hoành Bồ 100 100 100 200 300 300 382 25 Ba Chẽ 0 0 0 0 0 0 0 0 Tiên yên 1.700 1.800 1.900 2.000 2.200 2.300 2.383 5,8 Vân Đồn 9.800 10.600 12.000 13.200 14.600 12.000 12.214 3,7 Cô Tô 10.100 8.500 7.200 7.100 5.400 4.300 4.650 -12,1 Bình Liêu 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 48.500 51.400 53.400 55.900 56.800 54.700 56.093 2,5
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh)
Qua bảng 3.10 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2008-2014: Mức độ tăng giảm sản lượng khai thác không đồng đều giữa các địa phương: Đông Triều có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm nhanh nhất, Cô Tô và Uông Bí có sản lượng giảm. Cơ cấu sản lượng khai thác của tỉnh chủ yếu tập trung ở Vân Đồn, Quảng Yên, Hải Hà. Một số địa phương khác như Uông Bí, Đông Triều, Hoành Bồ có sản lượng chiếm tỷ trọng nhỏ. Cơ cấu sản lượng khai thác theo địa phương năm 2014 như sau
Hình 3. 14Cơ cấu SLKT theo địa phương năm 2014 (sơ bộ)
Biến động sản lượng khai thác theo nhóm công suất Tx Quảng Yên đến Bảng PL3.13 Biến động sản lượng khai thác thủy sản theo loại thủy sản.
* Hiện trạng khai thác thủy sản nội địa
Sản lượng khai thác thủy sản nội địa chiếm một phần rất nhỏ trong sản lượng khai thác chung của tỉnh, trung bình sản lượng hàng năm khoảng 1.200 – 1.400 tấn.
Nghề nghiệp khai thác nội địa tập trung tại các con sông, hồ chính của tỉnh, với các nghề chính như lưới rê, câu, lưới bén … Sản phẩm khai thác nội đồng chủ yếu phục vụ cho gia đình, chỉ một số ít được đem bán. Do nguồn lợi thủy sản nội địa đang ngày càng giảm sút, nên sản lượng và năng suất khai thác nội địa thường không cao.
Hiện nay, số lượng tàu không lắp máy và số tàu công suất dưới 20 CV khai thác nội địa rất khó kiểm soát và quản lý, phần lớn các phương tiện này đánh bắt nhỏ lẻ, khai thác quanh năm. Sản lượng không cao, phương thức khai thác không hợp lý đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững của nguồn lợi thủy sản nội địa. Vì vậy cần tăng cường công tác giám sát các hoạt động khai thác, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái.
3.2.1.3. Công nghệ trong khai thác thủy sản
Trong những năm qua, ngoài việc cải tiến các loại nghề truyền thống như lưới kéo, lưới rê, việc du nhập một số nghề khai thác thủy sản khác cũng đã được thực hiện như câu vàng, câu cá rạn của Hồng Kông, chụp mực kết hợp ánh sáng (Trung Quốc), nghề lưới kéo mắt to từ Trung Quốc, rê 3 lớp khai thác mực nang (Trung Quốc) đã đem lại hiệu quả khai thác cao hơn. Các trang thiết bị hiện đại như máy thông tin, định vị, ra đa, dò cá... đã được đầu tư trang bị trên các tàu cá xa bờ.
Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ khai thác của tỉnh đã có những bước phát triển khá tốt. Năm 2010 thực hiện mô hình ứng dụng máy dò ngang (Sonar) trên tàu chài chụp kết hợp ánh sáng khai thác thủy sản tại vùng biển xa bờ. Năm 2012 thực hiện dự án Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ khai thác thủy sản có chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu, đánh giá tác động của công nghệ khai thác sá sùng, bông thùa du nhập từ
Trung Quốc đến nguồn lợi và môi trường trên vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh .... Việc ứng dụng và tiếp nhận công nghệ khai thác thủy sản có tính chọn lọc thân thiện với môi trường để thay thế các nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả đang là hướng đi đúng nhằm khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.
Công nghệ bảo quản sau thu hoạch vẫn còn lạc hậu, tổn thất sau thu hoạch trong khai thác vẫn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận và chuyển giao 2 công nghệ khai thác từ Viện Khoa học công nghệ Khai thác thủy sản Đại học Nha Trang cho các Nghiệp đoàn nghề cá của tỉnh: Công nghệ câu vàng mực và công nghệ sử dụng lồng bẫy cải tiến để khai thác thủy sản. Hai công nghệ đã chuyển giao thành công và các chủ mô hình đang khai thác có hiệu quả.
Phương thức bảo quản sản phẩm sau khai thác phổ biến là dùng đá xay, bảo quản sống, phơi khô, ướp muối truyền thống (dùng muối nay đã ít đi nhiều). Thời gian bảo quản không được lâu cho nên chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng, sản lượng hao hụt. Năm 2010, tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng mô sử dụng Polyurethane để làm hầm bảo quản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch nâng cao giá trị sản phẩm rất có hiệu quả. Hiện nay chưa có tàu nào sử dụng công nghệ cấp đông ngay trên tàu. Bên cạnh đó sự hiểu biết của ngư dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sơ chế và bảo quản sản phẩm khai thác còn rất hạn chế; tình trạng một số ngư dân sử dụng đạm urê, hóa chất để bảo quản sản phẩm đánh bắt còn diễn ra, việc này đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và xuất khẩu; do vậy, việc tăng cường quản lý, kiểm soát qui trình bảo quản, xử lý nguyên liệu trên tàu của ngư dân là hết sức cần thiết.
Các thiết bị phục vụ trên tàu đã được trang bị hầu hết trên các tàu đánh bắt xa bờ tuỳ theo từng nghề, tuy nhiên các thiết bị khai thác như tời thu thả lưới, máy lái tự động được sản xuất thủ công nên tuổi thọ thấp và hiệu quả không cao. Các thiết bị khai thác hiện đại, thiết bị an toàn hàng hải còn thiếu dẫn đến nguy cơ mất an toàn cao; các tiêu chuẩn, qui định về ngư cụ, trang thiết bị an toàn tàu cá chưa phù hợp với thực tế nghề cá hiện nay.
3.2.1.4. Biến động tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá trên biển
Đến cuối năm 2014, Quảng Ninh có 7 tổ đội sản xuất với 94 tàu tham gia và 299 lao động. Ngoài ra, tỉnh có 10 nghiệp đoàn nghề cá với 135 tàu tham gia và 748 lao động. Các nghiệp đoàn nghề cá hoạt động chủ yếu với các nghề như chài chụp, câu khơi, lưới rê, dịch vụ.
Việc thành lập các tổ đội sản xuất và nghiệp đoàn nghề cá giúp các chủ tàu nắm rõ đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và tạo điều kiện để ngư dân hỗ trợ nhau khi gặp tàu lạ hoặc gặp sự cố trên biển trong quá trình sản xuất, vươn khơi bám biển. Tuy nhiên mô hình tổ đội, nghiệp đoàn chưa thực sự phát huy được hết vai trò, việc tổ chức, duy trì hoạt động gặp nhiều khó khăn, mang nặng tính tự phát do hiện nay nhà nước chưa có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về quy chế hoạt động, cách thức tổ chức cũng như cơ chế hỗ trợ kinh phí.
3.2.1.5. Đầu tư trong khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi * Cảng cá, bến cá * Cảng cá, bến cá
Theo Quy hoạch được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 tỉnh Quảng Ninh có 3 cảng cá và 9 bến cá. Tuy nhiên đến nay tại tỉnh Quảng Ninh, các cảng cá, bến cá chưa được đầu tư xây dựng mà chủ yếu dựa vào các bến đỗ tàu tự nhiên.
* Khu neo đậu tránh trú gió bão tàu thuyền nghề cá
Theo Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt, tỉnh Quảng Ninh có 8 khu neo đậu. Trong đó 6 khu neo đậu với tổng mức đầu tư 401.729 triệu đồng đang triển khai xây dựng, 2 khu neo đậu Vân Đồn (huyện Vân Đồn) và Cửa Ông (Thành phố Cẩm Phả) chưa có quyết định đầu tư của tỉnh.
Hết năm 2014, chỉ có khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá huyện Cô Tô là đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng, 4/6 khu còn lại đang xây dựng dở dang do thiếu vốn, 1 khu còn lại (Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Thành phố Hạ Long) chưa được cấp vốn để khởi công.
Việc xây dựng các khu neo đậu tránh trú gió bão phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai theo chủ trương của Nhà nước là đúng đắn, cần thiết nhưng tiến độ
triển khai còn chậm. Lượng vốn đầu tư thực hiện thấp so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, hiện vốn đầu tư còn thiếu là 161.777 triệu đồng chiếm 40% tổng mức đầu tư. Kết quả cụ thể: