1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm
+ Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ
- Đặc điểm, đặc trƣng đầu tiên của nghề thủ công truyền thống là kỹ thuật thủ công mang tính truyền thống và bí quyết dòng họ. Công cụ sản xuất chủ yếu là thô sơ do chính ngƣời thợ thủ công chế tạo ra.
- Công nghệ truyền thống không thể thay hoàn toàn bằng công nghệ hiện đại mà chỉ có thể thay ở một số khâu, công đoạn nhất định. Đây là một trong những yếu tố tạo nên tính truyền thống của sản phẩm.
- Kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề truyền thống hầu hết là thô sơ, lạc hậu. - Thông qua sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đã tạo ra sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất.
+ Đặc điểm về sản phẩm
- Sản phẩm làng nghề truyền thống rất đa dạng và phong phú, nó có thể đƣợc sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hoặc vừa. Bên cạnh đó, sản phẩm mang tính đơn chiếc thƣờng là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, bởi những nét hoa văn, những phần tinh của chúng luôn đƣợc cải biến thêm thắt nhằm thu hút sự thƣởng thức của những ngƣời sành chơi. Nhìn chung, trong sản phẩm của làng nghề truyền thống vẫn tồn đọng những hao phí lao động sống, đó là lao động thủ công của con ngƣời.
- Sản phẩm của làng nghề truyền thống bao gồm nhiều chủng loại nhƣ sản phẩm là tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu sinh hoạt và các sản phẩm nghệ thuật. Sản phẩm
không chỉ đáp ứng các nhu cầu trong nƣớc mà còn để xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhƣ gốm sứ, chạm trổ, thêu ren, dệt tơ tằm ... đã đƣợc xuất khẩu đi nhiều nƣớc trên thế giới và ngày càng đƣợc ƣu chuộng.
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
+ Đặc điểm về lao động
- Đặc điểm nổi bật trong các làng nghề truyền thống là sử dụng lao động thủ công là chính.
- Lao động trong làng nghề truyền thống có nhiều loại hình và nhiều trình độ khác nhau. Trong đó nghệ nhân đóng vai trò quan trọng, đƣợc coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo sản phẩm.
- Việc dạy nghề theo phƣơng thức truyền nghề từ đời này sang đời khác, tuy nhiên việc đào tạo nghề hiện nay có sự kết hợp với phƣơng thức mới, mở ra các trƣờng, lớp đào tạo nghề nhƣng đồng thời vừa học, vừa làm, có sự truyền nghề của các nghệ nhân, thợ cả đối với thợ phụ, thợ học việc.
+ Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống đƣợc hình thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thƣờng đƣợc phân chia thành các nhóm sau:
- Sản phẩm tiêu dùng dân dụng: Đƣợc tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng lớp dân cƣ. Đối với loại sản phẩm này, tiền công lao động thấp nên giá thành sản phẩm thấp, sản phẩm phù hợp với khả năng kinh tế, tâm lý và thói quen của đa số ngƣời tiêu dùng.
- Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp: Khi cuộc sống nâng cao nên tiêu dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng, không chỉ về số lƣợng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất lƣợng sản phẩm.
- Sản phẩm xuất khẩu: Bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Ngƣời nƣớc ngoài rất ƣa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và trầm trồ về những nét đẹp hài hoà, chứa đựng nhiều điển tích, hoa văn tinh tế và tính chất dân gian của sản phẩm làng nghề qua bàn tay khéo léo của thợ thủ công.
Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc đƣợc tiêu thụ với khối lƣợng ngày càng lớn ở Đài Loan, Úc, Nhật Bản... Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, ốc, mây tre đan đƣợc tiêu thụ rộng khắp ở châu Âu... Khách du lịch nƣớc ngoài thƣờng bỏ ra hàng giờ, nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những món quà đặc sắc đƣợc làm từ hòn đất, cành tre, khúc gỗ, xƣơng thú, sừng, thổ cẩm, sợi đay, bẹ ngô, kim loại... đơn sơ nhƣ cuộc sống đời thƣờng của ngƣời Việt Nam nhƣng rất có hồn.
+ Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Trong lịch sử phát triển làng nghề truyền thống, hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất là hộ gia đình. Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế và công cuộc đổi mới của đất nƣớc, đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới:
- Xét theo hình thức sở hữu có các loại: Công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã, hộ sản xuất...
- Xét theo phƣơng hƣớng sản xuất có: Các cơ sở chuyên sản xuất hàng TTCN, các cơ sở vừa làm hàng TTCN vừa làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở vừa sản xuất hàng TTCN vừa sản xuất sản phẩm nông nghiệp