Tổng quan về xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 002 (Trang 41 - 43)

2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Đức giai đoạn 2003-2012

Năm Kim ngạch XK sang Đức (triệu USD) Kim ngạch NK từ Đức (triệu USD) Tổng KN XNK (triệu USD) 2003 855 610 1.465 2004 937,7 613,5 1.551,2 2005 1.085 663 1.999 2006 1.445 914 2.359 2007 1.855 1.308 3.163 2008 2.073 1.480 3.553 2009 1.885 1.587 3.472 2010 2.372 1.742 4.114 2011 3.366 2.198 5.564 2012 4.095 2.377 6.472 Hết tháng 11/2013 4.301 2.434 6.735 Nguồn: Tổng cục thống kê

Đức là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam (sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và Singapore), là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam ở EU, chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trƣờng khác ở châu Âu [36].

Trong 10 năm qua kim ngạch thƣơng mại hai chiều tăng trƣởng liên tục với mức tăng trung bình khoảng 15%/năm. Trong đó, Việt Nam luôn xuất siêu vào Đức với tỷ lệ xuất 2 và nhập 1. Đức đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.

Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức tăng nhanh hơn mức tăng kim ngạch nhập khẩu từ Đức nên Đức trở thành thị trƣờng xuất siêu của Việt Nam.

Trong năm 2003, buôn bán giữa hai nƣớc đạt 1.465 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Việt Nam là 610 triệu USD , trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức cùng kỳ là 855 triệu USD, kim ngạch trao đổi thƣơng mại hai chiều đã tăng gấp 3 lần kể từ giữa những năm 1996.

Sang đến năm 2006 – 2007, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt gần 29%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thị trƣờng này tƣơng đối lớn. Việt Nam xuất khẩu sang Đức gần 2 tỷ USD với khoảng trên 200 nhóm hàng, mặt hàng thông qua xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. Trao đổi thƣơng mại hai nƣớc năm 2009 bị sụt giảm so với năm 2008 do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên mức sụt giảm càng về cuối năm càng ít hơn. Xuất khẩu của Việt Nam sang Đức các tháng đầu năm 2009 giảm 15 – 17%, nhƣng các tháng cuối năm chỉ còn giảm khoảng 9 – 11% [47].

Năm 2010, tổng giá trị trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc đạt 4.114 triệu USD (tăng 18,5% so với năm 2009), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 2.372 triệu USD (tăng 25,8%) và nhập khẩu của Việt Nam từ Đức đạt 1.742 triệu USD (tăng 9,7%). Việt Nam là đối tác thƣơng mại thứ 40/144 nƣớc xuất khẩu hàng hóa vào Đức, xếp hạng 55/144 nƣớc nhập khẩu hàng hóa từ Đức và hạng 47/144 nƣớc đối tác thƣơng mại chính trên kim ngạch hai chiều [48].

Năm 2011, tổng kim ngạch thƣơng mại hai chiều giữa Đức và Việt Nam đạt 5.564 triệu USD, tăng 35,5% so với năm 2010. Việt Nam vẫn tiếp tục xuất siêu sang Đức, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2011 đạt 3.366 triệu USD, tăng 41,9% so với năm 2010 và nhập khẩu của Việt Nam từ Đức đạt 2.198 triệu USD, tăng 26,2%.

Đến năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Đức 4.095 triệu USD, đứng thứ 6 trong các nƣớc và vùng lãnh thổ nhập khẩu từ Việt Nam; nhập khẩu từ Đức 2.377 triệu USD, đứng thứ 9 trong các nƣớc và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu [49].

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng

Là nƣớc phụ thuộc nhiều vào ngoại thƣơng nên Đức đồng thời cũng nhập khẩu nhiều loại hàng hóa, hiện Đức là nƣớc nhập khẩu nhiều hàng hóa thứ 2 thế giới. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phƣơng tiện vận chuyển, hóa chất, thuốc lá, lƣơng thực, đồ uống, kim loại…Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Đức gồm giày dép, dệt may, cà phê, sản phẩm gỗ, thủy hải sản, ba lô, cặp, túi, ví, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, hàng thêu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng gia công, hàng nông sản chƣa qua chế biến hoặc mới sơ chế. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào Đức còn quá nhỏ so với các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…

Trong những năm qua cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Đức nói riêng và EU nói chung đã chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng hàng hóa chất lƣợng cao, giảm tỷ trọng hàng chất lƣợng trung bình, hàng nông sản thô.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 002 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)