.1 Mối quan hệ giữa sản lượng, trữ lượng và cường lực khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh quảng ninh theo hướng bền vững (Trang 32 - 43)

(a) Mối quan hệ giữa sản lượng và trữ lượng

(b) Mối quan hệ giữa sản lượng và trữ lượng đánh bắt

Hình 1. 1 (a) minh họa sản lượng và trữ lượng có mối liên hệ lẫn nhau như thế nào. Ta thấy khi trữ lượng nhỏ thì sản lượng của cá sẽ cao. Khi cạnh tranh nguồn thức ăn xảy ra, tốc độ gia tăng của sản lượng (độ dốc của đường cong) bắt đầu nhỏ dần và sản lượng đạt cực đại tại SMSY. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng sau đó sẽ bắt đầu âm (tức là đường cong bắt đầu nghiêng dốc xuống) cho đến điểm Scc, nơi mà sản lượng bằng không, nghĩa là tốc độ sinh đẻ và tốc độ tử vong hoàn toàn bằng nhau.

Hình 1. 1 (b) thể hiện nỗ lực đánh bắt và sản lượng, ở đây chúng ta cần lưu ý rằng cường lực đánh bắt và quy mô của trữ lượng có quan hệ nghịch đảo. Khi cường lực đánh bắt tăng lên thì trữ lượng giảm xuống, và ngược lại. Do vậy đường đồ thị tăng trưởng của hình (a), trong hình (b) có thể quay ngược trở lại để phù hợp với mối quan hệ giữa sản lượng và cường lực đánh bắt. Nghĩa là cường lực đánh bắt tăng thì ở giai đoạn đầu sản lượng tăng, đến mức tối ưu EMSY nào đó thì cường lực đánh bắt cân bằng với sản lượng, sau đó là quá trình cường lực đánh bắt tăng thì sản lượng giảm, sản lượng giảm tới 0 khi cường lực đánh bắt là EMAX.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 – 2014

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Tỉnh Quảng Ninh nằm trong giới hạn 20040’ – 21040’ vĩ độ Bắc và 102026’ – 108031’ kinh độ Đông. Phía Đông Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ và phía nam giáp thành phố Hải Phòng. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.102,4 km2 đứng đầu khu vực đồng bằng sông Hồng và chiếm 1,84% diện tích cả nước.

Đến tháng 5/2015, Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 4 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái), 2 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều), 8 huyện và 186 đơn vị hành chính cấp xã gồm 111 xã, 67 phường, 8 thị trấn. Quảng Ninh là tỉnh có số thành phố trực thuộc nhiều nhất nước.

- Đặc điểm địa hình, hệ thống sông suối:

Quảng Ninh là tỉnh với hơn 80% đất đai là đồi núi được phân chia thành 3 miền. Vùng núi miền Đông: từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến thành phố Móng Cái. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507m) và Cao Xiêm (1.330m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngày Chi (1.660m) ở phía bắc huyện Tiên Yên.

Vùng núi miền Tây: từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống phía Bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy núi nối tiếp hơi uốn cong được gọi là cánh cung Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094m) trên đất Hoành Bồ.

Vùng biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên do sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thủy tinh (Quan Lạn – Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng …)

Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh. Các nhánh đa số đều vuông góc với sông chính. Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài của các sông từ 15 – 35km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300km2. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1.500m3/s, chênh nhau 1.000 lần.

- Thời tiết, khí hậu và thủy triều

Nhiệt độ: Khí hậu Quảng Ninh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mùa hè nóng. Các tháng có lượng mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa) và các tháng có lượng mưa ít nhất từ tháng 10 đến tháng 12 (mùa khô). Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động trong khoảng 20 – 270C.

Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.685,4mm và giá trị trung bình tháng cao nhất là tháng 7 với 390,9mm, thấp nhất vào tháng 12 là 28,1mm (tại trạm Bãi Cháy). Số ngày mưa trung bình trong năm là 118,9 ngày. Số ngày mưa cực lớn (trên 300mm/ngày) có xu hướng tăng, nhất là khu vực Quảng Hà (Móng Cái). Tại đây, trung bình mỗi năm xuất hiện một ngày mưa cực lớn vào các tháng mùa mưa.

Bão: Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 10 trong vùng Quảng Ninh thường có lốc, áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ. Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng 7, 8, 9. Các cơn bão này ngoài bị thiệt hại về người, tài sản, ở vùng ven biển còn ành hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Thủy triều khu vực Quảng Ninh thuộc chế độ nhật triều đều, phần lớn các ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có một lần nước lên và một ngày nước xuống.

Số ngày còn lại có hai lần nước lên và xuống trong một ngày. Biên độ triều vùng này thuộc loại lớn nhất nước ta, đạt từ 3,5 – 4,5m vào kỳ nước cường.

- Nguồn lợi thủy sản

Vùng biển Vịnh Bắc Bộ đã phát hiện 960 loài cá thuộc 457 giống, 162 họ. Tuy số loài nhiều nhưng chỉ có khoảng 60 loài có giá trị kinh tế. Ở vùng biển phía Tây Vịnh Bắc Bộ nhóm cá nổi, cá đáy và gần đáy có vị trí quan trọng. Ngoài ra còn có các loài tôm, mực có giá trị kinh tế cao. Kết quả điều tra mới nhất của Viện Nghiên cứu Hải sản bằng lưới kéo đáy có độ mở cao, tại vùng biển xa bờ Vịnh Bắc Bộ đã bắt gặp 166 loài hải sản thuộc 74 họ khác nhau. Trong đó, có 150 loài cá thuộc 66 họ, 3 loài mực ống, 4 loài mực nang, 2 loài bạch tuộc, 2 loài ghẹ, 1 loài tôm mũ ni, 1 loài tôm tít, 2 loài tôm he và 1 loài sam. Tổng trữ lượng cá đáy và cá nổi ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ ước tính khoảng 681.166 tấn. Khả năng khai thác 272.467 tấn. Nguồn lợi mực ở vùng biển xa bờ: Trữ lượng 2.919 tấn. Khả năng khai thác 1.168 tấn. Nguồn lợi tôm vùng biển xa bờ: Trữ lượng 321 tấn. Khả năng khai thác 161 tấn. (Tống Thị Yến, 2014)

- Ngư trường và mùa vụ khai thác

+ Ngư trường vùng biển ven bờ (ngư trường truyền thống): Tập trung từ Mũi Ngọc, Vĩnh Thực, Cái Chiên, Thoi Xanh, Cửa Tiểu, Sậu Đông, Vân Hải, Trà Bản, Vạn Cảnh, Cống Tây, Cống Đông, Đầu Mối, Đầu Bê đến Cát Bà.

+ Ngư trường vùng lộng: Là vùng biển nằm giữa tuyến bờ và tuyến lộng, có diện tích khoảng 5.035 km2, có độ sâu 15 – 40m. Phía Bắc và Tây Bắc là đường tuyến bờ phân chia giữa vùng biển ven bờ và vùng lộng. Phía Đông và Đông Bắc là đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Trung. Phía Nam là đường tuyến lộng phân chia giữa vùng lộng và vùng khơi. Phía Tây Nam là đường ranh giới trên biển giữa Quảng Ninh và Hải Phòng.

Nguồn lợi hải sản: Đa dạng và phong phú, có đủ thành phần loài của nguồn lợi vịnh Bắc Bộ, gồm cá nổi (cá Trích, Nhâm, Nục, Ngừ, Thu …), cá đáy (cá Khế, Đù, Miễn Sành, Hồng, Lượng …), các loài giáp xác, nhuyễn thể (tôm Vỗ, mực Ống, mực Nang). Các loài cá nổi thường tập trung thành đàn nhỏ.

Mùa vụ khai thác: Vụ Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vụ Nam từ tháng 4 đến tháng 10, việc khai thác phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết trên biển. Hoạt động ở ngư trường này chủ yếu là các nghề chài chụp, rê, giã tôm, giã cá, câu vàng, câu tay. Ngoài ra, còn có các nghề khác như đặt bẫy ốc, câu mực nhưng số lượng không lớn.

+ Ngư trường vùng khơi: Là vùng biển được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới đường phân định biên giới trên biển Việt Trung và đến phía nam vịnh Bắc Bộ.

Nguồn lợi hải sản: Đa dạng và phong phú, có đủ thành phần loài của nguồn lợi vịnh Bắc Bộ gồm cá nổi (cá Trích, Nhâm, Nục, Ngừ, Thu …), cá đáy (cá Khế, Đù, Miễn Sành, Hồng, Lượng …), các loài giáp xác, nhuyễn thể (tôm Vỗ, mực Ống, mực Nang). Các loài cá nổi thường tập trung thành đàn.

Mùa vụ khai thác: Vụ Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vụ Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Là ngư trường xa bờ nên việc khai thác phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết trên biển. Hoạt động ở ngư trường này chủ yếu là các nghề chài chụp, rê, giã cá, giã tôm, rê dưa, rê trôi, câu. Ngoài ra, còn có các nghề khác như đặt bẫy ốc, giã tôm, câu mực nhưng số lượng không lớn.

- Khai thác thủy sản nước lợ, ngọt:

Khai thác thủy sản nước lợ, ngọt là các ao hồ, sông suối, đầm phá, cửa sông. Quảng Ninh có mật độ sông suối, hồ nước khá dài. Từ các triền núi của cánh cung Đông Triều – Móng Cái có hàng chục con sông, suối và hơn 52 hồ đập lớn nhỏ khởi nguồn chảy ra biển như sông Ba Chẽ, Tiên Yên, Ka Long … Những hồ đập lớn như Yên Lập, Khe Chè, Khe Châu, Trúc Bài Sơn … Tổng diện tích nước ngọt có khả năng nuôi trồng, khai thác thủy sản khoảng 12.990 ha.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Dân số, cơ cấu dân số 3.1.2.1. Dân số, cơ cấu dân số

Tổng dân số của tỉnh đến cuối năm 2014 là 1.218,9 nghìn người. Trong đó dân số nam chiếm 50,5%, nữ chiếm 49,5%, thành phố chiếm 61,4% và nông thôn chiếm 38,6%. Mật độ dân số trung bình là 199 người/km2. Tuy nhiên, mật độ dân số phân bố không đồng đều giữa các địa phương, mật độ dân số thành phố Hạ Long là

852 người/km2 trong khi đó vùng đồng bằng là 400 - 450 người/km2, vùng núi biên giới và hải đảo là 33 – 185 người/km2.

Nhìn chung, dân số Quảng Ninh không có sự mất cân đối về giới nhưng có sự di dân mạnh từ khu vực nông thôn ra thành thị, điều này chứng tỏ kinh tế tỉnh Quảng Ninh đang có những chuyển biến tích cực, có sức hút rất lớn đối với sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về nguồn nhân lực đối với phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh trong giai đoạn tới, đặc biệt là lao đông khu vực khai thác thủy sản. Dân số của tỉnh phân theo huyện, thị xã, thành phố được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3. 1 Dân số trung bình phân theo huyện, thị xã, thành phố

Đvt: Dân số: nghìn người

Stt Địa phương Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Sơ bộ) 1 Hạ Long 215,8 219 222,2 224,7 226,8 229,3 232 2 Móng Cái 86,3 89 90,1 91 92,3 93,8 96,6 3 Cẩm Phả 172,6 175,9 176,5 179 181,3 183,4 186 4 Uông Bí 105,5 106 107,8 109,4 110,8 111,9 113,3 5 Quảng Yên 131,4 131,5 131,5 131,5 132,8 134 134,2 6 Bình Liêu 27,5 27,7 28,1 28,6 29,1 29,5 29,9 7 Tiên Yên 44 44,6 45,2 45,9 46,7 47,4 48,1 8 Đầm Hà 33,2 33,3 34,1 34,8 35,3 35,9 36,5 9 Hải Hà 52 52,3 52,9 54 55 55,6 56 10 Ba Chẽ 18,8 19 19,3 19,7 20 20,3 20,5 11 Vân Đồn 40,1 40,3 40,8 41,1 41,4 42,1 43 12 Hoành Bồ 46,2 46,2 46,8 47,6 48,4 49,4 50,4 13 Đông Triều 156,7 156,9 158,5 160,5 162,7 164,8 166,8

Stt Địa phương Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Sơ bộ) 14 Cô Tô 5 5 5,1 5,2 5,3 5,5 5,6 Tổng 1.135,1 1.146,6 1.158,8 1.173 1.187,9 1.202,9 1.218,9

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh)

3.1.2.2. Về lao động, cơ cấu lao động

Lao động toàn tỉnh đến cuối năm 2013 là 649.580 người, chiếm 54% tổng số dân. Trong đó lao động khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm 36%, lao động công nghiệp xây dựng chiếm 31%, lao động dịch vụ chiếm 34% tổng lao động toàn tỉnh. Riêng lao động khai thác thủy sản chiếm 13% lao động Nông, lâm và thủy sản và 4,5% lao động toàn tỉnh.

Nhìn chung, cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi lao động khu vực công nghiệp xây dựng, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo. Nếu năm 2008 tỷ lệ % lao động nông, lâm và thủy sản - công nghiệp xây dựng - dịch vụ lần lượt là 44 – 27 – 29 thì năm 2010 là 43,5 – 27,3 – 29,2 năm 2012 là 37,2 – 30,3 – 32,5 và năm 2013 là 36 – 31 – 34. Lao động làm việc trong ngành kinh tế được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3. 2 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Đvt: Người Stt Hạng mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I Số lượng lao động 1 Nông, lâm và thủy sản 265.950 268.000 271.000 245.500 240.580 233.515 Khai thác thủy sản 29.112 29.807 30.887 26.723 30.677 29.544

Stt Hạng mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 xây dựng 3 Dịch vụ 174.830 177.837 181.684 202.400 210.079 217.865 Toàn tỉnh 603.000 613.757 623.084 635.400 646.109 649.580 II Tỷ lệ % 1 Nông, lâm và thủy sản 44 43,7 43,5 38,6 37,2 36 Khai thác thủy sản 4,8 4,9 5 4,2 4,7 4,5 2 Công nghiệp – xây dựng 27 27,3 27,3 29,5 30,3 31 3 Dịch vụ 29 29 29,2 31,9 32,5 34 Toàn tỉnh 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh)

Nhìn chung, nguồn nhân lực lao động của Quảng Ninh khá dồi dào. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông lâm thủy sản trình độ lao động rất thấp, đặc biệt số lượng lao động khai thác thủy sản học hết phổ thông trung học rất thấp, thậm chí mù chữ. Trong khai thác thủy sản, lao động chủ lực là nam, lao động nữ chỉ có ở khâu hậu cần, thu mua và dịch vụ.

3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế

Năm 2013 kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng 7,5% tăng gấp 1,38 lần so với mức tăng trưởng kinh tế cả nước. Trong đó, ngành nông lâm thủy sản tăng trưởng 4,82%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 5,7%, ngành dịch vụ tăng 9,87% so với năm 2012. Bình quân giai đoạn 2008-2013 kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng 8,32%/năm. Trong đó, nông lâm thủy sản tăng trưởng 3,64%/năm, công nghiệp xây dựng tăng trưởng 7,14%/năm, dịch vụ tăng trưởng 10,42%/năm. Thành công trong tăng trưởng kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân trong tỉnh.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản và công nghiệp xây dựng, trong khi đó tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ đồng thời giữ vai trò chủ đạo. Nhìn tổng thể, cơ cấu GDP (Gross Domestic Product) của nông lâm thủy sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ năm 2008 là 6,75% - 52,87% - 40,38%; tương ứng năm 2012 là 5,32% - 50,35% - 44,33% và năm 2013 là 5,18% - 50% - 44,82%.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng khu vực thủy sản và giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp. Nhìn tổng thể, cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản năm 2008 là 70% - 30%; tương ứng năm 2012 là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh quảng ninh theo hướng bền vững (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)