III. Một số biện pháp tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử trong giai đoạn lịch sử vn 1954
7. Sử dụng tranh ảnh, chân dung nhân vật lịch sử
Theo mục tiêu giáo dục đổi mới hiện nay thì việc tăng cường hệ thống kênh hình, giảm kênh chữ đang là vấn đề được giải quyết mạnh mẽ. Muốn cho HS có được biểu tượng cụ thể, chính xác về nhân vật lịch sử thì bên cạnh kiến thức, ngôn ngữ của GV, việc sử dụng các tranh ảnh, chân dung nhân vật là mét nội dung đóng vai trò quan trọng. Đây là một yếu tố trong hệ thống đồ dùng trực quan dạy học với các phương pháp đổi mới hiện đại. Khi sử dụng tranh ảnh, chân dung của nhân vật lịch sử, GV sử dụng một hệ thống các câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở, trao đổi với HS tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử. Trong giai đoạn lịch sử 1954 - 1975 thì hầu hết các tranh ảnh này nằm ngoài SGK, GV phải tự tìm tòi, sưu tầm trên hệ thống các kênh thông tin hình ảnh.
Ví dô: qua bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GV có thể tạo cho HS về hình ảnh của Người - mét vị cha già đáng kính của dân téc. Vầng trán Người cao rộng, đôi mắt sáng ngời lấp lánh sự tinh anh. Nét cười
của Bác vô cùng hiền hậu như muốn ôm trọn che trở cho dân téc Việt Nam. Qua đó, các em cảm nhận được sâu sắc sự rung động khi nhắc về Bác với lòng kÝnh yêu vô hạn. Từ đó trân trọng nền hòa bình mà Bác và bao chiến sĩ, nhân dân đã đổ máu xương.
Trong khi sử dụng tranh ảnh, chân dung nhân vật GV cần sử dụng khoa học đúng nội dung, đúng thời điểm để không phân tán sự chú ý của HS.
Trên đây là một số biện pháp tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử cho HS trong giai đoạn 1954 - 1975. GV cần căn cứ vào yêu cầu của kiến thức cơ bản, điều kiện thời gian cũng như cơ sở vật chất của trường; trình độ nhận thức, tư duy của HS mà áp dụng cụ thể từng biện pháp tạo biểu tượng nhân vật phù hợp.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử có vai trò to lớn trong qúa trình nhận thức nói chung, nhận thức lịch sử nói riêng. "Việc cung cấp cho HS những sự kiện lịch sử cụ thể sinh động để tạo biểu tượng là bước đầu quan trọng của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nó là những điều kiện cơ bản để hình thành khái niệm lịch sử" [8; 189]. Đồng thời, việc tạo biểu tượng lịch sử có ý nghĩa giáo dục lớn đối với HS vì thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em. Với vai trò, ý nghĩa đó biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng là khâu không thể thiếu trong qúa trình nhận thức lịch sử.
Sử dụng các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giai đoạn 1954 - 1975 giúp cho việc học tập khóa trình này thêm sinh động, hấp dẫn và thu hót HS hơn. Trên cơ sở nội dung nhân vật giai đoạn lịch sử này, chúng tôi nghiên cứu về lý luận và thực tiễn mét số các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật phù hợp với bản chất và hành động của họ. Với mỗi nhóm nhân vật có các biện pháp sử dụng khác nhau. Vì vậy, việc phân loại nhân vật để tạo biểu tượng hợp lý là rất quan trọng. Như sử dụng biện pháp "dùng người để chỉ việc" để khắc họa vai trò, ý nghĩa hoạt động của nhân vật giúp cho HS nhanh chóng hình dung được biểu tượng về họ. Tạo biểu tượng nhân vật bằng cách "lấy việc để nói người" tức là thông qua hành động điển hình nhất của nhân vật để tạo biểu tượng về nhân vật đó. Mặt khác, mỗi nhân vật lịch sử đều sống và hoạt động trong một thời đại lịch sử nhất định nên chúng ta phải đặt họ trong mối quan hệ với không gian, thời gian và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Kết hợp với việc sử dụng các biện pháp miêu tả, nêu đặc điểm, dùng tranh ảnh, chân dung nhân vật và các tài liệu liên quan đến nhân vật chúng ta tiến hành tạo biểu tượng sinh động về một loạt các nhân vật trong giai đoạn lịch sử này.
Tóm lại, không thể phủ nhận vai trò của tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, ở trường phổ thông hiện nay một bộ phận giáo viên và HS chưa tiến hành nó một cách thường xuyên, nên yêu cầu cần thiết là GV phải luôn luôn trau dồi kiến thức lịch sử sâu sắc, đặc biệt là kiến thức nhân vật để thực hiện tạo biểu tượng về họ. Từ đó, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Côi - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử
THCS - Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, H, 2007.
2. Nguyễn Thị Côi - Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT, tập 1, Lịch sử Việt Nam, Nxb ĐHQGHN, 2000.
3. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) - Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm
môn Lịch sử, ĐHQGHN, ĐHSPHN, 1995.
4. Hồ Ngọc Đại - Tâm lý dạy học, Nxb Giáo dục, 1983.
5. Lê Mậu Hãn - Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục, H, 2000.
6. Lênin toàn tập, tập 1.
7. Đinh Xuân Lâm, Đỗ Quang Hưng - Danh nhân lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục, 1992.
8. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb ĐHSP, tập 1, H, 2002.
9. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Phương pháp luận sử học, Nxb ĐHSP, 2003.
10. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb ĐHQGHN, 2000.
11. Trần Huy Liệu - Anh hùng tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng, Tạp chí NCLS, sè 96/1967.
12. N. Dairi - Chuẩn bị giê học lịch sử như thế nào, Nxb Giáo dục, H, 1973.
13. Trần Thị Nhung - Một số biện pháp giảng dạy nhân vật trong bộ môn
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1930 ở trường THPT, Luận văn tốt
nghiệp, 2005.
15. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (đồng chủ biên) - Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch
sử, Nxb ĐHQGHN, 2002.
16. Nguyễn Văn Phong - Dạy học các nhân vật lịch sử trong chương
trình lịch sử Việt Nam 1958 - 1930 ở trường phổ thông, Luận án tiến
sĩ, 2006.
17. P.A. Ruđích - Tâm lý học, bản dịch, Nxb Thể dục thể thao, H, 1986. 18. Nguyễn Văn Tài - Về việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử cho học
sinh líp 10 THPT phần lịch sử thế giới cận đại, Luận văn tốt nghiệp,
1996.
19. Sách giáo khoa lịch sử 12 THPT - Ban KHXH&NV, Nxb Giáo dục,
2006.
20. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - cả nước tôn vinh anh, Nxb Văn học, 1995.
21. Nguyễn Văn Trỗi - Người anh hùng làm trấn động địa cầu, Báo Sài
Gòn giải phóng, 1980, sè 673/10.
22. Phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nghiên
cứu lịch sử, số 101, tháng 8/1967.
23. Hồ sơ một thế hệ viết nên huyền thoại, Nxb Trẻ, 2004.
24. Phong trào Phật giáo ở miền Nam (tài liệu tham khảo đặc biệt) Việt