1.1. Cơ sở lý luận của xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với phát triển kinh tế Việt
Nam
Nếu nhƣ trƣớc đây, dƣới thời kế hoạch hóa tập trung nền kinh tế Việt Nam mang nặng tính tự cung tự cấp, sản xuất bị kìm hãm, nông nghiệp phát triển yếu kém, xuất khẩu nông sản đóng vai trò mờ nhạt trong nền kinh tế quốc dân thì những năm gần đây trƣớc xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, trong bối cảnh đất nƣớc đang thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xuất khẩu nông sản đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong chiến lƣợc phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xuất khẩu nông sản đƣợc coi là xƣơng sống của sự phát triển, góp phần cải thiện vị thế nền kinh tế của đất nƣớc.
Xuất khẩu nông sản là một bộ phận nhỏ của xuất khẩu hàng hóa của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên do sự khác nhau về lợi thế (vốn, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính phủ) mà tỷ trọng xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia là khác nhau. Đối với Việt Nam, xuất khẩu nông sản là nguồn thu rất quan trọng, xuất khẩu nông sản có vai trò cụ thể nhƣ sau:
1.1.3.1. Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước
Xuất khẩu các loại hàng hóa nói chung, xuất khẩu hàng nông sản nói riêng và sự tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là các nƣớc có nền kinh tế mở, phát triển theo hƣớng hƣớng
ra xuất khẩu, thể hiện ở chỗ nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Tổng 2002 206.197 206.182 123.382 535.762 2003 242.126 233.032 138.285 613.443 2004 287.616 271.699 155.992 715.307 2005 348.518 314.708 175.984 839.211 2006 409.603 365.864 198.797 974.264 2007 480.151 430.979 232.586 1.143.715 2008 599.193 555.959 329.886 1.485.038 2009 676.408 635.195 346.786 1.658.389 2010 824.904 748.363 407.647 1.980.914 2011 1.034.057 942.667 558.284 2.535.008 2012 1.199.359 1.112.552 638.773 2.950.684 Nguồn: Tổng cục thống kê
Số liệu trong bảng 1.1 cho thấy nông, lâm, thủy sản vẫn là khu vực đóng vai trò quan trọng trong GDP của Việt Nam.
Vai trò của xuất khẩu đối với tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia có thể thấy rõ qua đồng nhất thức sau:
GDP = C+I+G+(X-N).
Trong đó: C là chi tiêu của các hộ gia đình. I là đầu tƣ của các doanh nghiệp.
G là chi tiêu của Chính phủ. X là xuất khẩu.
N là nhập khẩu.
Khi mà hiệu số (X-N) tăng cao, tức X tăng mạnh thì tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng cao và ngƣợc lại.
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với sự tăng trƣởng kinh tế. Xuất khẩu hàng nông sản càng lớn thì càng làm cho GDP tăng cao, thể hiện đƣợc năng lực cạnh tranh của đất nƣớc về xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng cao sẽ góp phần nâng cao tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế.
1.1.3.2. Tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ
Hàng nông sản xuất khẩu là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam có sự tăng trƣởng liên tục, ổn định qua các năm (bảng 1.2). Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 2,39 tỷ USD (chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu), sang đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 14,99 tỷ USD (chiếm 13,1% tổng kim ngạch xuất khẩu). Tính đến hết tháng 11 năm 2013 kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 12,7 tỷ USD (chiếm 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu). Xuất khẩu nông sản nƣớc ta tăng mạnh nhất là sau khi nƣớc ta gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc tăng cao.
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (2002 – 2012) Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Kim ngạch xuất khẩu nông sản (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 2002 16,5 2,39 14,5 2003 19 2,9 15,2 2004 26 4 15,4 2005 32,5 4,6 14,2 2006 40 5,9 14,8 2007 48,38 6,2 12,85 2008 62,9 8,5 13,5 2009 56,6 8,32 14,7 2010 71,6 9,95 13,8 2011 96,9 13,7 14,1 2012 114,5 14,99 13,1 Hết tháng 11/2013 120,5 12,7 10,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.3.3. Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp
Khi xuất khẩu nông sản tăng, khối lƣợng nông sản đƣợc sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Mặt khác khi xuất khẩu nông sản tăng còn tạo nguồn thu lớn cho ngƣời sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lƣợng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.
1.1.3.4. Giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm
Một trong những đặc điểm rất quan trọng của Việt Nam và một số nƣớc đang phát triển khác là tốc độ tăng lực lƣợng lao động nhanh, từ đó việc làm
luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế. Để giải quyết đƣợc tình trạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một trong những biện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động. Mặt khác, xuất khẩu nông sản tăng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, từ đó lao động bổ sung tăng lên.
Khi ngƣời lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm phấn khởi và ngƣời lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp) sẽ làm việc ngay tại quê hƣơng mình, giảm tải tình trạng di cƣ của lao động ra các khu công nghiệp, thành thị để kiếm việc làm.
1.1.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp
Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, ngƣời lao động, kinh nghiệm sản xuất,… Mỗi quốc gia đều có những cách thức khác nhau trong việc sử dụng các nguồn lực của mình sao cho có hiệu quả nhất và tận dụng hết các lợi thế của vùng. Mỗi vùng khác nhau sẽ có lợi thế về một loại nông sản khác nhau, do đó khi xuất khẩu nông sản tăng lên, thị trƣờng đƣợc mở rộng, sẽ tạo điều kiện cho vùng đó sử dụng nguồn lực của mình đạt hiệu quả cao nhất. Đó cũng là lý do tại sao Việt Nam lại tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của đồng bằng sông Cửu Long, cà phê của các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, vải Lục Ngạn, nhãn lồng Hƣng Yên, bƣởi Diễn,...
1.1.3.6. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng, đƣa thiết bị và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa,
ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, nhằm nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh của nông nghiệp trên thị trƣờng. Vì vậy xuất khẩu nông sản tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, điều đó rất phù hợp với xu hƣớng hội nhập kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, xuất khẩu nông sản còn có vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin cho ngƣời sản xuất, tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữa ngƣời sản xuất và thị trƣờng.
1.1.3.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nhờ những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã có những thay đổi mạnh mẽ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế thế giới là con đƣờng tất yếu đối với Việt Nam.
Để phục vụ cho xuất khẩu, việc tổ chức sản xuất ở mỗi quốc gia đều phải xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng thế giới. Điều này tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bao gồm:
- Xuất khẩu nông sản sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển thuận lợi: đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ cho phép mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện để nhiều ngành nghề mới ra đời, gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Chẳng hạn nhƣ, xuất khẩu gạo sẽ kéo theo sự phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác nhƣ: sản xuất bao bì, chăn nuôi, vận chuyển,…
- Nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp, việc xuất khẩu hàng nông sản sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phát triển, khi mà hàng nông sản xuất khẩu tăng mạnh sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp chế biến, bảo đảm nguồn lƣơng thực,
thực phẩm, cung cấp đủ, kịp thời cho việc xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc. Xã hội càng phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm sẽ tăng cao, khi đó ngành chế biến nông sản thực phẩm có điều kiện để phát triển.
- Thông qua xuất khẩu nông sản, các nhà sản xuất trong nƣớc buộc phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trƣờng thế giới. Để chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất tốt hơn, quản lý và kinh doanh hiệu quả hơn để tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng.