PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 88 - 92)

CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển của ngành dệt may nói chung và Công ty Cổ phần may Đáp Cầu nói riêng

Tập đoàn Dệt-May Việt Nam (Vinatex) là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt-May Việt Nam; các đơn vị nghiên cứu đào tạo; và gần 120 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thƣơng mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; hoạt động đầu tƣ tài chính, đầu tƣ vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may... Vinatex là một trong những tập đoàn dệt, may có qui mô và sức cạnh tranh hàng đầu Châu Á.

Hệ thống Siêu thị VINATEX (VINATEX MART) thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Thành lập ngày 10/10/2001. Là chuỗi Siêu thị tổng hợp trong đó ngành hàng dệt may là ngành hàng chủ lực. Với phƣơng châm “Chăm sóc bạn từng đƣờng kim mũi chỉ”, VINATEX MART luôn nổ lực không ngừng, từng bƣớc hoàn thiện mình, luôn quan tâm chăm sóc khách hàng, tạo sự tin tƣởng ủng hộ đối với ngƣời tiêu dùng. Đến đầu năm 2011 đơn vị đã phát triển đƣợc 56 điểm bán hàng có mặt trên 24 tỉnh thành trong nƣớc. Hiện nay, VINATEX MART đang kinh doanh 50.000 mặt hàng do trên 800 nhà cung ứng gồm 5 ngành hàng chính: Dệt may, thực phẩm, hóa phẩm, hàng gia dụng, lƣu niệm và đồ chơi trẻ em. Thƣơng hiệu VINATEX MART đã đƣợc khẳng định trên thƣơng trƣờng và khu vực.

Định hƣớng phát triển đến năm 2015, hệ thống siêu thị VINATEX phát triển mạng lƣới bán lẻ và bán sỉ với 80 cửa hàng, siêu thị, trung tâm thƣơng mại

và có mặt hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc. VINATEX MART phấn đấu trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu ngành dệt may và nằm trong Top 3 của hệ thống bán lẻ Việt Nam.

Chỉ tính riêng số công ty cổ phần may mặc thuộc Vinatex đã lên tới 81 doanh nghiệp. Điều này thể hiện mức độ phân tán của ngành may là rất lớn. Một số doanh nghiệp đã khẳng định đƣợc tên tuổi của mình trên thị trƣờng nhƣ: May Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè, Hanosimex, Sài Gòn 2, May Thành Công, May Phƣơng Đông, May Thăng Long, ....

Hiện tại, Vinatex có quan hệ thƣơng mại với hơn 400 tập đoàn, công ty đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may cả nƣớc. Chiến lƣợc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 là:

- Nâng tỉ lệ nội địa hóa lên 50%;

- Tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trƣờng; - Nâng cao hình ảnh Dệt may Việt Nam.

Đối với ngành may mặc nói riêng, Chính phủ đã có những định hƣớng phát triển quan trọng và chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp đƣa hàng về nông thôn, vùng sâu vùng xa, phát động cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”, ƣu đãi về thuế suất thuế xuất khẩu bằng “0”, ƣu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

Chiến lƣợc phát triển của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu từ nay đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 là:

- Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Tƣ vấn, thiết kế và trình diễn thời trang.

- Tiếp tục thực hiện triệt để hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000.

- Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tƣ các nguồn lực, chú trọng vào việc phát triển yếu tố con ngƣời, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của Công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nƣớc và quốc tế.

- Xây dựng nền tài chính lành mạnh.

- Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ ngƣời lao động.

3.1.2. Sự cần thiết và các yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu

Để hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới đòi hỏi phải có sự hoàn thiện về hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách và các công cụ quản lý, trong đó có công tác phân tích tài chính phải đƣợc đổi mới và hoàn thiện sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng nhƣ các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, bên cạnh những hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp về hành lang pháp lý, cơ chế chính sách … thì bản thân doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến sự phát triển của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Một trong những nội dung quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu quả đó là doanh nghiệp phải thƣờng xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp mình để có thể đƣa ra các thông tin đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, khả năng rủi ro và khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin phân tích tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tƣ mới có những đánh giá một cách khách quan, chính xác, kịp thời về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó mới ra quyết định kinh doanh đúng đắn, hợp lý nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính là yêu cầu quan trọng của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu. Quá trình hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu phân tích tài chính đƣợc trình bày tổng hợp và phản ánh một cách tổng quát, toàn diện về tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn cũng nhƣ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định theo chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam nhƣng không tách rời xu thế và thông lệ quốc tế. Đồng thời các chỉ tiêu phân tích đó phải cung cấp đủ thông tin để đánh giá chính xác tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động cũng nhƣ có thể dự báo về tình hình tài chính trong tƣơng lai.

Thứ hai, thông tin do phân tích tài chính cung cấp phải là căn cứ quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ vào doanh nghiệp của các nhà đầu tƣ khác.

Thứ ba, nội dung, phƣơng pháp phân tích và cách thức trình bày các chỉ tiêu phải có sự thống nhất, liên hệ bổ sung cho nhau nhằm phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Việc lựa chọn thông tin và phƣơng pháp phân tích phải phù hợp với mục đích phân tích đồng thời phù hợp với các điều kiện về con ngƣời và phƣơng tiện vật chất của doanh nghiệp.

Thứ tư, việc hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính phải đảm bảo dễ tính toán, có thể so sánh đƣợc, có hiệu quả và dễ vận dụng.

Để chuẩn bị cho tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế và cạnh tranh thì yêu cầu hoàn thiện công tác phân tích tài chính là một vấn đề rất cấp bách. Muốn đảm bảo hiệu quả của phân tích tài chính thì trƣớc hết Công ty cần xây dựng cho mình một quy trình phân tích thực sự khoa học. Đồng thời để phục vụ tốt hơn nhu cầu tài chính đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn mạnh của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu thì công tác phân tích đƣợc gọi là hoàn thiện phải có đầy đủ các tính chất sau:

- Thông tin sử dụng trong phân tích phải đầy đủ, chính xác. - Phƣơng pháp phân tích khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 88 - 92)