.19 Số tàu bị tai nạn trong hoạt động khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh quảng ninh theo hướng bền vững (Trang 76 - 78)

Stt Danh mục Đvt Năm 2013 Năm 2014 5 tháng 2015

1 Tàu >= 20 CV Tàu 10 2 1

2 Tàu < 20 CV Tàu 2 - 1

Tổng 12 2 2

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh)

3.2.2.4. Số tàu cá tham gia bảo hiểm

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Trong đó quy định hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản có công suất từ 40 CV trở lên và 100% kinh phí bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc trên các tàu cá, tàu dịch vụ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn năm 2008 – 2010.

Từ khi Quyết định này có hiệu lực, số người tham gia bảo hiểm tăng mạnh. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh, giai đoạn năm 2008 - 2010 tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện hỗ trợ bảo hiểm thân tàu cho 113 phương tiện với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng; hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên cho 618 người với số tiền trên 23 triệu đồng. Tuy nhiên khi Quyết định này hết hiệu lực, số tàu cá mua bảo hiểm lại giảm sâu và ngày càng ít dần. Nguyên nhân:

- Khách quan:

Chi phí đi biển tăng: Từ năm 2009 đến nay, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng gặp nhiều khó khăn, giá xăng dầu liên tục tăng cao. Khi giá xăng dầu tăng lên, chi phí đi biển gia tăng trong khi giá cả sản phẩm đầu ra lại trồi sụt bất thường, thì ngư dân buộc phải chấp nhận không tham gia bảo hiểm.

Theo Quyết định số 289/QĐ-TTg chỉ có tàu công suất từ 40 CV trở lên mới được hỗ trợ bảo hiểm, các tàu có công suất nhỏ hơn thì không. Tại thời điểm ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg, ngư dân được hỗ trợ dầu với điều kiện bắt buộc là tàu thuyền đó phải có bảo hiểm nên gia tăng việc mua bảo hiểm. Nhưng khi Quyết định hết hiệu lực, ngư dân cũng “quên” luôn việc mua bảo hiểm.

Thời gian đi biển dài ngày: Đối với tàu đánh bắt xa bờ, thời gian đi biển thường từ 3 tháng trở lên. Khi trở về đất liền, ngư dân phải lo bán cá, lo chuẩn bị đi biển tiếp theo để kịp ra khơi, tiếp tục quay vòng vốn. Trong khi, để mua bảo hiểm lại phải làm nhiều thủ tục, giấy tờ khác như đăng kiểm, chứng thực … nên ngư dân không muốn mua bảo hiểm.

- Từ phía ngư dân: Phần lớn ngư dân sử dụng máy cũ nên mức độ rủi ro cao, các công ty bảo hiểm cũng không dám bán bảo hiểm cho các tàu này. Nhiều chủ tàu coi đóng bảo hiểm như nghĩa vụ đóng ngân sách, chưa nhận thức vai trò của bảo hiểm là dự phòng về tài chính để giúp họ khi rủi ro. Một số ngư dân còn mê tín không tham gia bảo hiểm vì sợ sẽ gặp rủi ro.

- Từ phía Công ty bảo hiểm: Bảo hiểm tàu cá thuộc nhóm rủi ro rất cao do tàu thuyền lênh đênh trên biển, khi gặp sự cố hầu như không để lại hiện trường nên việc xác định trường hợp đó có thuộc phạm vi được hay không được bảo hiểm là rất khó. Bên cạnh đó, hiện trường xảy ra tai nạn ở ngoài khơi, đòi hỏi công ty bảo hiểm và các bên liên quan phải mất nhiều thời gian để kiểm tra, xác nhận và hoàn tất hồ sơ theo quy định nên thời gian thực hiện thủ tục kéo dài, thanh toán tiền bồi thường bị chậm trễ.

Đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân, giải quyết khó khăn trong nghề cá đồng thời tạo niềm tin với ngư dân, trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo Nghị định, ngư dân sẽ được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu khai thác thủy sản xa bờ có công suất máy chính 90 CV trở lên với mức hỗ trợ 100% đối với bảo hiểm thuyền viên, 70% bảo hiểm đối với tàu từ 90 CV đến dưới

400 CV và 90% bảo hiểm đối với tàu từ 400 CV trở lên. Hi vọng chính sách ưu đãi này sẽ tháo gỡ khó khăn cho ngư dân trong vấn đề tham gia và thanh toán bảo hiểm.

3.2.3. Tính hợp pháp

3.2.3.1. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị như Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long và các địa phương liên quan tổ chức công tác tuần tra kiểm soát, thanh tra và xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ NLTS.

Giai đoạn từ năm 2008 – 2014, số vụ vi phạm có xu hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước dẫn đến số tiền phạt hành vi vi phạm cũng cao hơn qua từng năm. Cụ thể đã phát hiện và xử lý 2.511 vụ vi phạm, xử phạt với tổng số tiền là 2.618 triệu đồng. Đáng chú ý số vụ vi phạm sử dụng xung điện là 337 vụ (chiếm 13,4%) và số vụ vi phạm khác gồm sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá quá hạn, không có chứng chỉ thuyền trưởng máy trưởng, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân, không có giấy phép khai thác thủy sản, không trang bị thiết bị cứu sinh … là 2.086 vụ (chiếm 83%). Qua đó góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ NLTS. Cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh quảng ninh theo hướng bền vững (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)