Những nét chung về tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1. Những nét chung về tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Hà Tỉnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nƣớc. Giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ đều thuận lợi với quốc lộ 1A và đƣờng sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh. Tỉnh cũng có cửa khẩu Kẹo Nƣa thuận tiện cho việc giao lƣu với các nƣớc Lào, Thái Lan.

3.1.1.2. Kinh tế

Kinh tế liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 18%; cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; tái cơ cấu nền kinh tế đƣợc triển khai tích cực. Năm 2015, có cơ cấu GDP: công nghiệp - xây dựng 41,6%; thƣơng mại - dịch vụ 40,3%; nông - lâm - ngƣ nghiệp 18,1%; sản lƣợng lƣơng thực đạt trên 51 vạn tấn, giá trị sản xuất đạt trên 65 triệu đồng/ha/năm; 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; GDP bình quân đầu ngƣời trên 44 triệu đồng/năm; thu ngân sách nội địa đạt trên 5.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 280 triệu USD.

3.1.1.3. Nguồn nhân lực tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là địa phƣơng có dân số đứng thứ 22/63 tỉnh, thành của Việt Nam, số dân hiện tại của Hà Tĩnh hơn 1,3 triệu ngƣời. Quy mô lực lƣợng lao động của tỉnh khá lớn và có xu hƣớng tăng dần qua các năm: Năm 2011 là

702,3 nghìn ngƣời; năm 2012 có 706,4 nghìn ngƣời; năm 2014 hơn 727 nghìn ngƣời, chiếm hơn 57% dân số, phần lớn vẫn là lao động thuộc ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, lực lƣợng lao động của tỉnh có nhiều sự thay đổi về cả số lƣợng và chất lƣợng:

- Về số lượng: Hà Tĩnh đang dần đa dạng hóa và lao động đang dần chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hoặc dịch vụ. Từ năm 2011, lực lƣợng lao động tham gia trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm, với mức thay đổi bình quân năm là -0,9%, trong khi đó, số lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thƣơng mại tăng với tỷ lệ lần lƣợt là 3,2% và 4,1%; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống còn hơn 46,3% năm 2014. Tuy vậy, đa số dân cƣ và lao động vẫn tập trung ở khu vực nông nghiệp - nông thôn cho nên nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn thiếu, cần phải có các giải pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trong thời gian tới.

- Về chất lượng nguồn lao động: Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã chú trọng công tác đào tạo nghề, nâng cao kiến thức cho ngƣời lao động. Triển khai cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ sở, trung tâm dạy nghề tại các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề vẫn còn yếu và chƣa diễn ra rộng khắp trên toàn tỉnh, chất lƣợng đào tạo chƣa cao. Trong giai đoạn 2011 - 2015, chỉ mới thu hút đƣợc 08 sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, 02 thạc sĩ về công tác tại các khu công nghiệp của Hà Tĩnh trong giai đoạn tới.

Nhìn chung, Hà Tĩnh có lợi thế về số lƣợng lao động tham gia trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng tăng, tuy vậy chất lƣợngnhân lực trong các khu công nghiệp còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu. Đây là một khó khăn lớn trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)