Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu sang thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 002 (Trang 58 - 71)

2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Đức

2.2.3. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu sang thị

giai đoạn 2003 - 2012

Năm Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Tăng trƣởng (%)

2003 356 2004 556 56,18 2005 510 -8,27 2006 757 48,43 2007 1.187 56,80 2008 724 -39,01 2009 796 9,94 2010 942 18,34 2011 1.162 23,35 2012 1.261 8,52 hết tháng 11/2013 1939,5 53,8

Nguồn: Tổng cục hải quan

Giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Đức năm 2008 giảm tới -39,01%. Tuy nhiên từ năm 2009 đến hết tháng 11 năm 2013 kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trƣờng này có sự tăng trƣởng dƣơng trở lại, đƣa giá trị xuất khẩu nông sản đến hết tháng 11 năm 2013 đạt 1939,5 triệu USD.

2.2.3. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu sang thị trƣờng Đức trƣờng Đức

Hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Đức là cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, rau quả. Hiện Đức là thị trƣờng lớn nhất tại châu Âu cho nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam đã trở thành một trong những nguồn cung cấp nhiều sản phẩm thông dụng thiết yếu cho ngƣời tiêu dùng Đức. Tuy nhiên, tại các chuỗi siêu thị của Metro có rất ít các mặt hàng nông sản của Việt Nam nhƣ hoa quả, cà phê,… Điều này

đƣợc cho là có nguyên nhân từ chất lƣợng của sản phẩm Việt. Có lẽ vậy mà hàng hóa Việt Nam muốn xâm nhập vào thị trƣờng Đức thì chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm phải đƣợc đặt lên hàng đầu.

2.2.3.1. Mặt hàng cà phê

Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới sau Brazil về lƣợng cà phê xuất khẩu. Cà phê Việt Nam đã có mặt tại hơn 88 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trƣờng xuất khẩu cà phê của nƣớc ta đƣợc đánh giá về cơ bản là ổn định. Những thị trƣờng xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam là Đức, Mỹ, Nhật, Ý, Bỉ, Hàn Quốc,…

Bảng 2.3: Lƣợng và giá trị cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Đức.

Năm Lƣợng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD)

2005 152,8 188,21 2006 185,4 252,9 2007 239,4 394,1 2008 168,5 324,04 2009 136,3 201,8 2010 151,4 233,01 2011 135,9 296,25 2012 207,9 427,2 hết tháng 11/2013 161,7 323,9

( Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Với dân số hơn 80 triệu ngƣời, hiện CHLB Đức là một trong những đối tác nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam (chiếm 12,3% thị phần). Do điều kiện khí hậu, Đức không sản xuất đƣợc cà phê, cho nên nƣớc này hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu mặt hàng này từ các nƣớc khác, trong đó có Việt Nam.

Lƣợng và giá trị cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Đức từ năm 2005 đến hết tháng 11 năm 2013, thể hiện qua bảng 2.3.

Nhìn chung, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trƣờng Đức với mức tăng giảm không đều, đạt mức kỷ lục vào năm 2007 với 239,4 nghìn tấn và kim ngạch 395,1 triệu USD. Sang đến năm 2008 - 2009, lƣợng cà phê xuất sang Đức giảm vì tại vụ sản xuất năm 2007, do điều kiện thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh nên cà phê nƣớc ta bị mất mùa, sản lƣợng thấp, chất lƣợng không cao; đồng thời do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến sức mua nhiều mặt hàng giảm mạnh, trong đó có cà phê

Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu sang Đức 135,9 nghìn tấn cà phê, tƣơng ứng với 296,25 triệu USD, giảm 10% về lƣợng song lại tăng 27,13% về giá trị, do sự chênh lệch về giá xuất khẩu.

Sang đến năm 2012, xuất khẩu tới Đức tiếp tục đứng vững ở vị trí thứ hai, với khối lƣợng gần 208 nghìn tấn, kim ngạch 427,2 triệu USD, tăng 53% về lƣợng và 44,2% về lƣợng so với năm 2011. Đến hết tháng 11 năm 2013 lƣợng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Đức là 161,7 nghìn tấn đạt giá trị 323,9 triệu USD.

2.2.3.2. Mặt hàng cao su

Cao su là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu thứ 2 sau lúa, đứng trên cà phê và là mặt hàng xuất khẩu thứ 8 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Trong những năm qua, thị trƣờng xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là các nƣớc thuộc khu vực châu Á nhƣ: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc,… và một số nƣớc châu Âu nhƣ: Đức, Tây Ba Nha, Italia,…Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2012, Việt Nam là nƣớc cung ứng đứng thứ 23 về mặt hàng cao su và các sản phẩm bằng cao su sang thị trƣờng Đức, với mức tăng trƣởng là 16%/năm.

Bảng 2.4: Lƣợng và giá trị cao su Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Đức

Năm Lƣợng (tấn) Giá trị (triệu USD)

2006 30.066 58,6 2007 29.423 59,4 2008 24.461 64,1 2009 21.429 38,5 2010 27.848 89,6 2011 29.325 132,5 2012 33.728 103,1 hết tháng 11/2013 27.205 83,9

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

Năm 2007, lƣợng cao su xuất khẩu sang Đức giảm 4,05% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang đến năm 2008, trong tốp 10 thị trƣờng có tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam thì thị trƣờng Đức có tốc độ nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam lớn hơn nhu cầu nhập khẩu cao su từ các thị trƣờng khác. Tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu 2007-2008 cao su thiên nhiên từ thị trƣờng Đức đối với Việt Nam đạt 14,7% và đạt tốc độ tăng trƣởng 7,65% đối với tổng nhập khẩu từ thị trƣờng thế giới.

Năm 2012, do giá xuất khẩu giảm nên xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trƣờng tăng về lƣợng nhƣng giảm về giá trị so với năm 2011. Tại thị trƣờng Đức tăng 15,01% về lƣợng, giảm 22,16% về giá trị. Tính đến hết tháng 11 năm 2013, lƣợng và giá trị cao su Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Đức giảm về cả lƣợng và giá trị.

2.2.3.3. Mặt hàng hạt tiêu

Từ năm 2001 đến nay Việt Nam luôn giữ vị trí số một về xuất khẩu hồ tiêu, bình quân mỗi năm 70.600 tấn, chiếm 31,2% thị trƣờng thế giới [50].

Mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt tại 80 thị trƣờng trên thế giới và Đức là khách hàng nhập khẩu hạt tiêu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Trong những năm qua xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Đức tăng cả về lƣợng và giá trị.

Bảng 2.5: Lƣợng và giá trị hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Đức

Năm Lƣợng (tấn) Giá trị (triệu USD)

2005 6.499 10,1 2006 10.957 19,2 2007 8.544 30,3 2008 6.274 25,8 2009 13.840 38,9 2010 14.835 59,1 2011 10.319 67,1 2012 10.763 80,4 hết tháng 11/2013 10.816 79,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Số liệu trong bảng 2.5 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của nƣớc ta sang thị trƣờng Đức tăng dần qua các năm. Do những biến động của nền kinh tế thế giới, lƣợng xuất khẩu hạt tiêu vào năm 2008 sang Đức thấp hơn so với mọi năm, với 6.274 tấn đạt 25,8 triệu USD. Năm 2009, lƣợng xuất khẩu tăng hơn gấp đôi. Năm 2010, với lƣợng xuất khẩu 14.835 tấn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 29% đạt 59,1 triệu USD . Trong khi tổng nhập khẩu hạt tiêu của nƣớc Đức lại chỉ tăng ở mức 9%. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu đạt 67,1 triệu USD. Năm 2012, nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm tại Đức gia tăng đã tạo sự tăng trƣởng cho các mặt hàng gia vị nói chung và hạt tiêu nói riêng. Các món ăn hàng ngày tại Đức và xu hƣớng

chuộng thức ăn nhanh cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra nhu cầu sử dụng các gia vị cay (tiêu, ớt) ngày càng nhiều. Tính đến hết tháng 11 năm 2013 lƣợng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Đức là 10.816 tấn, trị giá 79,7 triệu USD

2.2.3.4. Mặt hàng hạt điều

Nhiều năm gần đây, hạt điều chế biến là một mặt hàng cao cấp ngày càng đƣợc ƣa chuộng và tiêu thụ mạnh trên thị trƣờng thế giới. Tại các nƣớc và khu vực phát triển nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản,… nhân điều, dầu chế biến từ vỏ hạt điều hay bánh kẹo chế biến từ nhân điều đều đƣợc nhập khẩu mạnh. Xét trên bình diện nhu cầu ngày một tăng mạnh trên thị trƣờng thế giới nên các nƣớc xuất khẩu điều đang ngày càng có đƣợc mức giá cao hơn cho mặt hàng này.

Riêng ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cây điều thực sự đã trở thành cây công nghiệp có giá trị và mang lại nguồn thu ngoại tệ cao trong nhóm các mặt hàng chủ lực nói chung và nông sản Việt Nam nói riêng.

Trong số các nƣớc nhập khẩu điều của Việt Nam, Đức là một trong những thị trƣờng quan trọng. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Đức có tốc độ tăng trƣởng liên tục.

Bảng 2.6: Lƣợng và giá trị hạt điều Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Đức

Năm Lƣợng (tấn) Giá trị (triệu USD)

2009 2.372 11,270

2010 2.680 16,869

2011 2.352 20,519

2012 3.658 27,967

hết tháng 11/2013 3.992 28,095

Qua bảng 2.6 ta thấy, năm 2011 lƣợng điều xuất khẩu sang Đức giảm về lƣợng nhƣng lại tăng về giá trị so với năm 2009 (tăng 78,3%) và năm 2010 (tăng 19,1%). Sang đến năm 2012 và hết tháng 11 năm 2013, lƣợng và giá trị điều đều tăng so với các năm còn lại, điều đó khẳng định hạt điều Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trên thị trƣờng Đức.

2.2.3.5. Mặt hàng rau quả

Việt Nam có ƣu thế về thổ nhƣỡng, thời tiết để phát triển và xuất khẩu rau quả với khối lƣợng lớn, chủng loại đa dạng, phong phú, nhiều loại rau quả nổi tiếng nhƣ nhãn lồng Hƣng Yên, xoài, cam, bƣởi, vải thiều, chuối ngự, thanh long,… Theo đó, kim ngạch xuất rau quả của Việt Nam đã tăng trƣởng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2012 so với năm 1997 đã cao gấp 11,7 lần, bình quân một năm tăng 17,8%; so với năm 2003 đã cao gấp 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 20,7%.

Đức là nƣớc sản xuất trái cây lớn thứ 6 EU nhƣng đồng thời cũng là nƣớc tiêu thụ trái cây lớn nhất EU. Các loại trái cây đƣợc ngƣời tiêu dùng Đức ƣa thích gồm có: táo, chuối, nho, cam, vải, xoài, đào. Thị trƣờng rau và trái cây Đức là thị trƣờng đƣợc đánh giá rất tiềm năng, do dân số đông nhất ở EU cộng thêm những nỗ lực trong việc giảm béo phì, lão hóa của Chính phủ đã khuyến khích ngƣời tiêu dùng tiêu thụ nhiều trái cây, giảm các đồ ăn ngọt khác. Do đó, đây là một trong những thị trƣờng tiềm năng trong việc xuất khẩu rau quả của nƣớc ta.

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trƣờng Đức

Năm Kim ngạch (triệu USD)

2002 1,72 2003 2,68 2004 4,7 2005 4,75 2006 2,95 2007 5,7 2008 5,74 2009 5,7 2010 7,3 2011 9,5 2012 8,8 Hết tháng 11/2013 9,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Qua bảng 2.7 có thể thấy, trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu rau quả của nƣớc ta sang thị trƣờng Đức có sự tăng trƣởng liên tục. Năm 2010, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Đức đạt 7,3 triệu USD, tăng 26,8% so với năm 2009. Năm 2011 xuất khẩu trái cây sang Đức đạt 9,5 triệu USD tăng 23,1% so với năm 2010. Sang đến năm 2012 xuất khẩu rau quả sang thị trƣờng Đức giảm do ảnh hƣởng của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, nguồn cung nội địa tăng, một số mặt hàng rau quả tạm dừng xuất khẩu do chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc vệ sinh an toàn thực phẩm tại thị trƣờng này,… Với kim ngạch 9,4 triệu USD đến hết tháng 11 năm 2013, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trƣờng Đức đã có sự tăng trƣởng trở lại.

2.2.3.6. Mặt hàng chè

Đức là nƣớc nhập khẩu chè lớn thứ hai ở EU và nhập khẩu của nƣớc này đang tăng. Các nƣớc đang phát triển chiếm 86% nhập khẩu chè của Đức, với sản phẩm quan trọng nhất là chè đen. Ngoài ra nhập khẩu chè xanh của Đức cũng tăng mạnh. Đối với Việt Nam, Đức là một trong những thị trƣờng nhập khẩu chè lớn trong liên minh EU.

Bảng 2.8: Lƣợng và giá trị chè Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Đức

Năm Lƣợng (tấn) Giá trị (triệu USD)

2008 3.187 3,9 2009 2.520 3,51 2010 3.222 4,9 2011 3.540 5,56 2012 2.987 5,12 hết tháng 11/2013 2.315 4,065

Nguồn: Tổng cục hải quan

Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy, năm 2008, xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đức đạt 3,9 triệu USD, với lƣợng xuất khẩu là 3.187 tấn, so với năm 2007, giá trị xuất khẩu tăng 67,9%. Sang đến năm 2009, lƣợng chè Việt Nam xuất sang Đức giảm 21% về lƣợng và giảm 10% về giá trị so với năm 2008. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu chè đạt 3.222 tấn tƣơng ứng 4,9 triệu USD, tăng 39,65 về giá trị và 27,8% về lƣợng so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu chè của của Việt Nam sang thị trƣờng Đức đạt 5,56 triệu USD, với lƣợng xuất khẩu 3.540 tấn. Bƣớc sang năm 2012, lƣợng và giá trị chè xuất khẩu sang Đức đều giảm so với năm 2011 (giảm 15,6% về lƣợng và 7,9% về giá trị). Đến hết tháng 11 năm 2013, lƣợng và giá trị xuất khẩu chè của Việt

2.2.4. Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩu hàng nông sản sang thị trƣờng Đức

Phần dƣới đây trình bày về các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại thị trƣờng Đức qua một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu sau:

Thứ nhất, với mặt hàng cao su

Hiện nay, châu Á là khu vực sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất, trong đó 3 nƣớc sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất là Thái Lan, Inđônêsia và Malaysia đều nằm ở Đông Nam Á. Đây là 3 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam (Việt Nam đứng thứ 4 thế giới) và có kim ngạch xuất khẩu tăng đều mỗi năm.

Mặt khác, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với 3 nƣớc đứng đầu. Do kiểm soát và ban hành các tiêu chuẩn chất lƣợng một cách chặt chẽ, coi công tác đảm bảo chất lƣợng cao su thiên nhiên là giải pháp tồn tại, phát triển nên sản phẩm cao su thiên nhiên của các nƣớc nhƣ Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia đã chiếm đƣợc thị phần quan trọng tại thị trƣờng Đức.

Bên cạnh đó, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia lại có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu cao su sang Đức hơn Việt Nam do có chủng loại cao su phong phú. Riêng Thái Lan có 10 loại cao su gồm: RSS1, RSS2, RSS3, RSS4, RSS5, STR5L, STR20, LATEX, STR10. Malysia cũng có 6 loại là RSS1, SMRCV, SMRL, SMR5, SMR10, SMR20. Trong khi đó, do cơ cấu sản phẩm cao su Việt Nam vẫn thiên về cao su 3L nên việc tiếp cận vào thị trƣờng tiêu thụ cao su RS của Đức còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng vấn đề chế biến, đa dạng hóa sản phẩm để thâm nhập thị trƣờng này.

Thứ 2, với mặt hàng hạt điều

Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới, Ấn Độ là nƣớc có diện tích cây điều lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về sản lƣợng điều thô và nhân điều chế biến. Đƣợc biết tổng sản lƣợng điều thô thế giới tại thời điểm

(năm 2007) từ 1,575 – 1,600 ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400 – 500 ngàn tấn, chiếm 25 – 30% tổng sản lƣợng. Tiếp theo là Brazin, Việt Nam. Các nƣớc châu Phi nhƣ Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea, Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya – những quốc gia sản xuất điều nổi tiếng; mỗi năm các nƣớc châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 ngàn tấn điều thô vào tổng sản lƣợng điều thế giới .

Trong số những nƣớc sản xuất điều, Ấn Độ, Brazin, Việt Nam là những nƣớc chế biến điều lớn nhất thế giới. Những nƣớc châu Phi chế biến rất ít và hơn 90% lƣợng điều thô của châu Phi đƣợc xuất khẩu sang Ấn Độ. Ngày nay các quốc gia châu Phi đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng năng lực chế biến của mình. Trong số các nƣớc kể trên, Ấn Độ là nƣớc đứng đầu về sản lƣợng chế biến với khoảng 950 ngàn tấn điều mỗi năm, mặc dù quốc gia này chỉ có khả năng tự thỏa mãn khoảng một nửa nhu cầu nguyên liệu. Với năng lực chế biến lớn, Ấn Độ phải nhập khẩu điều thô từ các nƣớc châu Phi và trƣớc kia từ Việt Nam. Việt Nam chế biến đƣợc khoảng 400 ngàn tấn điều thô mỗi năm,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức 002 (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)