- Chính sách đầu tư
3.2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy hoạch
3.2.3.1. Đơn vị chủ trì thực hiện quy hoạch
UBND Tỉnh đóng vai trò đầu mối quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, đã giao việc cụ thể cho các sở ban ngành phối hợp thực hiện quy hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
3.2.3.2. Các đơn vị phối hợp thực hiện quy hoạch
Thông tin về công tác tổ chức thực hiện quy hoạch của các đơn vị phối hợp tƣơng đối khó tiếp cận, chủ yếu các thông tin có đƣợc là từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng, website của các đơn vị phối hợp thực hiện quy hoạch.
- Văn phòng UBND: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông công bố quy hoạch. Tuy nhiên, quy hoạch vẫn chƣa đƣợc phổ biến, ngƣời dân chƣa nhận thức đúng và đủ tầm quan trọng của quy hoạch NNL cho các KCN trên địa bàn Tỉnh.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ: đã xác định các dự án án kêu gọi FDI, ODA cho phát triển các KCN cũng nhƣ phát triển NNL.
Các dự án FDI bắt đầu đi vào hoạt động đã thu hút một lƣợng lao động lớn vào làm việc trong KCN, số lƣợng lao động trong KCN tăng nhanh trong
giai đoạn 2011-2015 (Bảng 3.2). Đặc điểm của các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài là sử dụng công nghệ thâm dụng lao động cao nhƣ dệt may, bao bì… để tận dụng đƣợc nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Một số dự án đang đƣợc triển khai: Dự án xây dựng KCN Công nghệ cao và trƣờng đào tạo nghề, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài Công ty Vision Land Co., Ltd, Hàn Quốc; Dự án Văn phòng tƣ vấn, tuyển chọn, cung ứng lao động, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ông HO, KUEI-HUA; WANG, YEN-LI; HSIUNG, WEI- SHU, Đài Loan. Dự án Trƣờng dạy nghề kỹ thuật Việt - Đức; Các hoạt động chủ yếu là Hỗ trợ kỹ thuật cho đào tạo giáo viên, chuyên gia tƣ vấn,... (vốn viện trợ không hoàn lại).
- Sở Tài chính: đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để cân đối ngân địa phƣơng, ngân sách trung ƣơng để cân đối các nguồn lực tài chính đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện quy hoạch. Đặc biệt đã đảm bảo nguồn ngân sách đầu tƣ cho “Quỹ hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, nguồn Quỹ đã đƣợc ngân sách tỉnh đầu tƣ 11 tỷ đồng (năm 2011: 3 tỷ, năm 2012: 8 tỷ).
- Sở Lao động Thƣơng binh Xã hội: đã tăng cƣờng công tác dự báo cung cầu lao động. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trƣờng lao động, lao động việc làm, an sinh xã hội... Xây dựng và thực hiện đề án “Quy hoạch và xã hội hóa mạng lƣới dạy nghề”.
Một số chƣơng trình đang đƣợc Sở triển khai:
Chƣơng trình hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các trƣờng dạy nghề trên địa bàn Tỉnh. Năm 2015, chƣơng trình đã hỗ trợ cho 14 cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh xây dựng phòng thí nghiệm, thƣ viện, trang thiết bị nhƣ máy chiếu, điều hòa… tại các phòng học.
Chƣơng trình hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động các KCN trên địa bàn Tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2015, thông qua chƣơng này đã đào tạo cho hơn 2000 lao động trong các KCN, chủ yếu là đào tạo về may mặc, điện, cơ khí...
Bên cạnh đó, Sở đã bố trí 04 cán bộ chuyên trách quản lý công tác đào tạo nghề thuộc phòng Dạy nghề.
- Sở Nội vụ: đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thực hiện Đề án về thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao làm việc lâu dài tại Hà Tĩnh; thực hiện Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 21/6/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút và sử dụng NNL chất lƣợng cao giai đoạn 2011 – 2015.
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: đã phối hợp với Sở Lao động và Thƣơng binh Xã hội thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn đủ năng lực, trình độ chyên môn kỹ thuật làm việc trong các KCN. Hàng nghìn lao động nông thôn đã đƣợc đào nghề thông qua chƣơng trình này.
- Sở Công thƣơng: đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện Đề án về phát triển hoạt động dạy nghề tại doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp KCN. Đề án đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2013, cho đến nay đã mở hơn 10 lớp đào tạo nghề tại các doanh nghiệp KCN trên địa bàn Tỉnh.
- Sở Y tế: đã xây dựng đề án nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ cho tuyến y tế cơ sở trực tiếp chăm sóc sức khỏe lao động làm việc trong các KCN. Thực hiện tốt công tác dân số đối với lao động nữ làm việc trong các KCN. Năm 2015, Sở tổ chức 02 đợt thăm, khám miễn phí sức khỏe sinh sản cho lao động nữ trong các KCN.
- Các cơ quan, báo đài và các tổ chức chính trị xã hội: Tuyên truyền nội dung của quy hoạch và nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt Báo Hà Tĩnh điện tử (baohatinh.vn) cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đã cập nhật tƣơng đối nhanh chóng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển NNL cho các KCN trên địa bàn Tỉnh.
Nhìn chung, các đơn vị phối hợp thực hiện quy hoạch đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch.
3.2.3.3. Các đơn vị trực tiếp thực hiện quy hoạch * Hệ thống các cơ sở đào tạo và dạy nghề
Bảng 3.5: Hệ thống đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2015
STT Cơ sở đào tạo, dạy nghề Tổng số
I Giáo dục chuyên nghiệp 5
1 Đại học 1
2 Cao đẳng 2
3 Trung cấp chuyên nghiệp và tƣơng đƣơng 2
II Đào tạo nghề 23
1 Cao đẳng nghề 2
2 Trung cấp nghề 2
3 Trung tâm dạy nghề 7
4 Trƣờng + doanh nghiệp tham gia dạy nghề 12
Tổng số 28
Nguồn: Sở Lao động thƣơng binh- Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Trong những năm qua, mạng lƣới và quy mô các cơ sở đào tạo nghề đƣợc mở rộng và phân bố khá hợp lý. Toàn tỉnh hiện có 28 cơ sở đào tạo và dạy nghề, trong đó có 05 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, gồm: 01 trƣờng đại học (Đại học Hà Tĩnh), 02 trƣờng cao đẳng và 02 trƣờng trung cấp chuyên
nghiệp và tƣơng đƣơng; 23 cơ sở đào tạo nghề, gồm 02 trƣờng cao đẳng nghề, 02 trƣờng trung cấp nghề, 7 trung tâm dạy nghề, 12 trƣờng và doanh nghiệp tổ chức có đăng lý hoạt động dạy nghề. Trƣờng Đại học Hà Tĩnh đã liên kết với gần 10 trƣờng đại học trong nƣớc đào tạo 13 chuyên ngành nhƣ: công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật tuyển khoáng, kỹ thuật điện, điện tử…
Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề đƣợc bổ sung hàng năm. Hiện nay, các cơ sở đào tạo nghề trên toàn tỉnh có 620 giáo viên, tăng 1,63 lần so với năm 2011. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo đã chủ động hợp đồng giáo viên thỉnh giảng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hàng năm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý công tác đào tạo nghề thuộc Sở LĐ-TB-XH và Phòng LĐ-TB-XH các huyện, thành phố từng bƣớc đƣợc củng cố. Hiện nay, Sở LĐ-TB-XH đã bố trí 04 cán bộ chuyên trách thuộc phòng Dạy nghề; nhiều huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách công tác đào tạo nghề thuộc Phòng LĐ-TB-XH; những huyện chƣa bố trí đƣợc cán bộ chuyên trách đã phân công cán bộ phụ trách kiêm nhiệm.
Các cơ sở đào tạo nghề đã khắc phục khó khăn, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, phƣơng tiện; cán bộ, giáo viên; xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình; chủ động phối hợp thực hiện tuyên truyền, tƣ vấn về học nghề cho ngƣời lao động; tổ chức dạy nghề theo chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.
Bên cạnh đó, 5 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức 94 phiên giao dịch việc làm, 48 ngày hội việc làm cấp tỉnh và cấp huyện, 376 hội nghị tƣ vấn học nghề - việc làm tại các huyện, xã và cơ sở đào tạo, thu hút 246.000 lƣợt ngƣời tham gia. Đã có hàng chục ngàn lao động đƣợc tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan, KCN thông qua hoạt động này.
Nhờ công tác chỉ đạo quyết liệt, các giải pháp triển khai đồng bộ, hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở, nhiệm kỳ 2010-2015, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm
cho 160.000 lƣợt ngƣời, góp phần giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 62,6% năm 2010 xuống còn 53,2%; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,31% xuống còn 1,35%.
Các trƣờng cao đẳng nghề, trung cấp nghề đã nhận đƣợc trên 100 đơn đặt hàng dạy nghề của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Nhanh chóng nắm bắt thời cơ, vận hội mới và bằng những chƣơng trình hành động cụ thể, quyết liệt, nhiệm kỳ 2010-2015, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị đã thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định khâu đột phá trên lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững là: tập trung phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị kinh doanh, kỹ sƣ, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề…; đẩy mạnh thực hiện các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm, từng bƣớc nâng cao đời sống nhân dân. Các chỉ tiêu phấn đấu: tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó, đào tạo nghề đạt 50%; mỗi năm, giải quyết việc làm cho trên 3,2 vạn lao động; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) hàng năm, giảm 3-4%. Đến cuối nhiệm kỳ, các chỉ tiêu trên đã hoàn thành và vƣợt kế hoạch.
Có thể nói, Hà Tĩnh có một hệ thống đào tạo và dạy nghề tƣơng đối quy mô và chất lƣợng. Đây chính là nơi cung cấp nguồn lao động qua đào tạo hàng năm cho tỉnh Hà Tĩnh nói chung và khu công nghiệp nói riêng quy mô nhất.
* Trung tâm giới thiệu việc làm
Ngoài hệ thống đào tạo và dạy nghề trên, Hà Tĩnh còn có Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh với nhiệm vụ tƣ vấn và cung cung cấp dịch vụ về việc làm cho ngƣời lao động trong và ngoài KCN.
Năm 2015, Trung tâm giới thiệu việc làm đã tƣ vấn giới thiệu việc làm cho 15.750 lƣợt ngƣời trong đó số ngƣời tìm đƣợc việc làm là 1.052 ngƣời, số ngƣời vào làm trong KCN là 252 ngƣời. Số lần tổ chức sàn giao dịch việc làm là 8 lần trong đó số đơn vị tham gia là 240 đơn vị, số ngƣời đăng ký tìm việc làm 8.000 ngƣời. Số ngƣời đƣợc tuyển dụng thông qua sàn giao dịch việc làm là 3.200 ngƣời. Số doanh nghiệp KCN đăng ký tuyển dụng là 9 doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2011- 2015, Trung tâm đã tuyển dụng hơn 4.000 lao động cho doanh nghiệp trên địa bàn các KCN. Mặc dù vậy, theo khảo sát của nghiên cứu, vẫn có 5% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá dịch vụ tƣ vấn tại Trung tâm là “không tốt”.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ cũng nhƣ an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, lái xe nâng, đào tạo nghề may… phục vụ nhu cầu doanh nghiệp. Năm 2015 đã tổ chức 03 lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh lao động với 180 lao động tham gia; 01 lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm với 50 nhân viên phục vụ các bếp ăn trong KCN và các cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp tham gia; 01 lớp tập huấn về kiến thức lái xe nâng với 25 ngƣời tham gia; 02 lớp dạy nghề may với 100 ngƣời phục vụ cho doanh nghiệp may chuẩn bị đi vào hoạt động tại KCN Gia Lách. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của khảo sát này, vẫn có 4% ngƣời đƣợc hỏi nhận thấy bản thân “không thay đổi” năng lực thực hiện công việc sau khi tham dự các khóa đào tạo tại Trung tâm. Theo họ, một số khó khăn, hạn chế trong công tác đào tạo của Trung tâm là: cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học nghèo nàn; chƣơng trình học trung lắp giữa các khóa đào tạo, không đổi mới…
* Ban quản lý các KKT Hà Tĩnh
Thực hiện Thông tƣ số 32/2014/TT-BLĐTBXH Ngày 01/12/2014 Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn ủy quyền thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nƣớc về lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao. Đến nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Lao động- TB&XH và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh tất cả các nội dung theo Thông tƣ 32.
Hàng năm, Ban quản lý các KKT Hà Tĩnh tổ chức 2 đợt phổ biến pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… và các cơ chế, chính sách của Tỉnh cho ngƣời lao động làm việc trong KCN.
Các chƣơng trình, đề án mà Ban quản lý các KKT Hà Tĩnh đang triển khai: Chƣơng trình lắp đặt hệ thống thiết bị điện chiếu sáng trên các trục đƣờng trong khu công nghiệp. Chƣơng trình triển khai từ năm 2013 đã lắp đặt đèn chiếu sáng cho 3 trục đƣờng lớn trong khu công nghiệp Hạ Vàng, 2 trục đƣờng lớn trong khu công nghiệp Gia Lách, các trục đƣờng còn lại chủ yếu là ánh sáng từ các nhà máy, các quán ăn trong KCN.
Đề án thành lập nhà văn hóa cho ngƣời lao động trong KCN. Đề án mới chỉ nằm trên giấy chứ chƣa triển khai trong thực tiễn.
Quý I/2016, Ban quản lý các KKT tiếp tục hƣớng dẫn các doanh nghiệp trong KCN thực hiện các quy định của pháp luật về lao động; kiểm tra, nắm tình hình thực hiện chế độ chính sách cho ngƣời lao động: việc điều chỉnh lƣơng tối thiểu vùng theo nghị định 122/2015/NĐ-CP của Chính phủ; đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng lại hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng theo quy định mới về tiền lƣơng, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động. Đặc biệt, vào thời điểm trƣớc trong và sau tết Nguyên đán, Ban đã chủ động đôn đốc, giám sát tình hình lao động tại các KCN, việc thực hiện các chế độ lƣơng, thƣởng, hỗ trợ tết cho ngƣời lao động của chủ doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong KCN thực hiện đúng, đầy đủ chế độ lƣơng, thƣởng, thời gian nghỉ tết cho ngƣời lao động, không có doanh nghiệp nào nợ lƣơng, thƣởng đối với ngƣời lao động. Sau kỳ nghỉ tết nguyên đán 2016, không có hiện tƣợng ngƣời lao động nghỉ việc hàng loạt.
Hỗ trợ, cung cấp thông tin nguồn cung lao động, tình hình đào tạo tại các cơ sở dạy nghề theo đề nghị của Công ty cổ phần May Hà Tĩnh, Công ty TNHH công nghệ xây dựng miền Trung để giúp đỡ các doanh nghiệp trong định hƣớng tuyển dụng, đào tạo lao động.
Thƣờng xuyên thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về lao động, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính đƣợc công khai minh bạch trên Website, tại bộ phận “một cửa”, trụ sở làm việc của Ban. Một số quy trình thủ tục hành chính đƣợc rút ngắn thời gian thụ lý so với quy định