Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 99 - 111)

3.2. GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀ

3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích

Qua nghiên cứu thực trạng tình hình phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu nhận thấy rằng việc phân tích mới chỉ tập trung so sánh một số chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn; khả năng thanh toán; các tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn... song việc phân tích còn sơ sài mới chỉ dừng ở việc mô

tả mà chƣa nêu đƣợc nguyên nhân nên chƣa đủ độ sâu sắc cũng nhƣ tính toàn diện

về tình hình tài chính của Công ty.

Mặt khác một số nội dung chƣa đƣợc đề cập đến trong quá trình phân tích nhƣ phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu về khả năng hoạt động... Do vậy việc đánh giá tình hình tài chính tại Công ty này chƣa đầy đủ và chính xác, Vì vậy cần tiến hành phân tích thêm một số nội dung kết hợp với phân tích các chỉ tiêu một cách kỹ lƣỡng hơn để có cơ sở đƣa ra các dự báo tài chính, các nội dung đó bao gồm:

3.2.3.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Vấn đề đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đang là bài toán đặt ra đối với các công ty nói chung và Công ty Cổ phần may Đáp Cầu nói riêng. Vì vậy nội dung phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cần đƣợc đánh giá đúng mức, đầy đủ các chỉ tiêu, phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm của từng loại nguồn vốn làm cơ sở định hƣớng cho việc tổ chức, khai thác, huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý.

Để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty

Cổ phần may Đáp Cầu nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu để việc phân tích cụ thể và

chính xác hơn nhƣ hệ số tài trợ thƣờng xuyên, hệ số tài trợ tạm thời, hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thƣờng xuyên.

Bảng 3.4: Bảng phân tích hệ số tài trợ thƣờng xuyên và hệ số tài trợ tạm thời

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

1. Nợ ngắn hạn 85.600.602.751 121.052.970.974

2. Nợ dài hạn 11.411.000.508 12.318.989.376

3. Nguồn vốn chủ sở hữu 30.204.896.735 25.266.029.193

4. Nguồn tài trợ thƣờng xuyên 41.615.897.243 37.585.018.569

5. Nguồn tài trợ tạm thời 85.600.602.751 121.052.970.974

6. Tổng số nguồn vốn 127.216.499.994 158.637.989.543

7. Hệ số tài trợ thƣờng xuyên 0,33 0,24

8. Hệ số tài trợ tạm thời 0,67 0,76

(Nguồn: BCTC năm 2010, 2011 của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu)

Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy, hệ số tài trợ thƣờng xuyên năm 2011 giảm so với năm 2010 là 0,09 lần. Ngƣợc lại, hệ số tài trợ tạm thời năm 2011 lại có xu hƣớng tăng so với năm 2010. Từ việc phân tích hệ số tài trợ thƣờng xuyên và hệ số tài trợ

tạm thời, cho thấy: trong tổng nguồn tài trợ tài sản của Công ty thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm ƣu thế.

Bên cạnh đó Công ty cần phân tích thêm mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh để có thể thấy kế hoạch cho tƣơng lai.

Từ bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 3.5. Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

A. Nguồn tài trợ thƣờng xuyên 41.615.897.243 37.585.018.569

B. Nhu cầu về tài sản 127.216.499.994 158.637.989.543

1. Tài sản ngắn hạn 71.764.743.536 109.553.198.169

2. Tài sản dài hạn 55.451.756.458 49.084.791.374

C. Mức độ đảm bảo nguồn vốn -85.600.602.751 -121.052.970.974

(Nguồn: BCTC năm 2010, 2011 của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu)

Nhƣ vậy, cả năm 2011 và năm 2010, Công ty đều không đảm bảo đƣợc nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồn tài trợ thƣờng xuyên của mình. Tuy nhiên, phần còn thiếu Công ty Cổ phần may Đáp Cầu đã đảm bảo bằng nguồn tài trợ tạm thời nhƣ vay ngắn hạn, nợ ngƣời bán, nợ công nhân viên, nợ ngân sách Nhà nƣớc – là tất cả các khoản chiếm dụng hợp pháp.

Nhƣ vậy, Công ty hiện đang thiếu vốn để đầu tƣ, việc này gây khó khăn cho Công ty trong việc tự chủ tài chính, phát triển kinh doanh trong thời gian tới. Vì vậy Công ty cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp nhƣ tăng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho, tăng cƣờng các khoản phải thu. Có nhƣ vậy Công ty mới có thêm vốn trang trải các khoản nợ vay và tăng tính độc lập với chủ nợ.

3.2.3.2. Hoàn thiện phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Qua khảo sát tình hình phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu nhận thấy Công ty này đã tiến hành phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xong mới chỉ dừng ở việc so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu.

Do vậy để bổ sung thông tin về tình hình tài chính thì các công ty này nên so sánh một số các chỉ tiêu (nhƣ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận trƣớc thuế, lợi nhuận sau thuế...) với doanh thu thuần. Thông qua việc so sánh này ngƣời sử dụng thông tin sẽ biết đƣợc hiệu quả kinh doanh trong năm tăng hay giảm so với năm trƣớc.

3.2.3.3. Hoàn thiện phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu hiện nay mới chỉ phân tích các khoản phải thu và khoản phải.

Để hoàn thiện phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, Công ty Cổ phần may Đáp Cầu cần tính toán các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Chỉ tiêu Cách tính Ý nghĩa, tác dụng

Tỷ suất nợ phải thu tổng hợp

Các khoản nợ phải thu

* 100

100 đồng TS thì có bao nhiêu đồng nợ phải thu. Tỷ suất này càng cao càng không tốt.

Tổng tài sản Tỷ suất nợ phải

thu so với khoản phải trả

Tổng các khoản phải thu

*100

Phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng

Tổng các khoản phải trả

Số vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần Phản ánh tốc độ chuyển đổi các

khoản phải thu thành tiền. Hệ số này càng cao thì càng thu hồi các khoản nợ nhanh.

Các khoản phải thu bình quân

Thời gian 1 vòng quay các khoản

phải thu

Số ngày trong kỳ phân tích Phản ánh các khoản phải thu quay 1

vòng thì mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh.

Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải trả

Tổng số tiền hàng mua chịu Phản ánh các khoản phải trả quay

đƣợc bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ thanh toán tiền hàng kịp thời.

Các khoản phải trả bình quân Thời gian 1 vòng

quay các khoản phải trả

Số ngày trong kỳ phân tích Phản ánh các khoản phải trả quay 1

vòng thì mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh. Số vòng quay các khoản phải trả

(Nguồn: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính Nxb Đại học Kinh tế quốc dân )

3.2.3.4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty cổ phần may Đáp Cầu

Đặc điểm của các công ty cổ phần là vốn chủ sở hữu có đặc điểm riêng biệt, đó là vốn điều lệ hay là vốn góp của các cổ đông dƣới hình thức mua cổ phiếu. Vốn điều lệ trong các công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn. Chủ sở hữu của cổ phiếu đƣợc gọi là các cổ đông, vì vậy cổ đông là chủ sở hữu của công ty cổ phần. Do vậy cần phải phân tích thêm một số chỉ tiêu cơ bản mang tính đặc thù trong các công ty cổ phần, đặc biệt là các chỉ tiêu phân tích quy mô và cơ cấu vốn chủ sở hữu và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp của cổ đông trong các công ty cổ phần.

Dƣới đây tác giả đề xuất một số chỉ tiêu đặc thù cần sử dụng trong phân tích tình hình tài chính trong các công ty cổ phần góp phần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu.

a. Chỉ tiêu phân tích tình hình biến động quy mô và cơ cấu vốn chủ sở hữu

Phân tích tình hình biến động về quy mô vốn chủ sở hữu cần tiến hành so sánh (cả số tuyệt đối và số tƣơng đối) số năm nay với số năm trƣớc của từng khoản mục nhằm xác định sự biến động của từng khoản mục đó; so sánh số tổng cộng giữa năm nay với năm trƣớc để đánh giá khái quát sự tăng giảm quy mô vốn chủ sở hữu của Công ty. Trên cơ sở so sánh sẽ xác định đƣợc khoản mục nào có ảnh hƣởng lớn đến sự biến động của vốn chủ sở hữu và nguyên nhân của sự ảnh hƣởng đó. Phân tích sự biến động về quy mô vốn chủ sở hữu qua các năm liên tiếp cũng giúp đánh giá đƣợc xu hƣớng phát triển của nguồn vốn cơ bản nhất trong hoạt động tài chính của Công ty.

Phân tích biến động cơ cấu chủ sở hữu cần so sánh theo chiều dọc (so sánh tỷ trọng) của từng loại vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Từ đó có căn cứ để xác định nguyên nhân làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Để phân tích đƣợc tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu cần tính toán các chỉ tiêu

Bảng 3.7: Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn CSH Chỉ tiêu Cách tính Ý nghĩa, tác dụng Tỷ trọng vốn ĐT trong tổng vốn CSH Vốn ĐT của CSH *100 100 đồng vốn CSH của DN thì có bao nhiêu đồng vốn ĐT của CSH. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ việc huy động vốn góp của cổ đông dƣới hình thức phát hành cổ phiếu càng lớn Vốn chủ sở hữu Tỷ trọng thặng dƣ vốn cổ phần so với vốn CSH Thặng dƣ vốn CP *100

100 đồng nguồn vốn CSH của DN trong kỳ phân tích thì thặng dƣ vốn CP có bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao giá trị thực tế phát hành cổ phiếu của DN càng lớn so với mệnh giá cổ phiếu của vốn góp

Vốn chủ sở hữu Tỷ trọng vốn cổ phiếu ngân quỹ so với vốn CSH Cổ phiếu quỹ *100 100 đồng nguồn vốn CSH của DN vốn cổ phiếu ngân quỹ chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao DN mua lại cổ phiếu mà DN đã phát hành càng nhiều

Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Tài chính doanh nghiệp căn bản lý thuyết bài tập và bài giải Nxb Thống kê)

Tƣơng tự nhƣ trên cần tính toán và phân tích tỷ trọng chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chƣa phân phối trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu của các công ty cổ phần.

Phân tích sự biến động cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu

Bảng 3.8:Phân tích sự biến động quy mô và cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: triệu đồng Vốn chủ sở hữu Năm 2010 Năm 2011 So sánh về quy mô So sánh về cơ cấu (%) Tiền % Tiền % Tiền %

1. Vốn đầu tƣ của chủ SH 15.000 49,99 15.000 59,37 0 0 9,38

2. Thặng dƣ vốn cổ phần 202 0,67 283 1,12 81 40,1 0,45

3. Vốn khác của CSH

4. Cổ phiếu ngân quỹ -271 -0,9 271 100 0,9

5. Chênh lệch đánh giá lại TS

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái -1.637 -6,48 -1.637 -100 -6,48

7. Quỹ đầu tƣ phát triển 4.465 14,88 8.524 33,74 4.059 90,91 18,86

8. Quỹ dự phòng tài chính 2.095 6,98 3.096 12,25 1.001 47,78 5,27

9. Quỹ khác thuộc vốn CSH

10. LNST chƣa phân phối 8.518 28.38 -8.518 -100 -28,38

11. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB

Tổng cộng vốn CSH 30.009 100 25.266 100 -4.743 -15,8 0

(Nguồn: BCTC năm 2010, 2011 của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu)

Qua kết quả phân tích trên bảng 3.8, tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm đi so với năm 2010 là 4.743 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 15,8%. Trong đó nguyên nhân chính của sự giảm quy mô này là do lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối năm 2011 giảm so với năm 2010 là 8.518 triệu đồng tƣơng ứng là 28,38% cùng với đó là do bị lỗ về tỷ giá hối đoái đẫn đến phần chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm 1.637 triệu đồng. Bên cạnh đó là quỹ quỹ đầu tƣ phát triển năm 2011

tăng 4.059 triệu đồng tƣơng ứng 90,91% và quỹ dự phòng tài chính tăng 1.001 triệu đồng, tăng 47,78% so với năm 2010.

Về tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của công ty Cổ phần may Đáp năm 2011 đạt 59,37%, tăng 9,38% so với năm 2010. Điều này có nghĩa là trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp năm 2011 sẽ có 59,37 đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng này tăng do tỷ trọng quỹ đầu tƣ phát triển chiếm trong tổng số vốn chủ sở hữu tăng 18,86%; tỷ trọng quỹ dự phòng tài chính trong tổng số vốn chủ sở hữu tăng 5,27%.

Kết quả phân tích trên chứng tỏ năm 2011 Công ty Cổ phần may Đáp Cầu có sự chủ động về vốn tốt hơn năm 2010, lợi nhuận tăng cao và đƣợc trích lập vào quỹ đầu tƣ phát triển để đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

b. Chỉ tiêu phân tích tình hình biến động quy mô và cơ cấu vốn đầu tư của chủ sở hữu

Tại các công ty cổ phần, vốn đầu tƣ của chủ sở hữu là vốn góp của các cổ đông. Các cổ đông có thể là Nhà nƣớc, cán bộ công nhân viên trong Công ty và các nhà đầu tƣ khác. Phân tích cơ cấu vốn đầu tƣ của chủ sở hữu giúp nhà quản trị thấy rõ bức tranh tài chính của doanh nghiệp, từ đó có giải pháp nhằm tăng cƣờng sức mạnh của doanh nghiệp mình.

Để phân tích tình hình biến động cơ cấu vốn đầu tƣ của chủ sở hữu cần tính toán các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.9: Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu vốn đầu tƣ của CSH Chỉ tiêu Cách tính Ý nghĩa, tác dụng Tỷ trọng vốn ĐT của NN trong tổng vốn ĐT của CSH Vốn đầu tƣ của NN *100 100 đồng vốn ĐT của CSH thì có bao nhiêu đồng vốn ĐT của NN. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Nhà nƣớc nắm giữ vốn trong công ty CP càng cao Vốn đầu tƣ của CSH Tỷ trọng vốn góp của cổ đông trong tổng số vốn đầu tƣ của CSH Vốn góp của cổ đông *100 100 đồng vốn ĐT của CSH thì vốn góp của cổ đông chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn góp của các cổ đông càng lớn. Vốn đầu tƣ của CSH Tỷ trọng của thặng dƣ vốn CP trong tổng số vốn đầu tƣ của CSH Thặng dƣ vốn cổ phần *100 100 đồng vốn ĐT của CSH thì thặng dƣ vốn CP có bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ thặng dƣ vốn CP càng lớn,DN làm ăn có hiệu quả

Vốn đầu tƣ của CSH

Tỷ trọng cổ phiếu ngân quỹ trong tổng số vốn đầu

tƣ của CSH

Cổ phiếu ngân quỹ *100

100 đồng vốn ĐT của CSH thì vốn cổ phiếu ngân quỹ chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao thì DN mua lại cổ phiếu mà DN đã phát hành càng nhiều

Vốn đầu tƣ của CSH

(Nguồn: Tài chính doanh nghiệp căn bản lý thuyết bài tập và bài giải Nxb Thống kê) c.Chỉ tiêu phân tích quy mô và cơ cấu vốn góp cổ phần

Để phân tích tình hình biến động về quy mô vốn góp cổ phần của doanh nghiệp cần so sánh mức biến động giữa số năm nay và năm trƣớc về số lƣợng cổ phiếu (CF) và số vốn góp đƣợc phát hành; số lƣợng cổ phiếu đã đƣợc phát hành và góp vốn đầy đủ, số lƣợng cổ phiếu và số tiền đƣợc mua lại; số lƣợng cổ phiếu và số tiền vốn góp đang lƣu hành.

Nội dung phân tích sự biến động về quy mô vốn góp cổ phần giúp nhà quản trị doanh nghiệp có đƣợc thông tin về nhu cầu tài chính để có biện pháp tối ƣu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu vốn góp cổ phần giúp nhà quản trị doanh nghiệp có biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 99 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)