Đặt nhân vật lịch sử trong mối quan hệ với thời gian, không gian

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử việt nam 1954 – 1975 cho học sinh lớp 12 THPT (Trang 34 - 36)

III. Một số biện pháp tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử trong giai đoạn lịch sử vn 1954

3. Đặt nhân vật lịch sử trong mối quan hệ với thời gian, không gian

gian

Con người luôn luôn hoạt động trong một thời gian cụ thể. Nhân vật lịch sử dù có vĩ đại đến đâu thì cũng đều là một sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định. Họ không thể không chịu sự tác động chi phối của thời đại mình sinh sống về tư tưởng và hoạt động. Vì vậy, tạo biểu tượng nhân vật lịch sử phải đặt họ trong bối cảnh họ sống và hoạt động. Làm như vậy sẽ tránh được hiện tượng nhầm lẫn và hiện đại hóa nhân vật lịch sử cho HS; đồng thời giúp HS ghi nhớ và phân biệt chính xác về thời gian nhân vật hoạt động còng như đánh giá đúng vai trò của họ đối với lịch sử. Đây là một biện pháp vận dụng không thể thiếu trong việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử do tính cụ thể của lịch sử chi phối.

Việc tạo biểu tượng nhân vật về thời gian và không gian giúp HS hình thành biểu tượng về nhân vật một cách toàn diện. Hiểu được các đặc điểm về kinh tế - xã hội, truyền thống dân cư, địa lý nơi mà nhân vật hoạt động trong khoảng thời gian nhất định. Hình thành mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử với thời gian và không gian được thể hiện như sau:

- Mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử với không gian:

Đó chính là việc GV nêu lên các đặc điểm về kinh tế - xã hội, địa lý, dân cư nơi nhân vật hoạt động. Có thể đó là mối quan hệ trong một khoảng thời gian có nhiều nhân vật hoạt động ở những không gian khác nhau. Hoặc một nhân vật lịch sử nhưng hoạt động ở nhiều không gian với nhiều việc làm mới tạo nên được biểu tượng hoàn chỉnh.

Ví dô: khi dạy bài 26 "chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968)", GV tạo biểu tượng về hình ảnh các anh hùng diệt Mỹ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ ở cả hai miền: đó là hình ảnh của người con gái trên "vành đai diệt Mỹ" Ngô Thị Tuyết - 11 tuổi đã tham gia vào trung đội du kích hợp pháp Bình Đông (Quảng Ngãi) - mét trung đội thép

đã từng uy hiếp giặc Mỹ rất lớn ở Quảng Ngãi. Bằng trí thông minh, cách đánh tỉa nhanh nhẹn, cô bé 11 tuổi này đã lần lượt đánh hạ gục 4 tên lính Mỹ, được phong danh hiệu "dũng sĩ diệt Mỹ" khi chưa tròn 12 tuổi. Đặc biệt, Ngô Thị Tuyết là người đã có vinh dự được 7 lần gặp Bác Hồ. Đó là hình ảnh của anh hùng Nguyễn Viết Xuân trong trận đánh máy bay phản lực Mỹ bảo vệ con đường phía tây Quảng Bình- con đừng huyết mạch của cuộc kháng chiến. Anh đã hết sức bình tĩnh yêu cầu y tế cắt đứt một phần chân đã bị đạn giặc xuyên nát. Ngay sau đó, anh tiếp tục động viên đồng đội "nhằm thẳng quân thù mà bắn". Anh đã hi sinh nhưng khẩu hiệu đó thì còn mãi với cuộc kháng chiến. Đó còn là hình ảnh chiến đấu và hi sinh anh dũng của rất nhiều các anh hùng dân téc trong cuộc chiếu đấu chống chiên lược chiến tranh tàn ác của đế quốc Mỹ trong những năm 1965-1968.

Như vậy, qua việc tạo biểu tượng về hai nhân vật tiêu biểu Ngô Thị Tuyết và Nguyễn Viết Xuân, mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử với không gian được thể hiện ở việc tạo biểu tượng trong cùng một khoảng thời gian nhưng có nhiều nhân vật. Mỗi trận chiến, mỗi mặt trận có rất nhiều tấm gương chiến đấu và hi sinh dũng cảm.

- Mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử với thời gian:

Mỗi nhân vật lịch sử đều sống ở một thời đại lịch sử nhất định với mốc thời gian xác định về năm sinh, năm mất và thời gian nhân vật đó hoạt động. GV có thể thông qua việc khắc sâu về thời gian diễn ra hoạt động của nhân vật để nói lên mối quan hệ giữa thời gian và hoạt động nhân vật. Mối quan hệ đó được thể hiện có thể là trong một khoảng thời gian có nhiều nhân vật hoạt động, hoặc trong những khoảng thời gian khác nhau, các nhân vật hoạt động với mục đích và tích chất tương tự nhau.

Ví dô: trong phong trào đấu tranh chính trị của các tín đồ Phật giáo chống lại sự đàn áp, kỳ thị tôn giáo của chính quyền Diệm, phản đối sự xâm lược của Mỹ có các tấm gương hi sinh anh dũng biến thân mình thành ngọn đuốc sống, kêu gọi kẻ thù tàn bạo dừng tay giết người: năm 1963, hòa

thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (11/6/1963) trước sự chứng kiến của hàng nghìn các tăng ni, Phật tử cùng nhiều quan sát viên, báo chí quốc tế. Sự kiện này đã gây tác động rất lớn trong phong trào đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là phong trào đấu tranh của các Phật tử, tăng ni. Tiếp đó, ngày 26/1/1965 Đào Thị Yến Phi đã tự thiêu sống thân mình tại Nha Trang với tâm nguyện "cầu cho chính phủ (chính quyền Sài Gòn) phải từ chức, giành lại cho Phật giáo một không khí dễ thở. Cầu nguyện cho quốc thái dân an". Cô nữ sinh 16 tuổi của trường Đăng Khoa này đã gây tiếng vang và ảnh hưởng lớn với những người dân vùng biển Nha Trang về một phí phách anh hùng. Đó còn là hình ảnh nhà giáo yêu nước Phan Thị Mai (Nhất Chi Mai) đã biến thân mình thành ngọn đuốc sống trước sân chùa Tư Nghiêm Sài Gòn nhân ngày Phật đản 8/4 (15/5/1967). Trước đó cô đã để lại mười bức thư cho nhiều giới trong nước, trong đó khích lệ tinh thần đấu tranh vì độc lập dân téc, lên án tội diệt chủng của đế quốc Mỹ và tay sai.

Quá trình hình thành các biểu tượng nhân vật trên còng đồng thời hình thành cho học sinh nhận thấy được mối liên hệ giữa nhân vật với thời gian. Khi nhắc đến sự kiện phong trào đấu tranh của các tăng ni, phật tử phản đối Mỹ-Diệm, học sinh sẽ có biểu tượng về các nhân vật lịch sử này một cách chính xác. Như vậy, tạo biểu tượng lịch sử cụ thể, chân thực về thời gian, không gian nhân vật hoạt động gắn với sự kiện lịch sử quan trọng làm cho nhân vật được đặt trong bối cảnh lịch sử đó hiện lên một cách chân thực và hấp dẫn. Muốn vậy, GV phải đặt nhân vật trong mối tương quan với hệ thống kiến thức lịch sử.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử việt nam 1954 – 1975 cho học sinh lớp 12 THPT (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w