Đvt: số tàu: chiếc; công suất: CV
Nhóm công suất tàu Danh mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Sơ bộ) TTBQ (%) < 20 Cv Số tàu 8.555 9.075 10.023 7.939 7.939 8.242 7.992 -1,1 Công suất 89.648 91.028 100.521 82.205 81.805 83.221 82.563 -1,4 20 Cv <= Tàu < 50 Cv Số tàu 2.427 2.527 2.654 2.690 2.144 2.172 2.185 -1,7 Công suất 86.799 88.304 88.840 101.611 84.560 84.721 84.990 -0,4 50 Cv <= Tàu < 90 Cv Số tàu 317 313 269 283 269 310 345 1.4 Công suất 19.511 19.456 18.362 18.889 18.178 19.050 20.188 0,6 Tàu >= 90 Số tàu 155 162 168 173 172 204 240 7,6
Nhóm công suất tàu Danh mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Sơ bộ) TTBQ (%) Cv Công suất 46.200 46.750 43.960 34.217 39.918 35.515 48.665 0,9 Tổng Số tàu 11.454 12.077 13.114 11.085 10.524 10.928 10.762 -1 Công suất 242.158 245.538 251.683 236.922 224.461 222.507 236.406 -0,4 Bình quân CV/tàu 21,1 20,3 19,2 21,4 21,3 20,4 22 0,6
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh)
Hình 3. 1 Biến động số lượng, công suất tàu cá Qua Bảng 3.4 và Hình 3.1, trong giai đoạn năm 2008-2014: Qua Bảng 3.4 và Hình 3.1, trong giai đoạn năm 2008-2014:
Số lượng tàu cá tỉnh Quảng Ninh tăng giảm không đều, năm 2008 tổng số lượng tàu cá là 11.454 chiếc nhưng đến năm 2014 số lượng tàu cá giảm xuống còn 10.762 chiếc, giảm bình quân hàng năm là 1%. Trong đó giai đoạn từ năm 2008 – 2010 tổng số lượng tàu cá tăng nhưng trong giai đoạn từ năm 2011-2014 tổng số lượng tàu cá giảm.
Tương ứng như vậy tổng công suất của các tàu tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2010, cụ thể năm 2008 là 242.158 CV và năm 2010 là 251.683 CV. Nhưng giai đoạn 2011-2014 có xu hướng giảm tuy giảm không đáng kể, năm 2011 là 236.922 CV và năm 2014 là 236.406 CV. Tốc độ giảm bình quân hàng năm đạt 0,4%.
Sự biến động về số lượng tàu cá phân theo nhóm công suất được trình bày trong Hình 3.2.
Hình 3. 2 Biến động số lượng tàu cá cơ cấu theo nhóm công suất
- Số lượng tàu cá dưới 20 CV tăng giảm không đều qua các năm, năm 2008 tổng số tàu cá dưới 20 CV toàn tỉnh là 8.555 chiếc, nhưng đến năm 2014 giảm xuống còn 7.992 chiếc, giảm bình quân hàng năm 1,1%. Trong đó giai đoạn năm 2008-2010 số lượng tàu cá dưới 20 CV tăng nhanh từ 8.555 chiếc lên 10.023 chiếc (tăng 1.468 chiếc), nguyên nhân chính làm tăng số lượng tàu cá chủ yếu là do tác động của Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân nên nhiều ngư dân đã đăng ký mới số tàu cá có công suất dưới 20 CV để được hỗ trợ. Trong giai đoạn từ năm 2011-2014 số lượng tàu cá có công suất dưới 20 CV giảm từ 10.023 chiếc năm 2010 xuống còn
7.992 chiếc năm 2014, nguyên nhân chính làm giảm số lượng tàu cá là do đến năm 2011 ngư dân không còn được hỗ trợ theo Quyết định 289/QĐ-TTg, nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ ngày càng suy giảm, một số tàu đã hư hỏng nên đã tiến hành giải bản và không được đầu tư mới.
- Số lượng tàu cá công suất từ 20 CV trở lên đến dưới 50 CV giảm không đáng kể. Năm 2008 là 2.427 chiếc thì năm 2014 số lượng tàu giảm xuống còn 2.185 chiếc, giảm bình quân hàng năm là 1,7%.
- Số lượng tàu cá công suất từ 50 CV trở lên đến dưới 90 CV có xu hướng tăng, năm 2008 số lượng tàu là 317 chiếc nhưng đến năm 2014 tăng lên 345 chiếc, tăng bình quân 1,4%. Như vậy số lượng tàu cá có nhóm công suất từ 50 CV trở lên đến dưới 90 CV có xu hướng tăng so với từ 20 CV trở lên đến dưới 50 CV.
- Số lượng tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên không nhiều và có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây. Cụ thể: năm 2008 là 155 chiếc và đến năm 2014 là 240 chiếc, tăng bình quân hàng năm 7,6%. Nguyên nhân tăng của nhóm tàu này chủ yếu là do nguồn lợi thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng ngày càng cạn kiệt nên ngư dân đã đầu tư đóng mới, hoán cải nâng máy có công suất lớn hơn để vươn khơi khai thác tại vùng biển khơi. Tính đến cuối năm 2014, trong tổng số 240 tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên có 27 chiếc có công suất từ 250 CV trở lên, còn lại là số tàu cá có công suất từ 90 CV đến dưới 250 CV.
Qua những phân tích trên có thể thấy, số lượng tàu cá dưới 20 CV khai thác tại vùng biển ven bờ giảm, số lượng tàu công suất từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác tại vùng lộng giảm, số tàu có công suất từ 90 CV khai thác tại vùng khơi và vùng biển xa tăng. Nguyên nhân tăng giảm số lượng tàu cá chủ yếu là do tác động của chính sách hỗ trợ theo Quyết định 289/QĐ-TTg và do vấn đề về nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng ngày càng giảm nên nhiều ngư dân đã đầu tư công suất lớn, giải bản và không đầu tư lại tàu công suất nhỏ.
- Biến động tổng công suất tàu cá theo nhóm công suất:
+ Tổng công suất nhóm tàu dưới 20 CV giảm dần, năm 2008 tổng công suất là 89.648 CV nhưng đến năm 2014 tổng công suất giảm xuống còn 82.563 CV, giảm bình quân hàng năm 1,4%. Nguyên nhân giảm tổng công suất là do giảm số lượng tàu.
+ Tổng công suất nhóm tàu từ 20 CV đến dưới 50 CV giảm dần, năm 2008 tổng công suất là 86.799 nhưng đến năm 2014 tổng công suất giảm xuống còn 84.990 CV, giảm bình quân hàng năm 0,4%. Nguyên nhân giảm tổng công suất là do giảm số lượng tàu.
+ Tổng công suất nhóm tàu từ 50 CV đến dưới 90 CV tăng dần, năm 2008 tổng công suất là 19.511 CV nhưng đến năm 2014 tổng công suất tăng lên 20.188 CV, tăng bình quân hàng năm 0,6%. Nguyên nhân tăng tổng công suất là do tăng số lượng tàu.
+ Tổng công suất nhóm tàu từ 90 CV trở lên tăng dần, năm 2008 là 46.200 CV đến năm 2014 là 48.665 CV, tăng bình quân hàng năm 0,9%. Nguyên nhân tăng tổng công suất là do tăng số lượng tàu cá đóng mới và cải hoán nâng máy công suất lớn hơn.
Hình 3. 4 Biến động tổng công suất tàu cá cơ cấu theo nhóm công suất
Hình 3. 5 Biến động tổng công suất tàu cá nhóm tàu lớn hơn và bằng 90CV - Biến động bình quân công suất/tàu cá: - Biến động bình quân công suất/tàu cá:
Hình 3. 6 Biến động bình quân công suất/tàu cá tỉnh Quảng Ninh
+ Bình quân công suất/tàu tăng giảm không đều, năm 2008 bình quân công suất đạt 21,1 CV, năm 2014 tăng lên 22 CV, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 0,6%.
Qua phân tích, đánh giá ta thấy cơ cấu tàu cá tỉnh Quảng Ninh đang có chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Số lượng tàu cá có công suất dưới 20 CV và từ 20 CV đến dưới 90 CV giảm, đồng thời số tàu cá công suất từ 90 CV trở lên tăng. Tuy nhiên cơ cấu tàu cá tỉnh Quảng Ninh vẫn đang đứng trước những thách thức lớn do số lượng tàu cá có công suất dưới 20 CV khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ vẫn còn nhiều. Năm 2014 số lượng tàu cá có công suất dưới 20 CV là 7.992 chiếc, chiếm đến 74% tổng số lượng tàu cá. Cơ cấu tàu cá năm 2014 như sau:
Hình 3. 7 Cơ cấu tàu cá năm 2014 tỉnh Quảng Ninh (sơ bộ) * Số lượng, công suất tàu cá theo nghề khai thác
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản của Quảng Ninh được xếp theo 6 họ nghề khai thác chính, gồm: Lưới kéo, họ lưới rê (lưới rê cá dưa, lưới rê sam …); chài chụp; nghề câu, tàu dịch vụ và họ các nghề khác.
Đối với hoạt động khai thác vùng gần bờ là các nghề truyền thống, ít chọn lọc, sản lượng có thành phần lớn các đối tượng còn non nên ảnh hưởng xấu đền nguồn lợi thủy sản. Các nghề khai thác gần bờ gồm: Nghề giã tôm; te xiệp; nghề vó, chụp kết hợp với ánh sáng hoạt động gần bờ; nghề lưới rê, câu và một số nghề khác có số lượng không nhiều và hoạt động không thường xuyên. Giá trị sản lượng không lớn, và thường là nghề làm kiêm của những ngư dân làm nghề khai thác khi không hoạt động.
Hoạt động khai thác thủy sản xa bờ mới phát triển và chỉ tập trung ở một số địa phương có truyền thống như Vân Đồn, Hải Hà, Hạ Long và Quảng Yên. Mùa vụ khai thác phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và chia thành hai vụ. Vụ Bắc thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (trùng với thời gian gió mùa Đông – Bắc) và vụ Nam từ tháng 4 đến tháng 9 năm sau (trùng với thời gian gió mùa
Đông – Nam). Các nghề khai thác gồm chài chụp, lưới kéo, lưới rê, câu khơi và một số nghề khác.