ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 111 - 116)

THIỆN CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU

Qua quá trình nghiên cứu tình hình phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu, nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn một số hạn chế cần phải đƣợc khắc phục. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó một phần do các nhân tố chủ quan từ phía Công ty, một phần khác do các yếu tố khách quan xuất phát từ phía chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý của Nhà nƣớc. Để các giải pháp đƣợc thực hiện có hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu trên và hoàn

thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu, cần có các điều kiện sau đây:

3.3.1. Về phía Nhà nƣớc

Về phía Nhà nƣớc cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hòa nhập với sự thay đổi đó thì Nhà nƣớc phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tƣơng lai, nhằm phản ánh đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp.

Cùng với đó là vấn đề thông tin kế toán càng đƣợc kiểm toán thì càng đáng tin cậy, do vậy Nhà nƣớc nên có những chính sách về kiểm toán nhƣ khuyến khích hoặc bắt buộc đối với từng loại hình doanh nghiệp. Có những quy định về giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán.

Cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nƣớc nên đƣa ra những mẫu báo cáo tài chính phù hợp với báo cáo của doanh nghiệp nhƣng phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhƣ: Phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành; Trình bày đầy đủ thông tin bắt buộc; Trình bày những thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty; Những thông tin bắt buộc có thể trình bày dƣới dạng chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới.

Việc phân tích tình hình tài chính tại các đơn vị Việt Nam hiện nay vẫn diễn ra khá đơn giản. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính mới chỉ quan tâm đến việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản phục vụ chủ yếu cho công tác quản lý Nhà nƣớc và đƣợc thể hiện ngay trong báo cáo tài chính mà cụ thể là trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần có những chính sách

để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thông qua các qui định bắt buộc phải phân tích theo định kỳ, có kiểm tra, kiểm soát, cơ chế khuyến khích và hỗ trợ tƣ vấn, đào tạo và công bố chỉ tiêu tài chính của các lĩnh vực... Nội dung phân tích tài chính cần đề cập trong công tác quản lý hàng năm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc mà trƣớc hết có thể chú trọng đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc.

3.3.2. Về phía Công ty cổ phần may Đáp Cầu

Cần thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán

mới ban hành, những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và hệ thống pháp luật về kinh tế.

Để có đƣợc những thông tin kế toán có giá trị, thì doanh nghiệp nên có những biện pháp kiểm tra bằng chính nội bộ hoặc kiểm toán. Mặt khác để doanh nghiệp hòa nhập với quá trình phát triển của nền kinh tế, bắt nhịp với sự thay đổi của đất nƣớc, hội nhập cùng kinh tế quốc tế và khu vực, công tác kế toán phải tuân thủ theo chế độ kế toán mới và những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Bên cạnh đó cần chú trọng thực hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, nâng cao trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý. Tất cả các quyết định về kinh doanh, tài chính, quản lý của doanh nghiệp đều từ cán bộ quản lý. Do vậy trình độ, năng lực và đạo đức của họ là quyết định sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động tài chính và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Thứ hai, nâng cao trình độ nhân viên phân tích tài chính. Công việc của các nhân viên phân tích tài chính là rất cần thiết và quan trọng vì các kết quả phân tích do họ cung cấp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đƣa ra quyết định tài chính. Điều đó đòi hỏi nhân viên làm công tác phân tích tài chính phải đọc, học tập, nghiên cứu nhiều để nắm đƣợc các thông tin liên quan, các vấn đề về pháp luật, biến động thị trƣờng, các tình hình hoạt động đƣợc đăng tải trên sách báo, tạp chí tài chính.

Vì vậy với tình hình hiện nay các công ty nên chú trọng các vấn đề nhƣ: Chọn lọc những nhân viên cho bộ phận tài chính phải có trình độ cơ bản về tài

chính và có kinh nghiệm trong công tác tài chính của công ty; Không ngừng đào tạo cán bộ chuyên trách thông qua các khóa tập huấn của Bộ tài chính, trung tâm giáo dục của các trƣờng đại học chuyên ngành; Kịp thời tiếp nhận những thay đổi chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới; Bổ sung kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; Khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nƣớc; Thƣờng xuyên cử nhân viên đi dự hội thảo chuyên ngành; Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học ngắn hạn, dài hạn về kiến thức quản lý và tài chính doanh nghiệp hiện đại; Tin học hóa đội ngũ nhân viên tài chính...

KẾT LUẬN

Hoạt động phân tích tài chính là công cụ đắc lực đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, dự đoán những biến động và phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh đồng thời có những quyết sách kịp thời phù hợp với thị trƣờng và bản thân doanh nghiệp.

Sự thay đổi quản lý tài chính trong mỗi thời kỳ của nền kinh tế dẫn đến hệ thống báo cáo tài chính cần phải tiếp tục đƣợc hoàn thiện là một đòi hỏi khách quan nhằm đáp ứng các yêu cầu phân tích tài chính doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hóa nhằm đổi mới cơ chế quản lý, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, lấy hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu; đồng nghĩa với việc đổi mới tƣ duy, tiếp cận phƣơng pháp và hệ thống phân tích mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy các doanh nghiệp phải thƣờng xuyên tiến hành và không ngừng hoàn thiện phân tích tình hình tài chính để thông tin tài chính luôn kịp thời và chính xác trong việc ra quyết định quản lý sản xuất kinh doanh.

Qua thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng tình hình tài chính,

đề tài “ Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty dệt may – Tình

huống tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu” đã đƣợc hoàn thành và đạt một số kết quả nhƣ sau:

Về mặt lý luận, luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp. Trên cơ sở phản ánh thực trạng tình hình tài chính có những ƣu điểm và hạn chế; từ đó luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính trong Công ty Cổ phần may Đáp Cầu.

Công ty Cổ phần may Đáp Cầu hoạt động theo hình thức cổ phần trong thời gian cũng chƣa phải dài nên những kết quả nghiên cứu mới chỉ là bƣớc đầu, do đó luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, bổ sung ý kiến của thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính

doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Công ty cổ phần may Đáp Cầu (2009 - 2011), Báo cáo tài chính năm 2009, 2010,

2011.

3. Công ty cổ phần may Phƣơng Đông (2011), Báo cáo tài chính năm 2011.

4. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành,

NxbTài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại

học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Phạm Thị Gái (2005), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb

Thống kê.

7. Nguyễn Thu Hằng (2008), Nâng cao chất lượng phân tích tài chính của

Công ty cổ phần CATALAN, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Mai Thị Xuân Liên (2008), Hoàn thiện công tác phân tích tài chính với việc

tăng cường quản lý tài chính tại công ty viễn thông Điện Lực, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Nga (2008), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính với việc

tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản lý thuyết –

Bài tập và bài giải, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè (2011), Báo cáo tài chính 2011.

Website:

12. http://www. dagarco.com.vn 13. http://www. pdg.com.vn 14. http://www. nhabe.com.vn 15. http:// www.vinatex.com

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)