3.4 Các giải pháp chủ yếu để quản lý và phát triển làng nghề
3.4.10 Giải pháp về kết cấu hạ tầng
Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là nội dung quan trọng đáp ứng sự phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa, góp phần mở rộng sản xuất, trao đổi hàng hóa giữa các vùng và các địa phƣơng, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân cƣ. Một số giải pháp kết cấu hạ tầng chủ yếu là:
- Đối với đƣờng giao thông: Đẩy mạnh khảo sát, quy hoạch đồng bộ hệ thống giao thông khu vực làng nghề, nâng dần tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa, mở rộng đƣờng liên xã, trục xã mặt cắt rộng từ 12-22,5m, đƣờng liên thôn, trục thôn mặt cắt rộng từ 6-9m. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng mới với cải tạo, duy trì và bảo dƣỡng đƣờng xá. Hạn chế không để các phƣơng tiện trở quá trọng tải đi vào để bảo vệ đƣờng và tránh ùn tắc giao thông.
- Đối với hệ thống điện: Nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt rất lớn, trong khi mạng lƣới điện chƣa đáp ứng đủ nhu cầu do vậy cần hoàn thiện và mở rộng hệ thống điện đến các làng nghề. Về kỹ thuật cần hoàn thiện các trạm hạ thế, đƣờng dây tải điện, đảm bảo cung cấp ổn định và giảm tiêu hao điện năng, đặc biệt đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn ở các làng nghề sản xuất sắt thép. Tiến hành phân cấp quản lý và khai thác đƣờng giao thông, tăng cƣờng vai trò quản lý của các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã, thôn, thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong đóng góp và chi tiêu việc nâng cấp và xây dựng đƣờng giao thông.
- Đối với hệ thống thông tin liên lạc: Tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp các công trình, đổi mới thiết bị tại các trung tâm bƣu điện, cung cấp đƣờng truyền internet tốc độ cao (ADSL), truyền hình cáp, cung cấp thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là thông tin về thị trƣờng, công nghệ để giúp các cơ sở sản xuất nâng cao kiến thức và nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế thị trƣờng, tạo những trang Web nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng nghề.
- Hệ thống cấp, thoát nƣớc: Quy hoạch và xây dựng các công trình cấp, thoát nƣớc, xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Xây dựng mới theo nguyên tắc kết hợp xây dựng với các công trình giao thông, thủy lợi nhằm đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ cho cả vùng, trong đó có làng nghề truyền thống. Đồng thời tuyên
truyền, giáo dục ngƣời dân và các cơ sở sản xuất về quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng, vận động đóng góp đầu tƣ một phần xây dựng kinh phí công trình. UBND huyện sẽ nâng cấp nhà máy nƣớc hiện có từ 3.000 m3/ngày đêm lên 10.000 m3/ngày đêm và xây dựng nhà máy xử lý nƣớc mặt với công xuất 20.000 m3/ngày đêm lấy từ sông Đuống.
- Đối với hệ thống y tế, giáo dục: Đây là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực và chất lƣợng nguồn nhân lực ở làng nghề. Vì vậy phải tăng cƣờng đầu tƣ và củng cố hệ thống trƣờng học, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở nhà làm nghề. Đặc biệt phát triển các trung tâm, trƣờng dạy nghề hƣớng nghiệp góp phần tạo nguồn lao động và bảo tồn, phát triển làng nghề. Đối với các cơ sở y tế cần tằng cƣờng đầu tƣ xây dựng trạm xá, các cơ sở y tế thôn và năng lực khám chữa bệnh, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân làng nghề, nhất là những làng nghề truyền thống bị ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng.
- Đối với các công trình hạ tầng xã hội: Đầu tƣ xây dựng khu trung tâm thƣơng mại, dịch vụ và đồ gỗ mỹ nghệ tại làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, xã Đồng Quang. Từng bƣớc hoàn thiện các công trình phúc lợi công cộng nhƣ bến xe khách, sân vận động, nhà thi đấu đa năng, quảng trƣờng trung tâm, khu công viên cây xanh, vƣờn hoa công cộng ...
Vậy cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng, là điều kiện cho sự phát triển các làng nghề truyền thống nói riêng và kinh tế nói chung. Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, do vậy ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, địa phƣơng thì cần phải huy động sự đóng góp trực tiếp, tại chỗ của các hộ, doanh nghiệp, các ngành kinh tế ... theo phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng đầu tƣ nhƣ đƣờng giao thông nông thôn, thủy lợi. Tuy nhiên giải pháp huy động vốn xây dựng hạ tầng chính là:
- Tạo nguồn thu ngân sách bằng cách thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực chất đây là chính sách “đổi đất lấy hạ tầng”.
- Bổ sung ngân sách cho vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách tập trung.
- Thực hiện xã hội hóa trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng
3.4.11 Giải pháp về quản lí và bảo vệ môi trƣờng
Ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề bức xúc tại các làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững tại các làng nghề cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu là:
* Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về môi trường
Thực tế ngƣời lao động và ngƣời dân làng nghề coi việc bảo vệ môi trƣờng là việc của các cấp chính quyền. Họ luôn trông chờ vào bên ngoài trong việc cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống của chính họ. Vì vậy, giáo dục môi trƣờng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng, làm cho các thành viên trong cộng đồng nhận thức đƣợc rằng bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ của mỗi ngƣời trƣớc hết vì sức khoẻ của chính bản thân những ngƣời lao động và nhân dân trong làng nghề. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trƣờng. Việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân có thể đạt đƣợc dƣới nhiều hình thức nhƣ:
- Tăng cƣờng công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh, huyện, địa phƣơng, các tổ chức chính trị xã hội nhƣ mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ ... tuyên truyền sâu rộng Luật bảo vệ môi trƣờng và công tác bảo vệ môi trƣờng đến cơ sở sản xuất, cụm dân cƣ, đặc biệt là những làng nghề truyền thống đang bị ô nhiễm nhƣ làng nghề sắt thép, mộc mỹ nghệ, nghề dệt.
- Sử dụng các phƣơng tiện truyền thanh của thôn, xóm để thông báo, nhắc nhở mọi ngƣời giữ vệ sinh chung, tăng cƣờng các khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng ở nơi công cộng, tổ chức cho các hộ sản xuất ký cam kết về bảo vệ môi trƣờng …
* Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường
Mỗi làng nghề truyền thống nên xây dựng quy định về bảo vệ môi trƣờng dựa trên tính chất sản xuất đặc thù của từng thôn, làng. Những quy định này đƣợc đƣa vào hƣơng ƣớc của làng và làm tiêu chí để xét duyệt, công nhận gia đình văn
hoá và làng văn hoá. Việc thực hiện các quy định này chịu sự giám sát của các cấp chính quyền xã.
* Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
- Trong những năm qua, chất thải của các hộ sản xuất tự do thải vào môi trƣờng và các chủ cơ sở sản xuất không có trách nhiệm gì đối với việc đổ rác thải. Chính điều này đã gây ô nhiễm môi trƣờng trên diện rộng và ngày càng trầm trọng. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện việc thu phí môi trƣờng đối với các hộ sản xuất. Hàng tháng, mỗi hộ phải nộp số tiền nhất định theo khối lƣợng chất thải thải ra môi trƣờng. Số tiền này đƣợc đƣa vào quỹ dùng để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng và đền bù cho những ngƣời không làm nghề bị thiệt hại do vấn đề môi trƣờng gây ra.
- Xã hội hoá các mô hình tổ, đội, HTX, Công ty dịch vụ vệ sinh môi trƣờng làm công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn. Trên cơ sở định mức đơn giá do UBND tỉnh quy định có sự đồng thuận về hình thức tổ chức và phƣơng thức hợp đồng giữa đơn vị dịch vụ và chủ cơ sở có nguồn thải.
* Biện pháp kỹ thuật công nghệ
- Xây dựng các mô hình trình diễn về xử lý khí thải, nƣớc thải, hóa chất độc hại đối với hoạt động sản xuất ở làng nghề Đa Hội, Đồng Kỵ, Hồi Quan để từ đó nhân rộng mô hình ra tất cả các làng nghề trong huyện.
- Khuyến khích cải tiến, áp dụng các công nghệ tiến bộ trong sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm lƣợng rác thải. Tổ chức tập huấn áp dụng các biện pháp quản lý sản xuất về công nghệ và thiết bị trong sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Từ đó các cơ sở sản xuất có thể áp dụng nhƣ hệ thống xử lý bụi và khí SO2
bằng tháp rửa, dùng dung dịch nƣớc vôi, phân loại và ghi rõ các thùng hóa chất đã sử dụng ...
- Sử dụng giải pháp tuần hoàn các loại chất thải phát sinh trong qúa trình sản xuất nhƣ nƣớc thải, chất thải rắn từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Các cơ sở sản xuất phải đầu tƣ lắp đặt hệ thống xử lý khí thải và nƣớc thải đạt tiêu chuẩn trƣớc khi xả vào môi trƣờng. Đây có thể coi là tiêu chí đặt ra khi cấp giấy phép hoạt động.
- Triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm lƣợng chất thải. Từng bƣớc hoàn phục môi trƣờng ở khu dân cƣ, trả lại cảnh quan sạch đẹp cho làng, xã. Đối với các lò đúc, cán, ủ kim loại, cần xây dựng hệ thống xử lý bụi và khí SO2 bằng tháp rửa, dùng dung dịch nƣớc vôi, quy định các bãi tập kết xỉ than, xỉ kim loại để sử dụng làm vật liệu san nền. Đối với những xƣởng mạ kẽm cần xây dựng hệ thống bể xử lý nƣớc thải đơn giản, các thùng chứa a-xít, hóa chất mạ phải đƣợc bảo quản đúng quy định, xử lý nƣớc thải mạ theo phƣơng pháp kết tủa, huyền phù sau đó lắng và lọc bùn.
* Giải pháp về quản lý:
- UBND Thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên-Môi trƣờng, cùng với các sở, ban ngành liên quan tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý triệt để các cơ sở vi phạm Luật bảo vệ môi trƣờng, tập trung vào các làng nghề truyền thống sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng nhƣ ở làng nghề Đa Hội, Đồng Kỵ, Hồi Quan.
- Thực hiện việc lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trƣờng tất cả các cơ sở sản xuất quy mô lớn trên địa bàn các xã có làng nghề đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh chƣa lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng phải tiến hành lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trƣờng và thực hiện kế hoạch đầu tƣ xây dựng các công trình xử lý chất thải đảm bảo theo tiêu chuẩn môi trƣờng quy định.
- Tăng mức tiền xử phạt để đủ dăn đe những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc cơ sở không đóng lệ phí môi trƣờng. Đình chỉ đối với cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng trong khu dân cƣ, yêu cầu chuyển ra khu sản xuất tập trung và có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mới cho hoạt động trở lại.
- Xây dựng các bãi rác thải phù hợp ở từng khu vực làng nghề, xây dựng khu xử lý chất thải của toàn huyện rộng 15 ha tại xã Tam Sơn, trạm xử lý nƣớc thải tại xã Đình Bảng và thôn Đồng Kỵ xã Đồng Quang để tiến hành xử lý nƣớc thải trƣớc khi chảy ra sông Ngũ Huyện Khê.
- Xây dựng quy định về quản lý, bảo vệ môi trƣờng và an toàn lao động trong làng nghề, định mức và thu phí môi trƣờng đối với các hộ, cơ sở sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trƣờng. Thành lập đội vệ sinh môi trƣờng của làng nghề (xã nghề) để kiểm tra thƣờng xuyên tình trạng môi trƣờng trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải, xử lý bụi giao thông ...
- Các xã đã có khu, cụm công nghiệp tập trung phải bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý môi trƣờng, hoạt động độc lập dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã và Ban quản lý các KCN cấp trên.
- Trong các làng nghề phải có các cán bộ kỹ thuật về an toàn lao động, giám sát và quản lý chất lƣợng môi trƣờng giúp chính quyền thôn đôn đốc việc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc và địa phƣơng về bảo đảm vệ sinh môi trƣờng.
- Tiếp trục triển khai và thực hiện tốt các dự án môi trƣờng đang đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện nhƣ: Dự án nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng Việt Nam-Canada (VCEF), dự án bảo vệ sức khỏe ngƣời lao động và trẻ em tại làng nghề của đại sứ quán Phần Lan.
Trên cơ sở phân tích tại chƣơng này, tác giả nhận thấy:
1. Định hƣớng phát triển làng nghề Từ Sơn đƣợc luận văn đề xuất trên cơ sở mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, định hƣớng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đƣa Bắc Ninh thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội Từ Sơn giai đoạn 2011 - 2015.
2. Một số quan điểm trong việc xác định phƣơng hƣớng phát triển làng nghề Từ Sơn đƣợc đề cập là: Gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới; gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, liên kết chặt chẽ với công nghiệp và đô thị, phát triển theo xu thế hội nhập với khu vực và thế giới. Kết hợp hài hòa nhiều quy mô, hình thức tổ chức, kết hợp công nghệ truyền thống, thủ công và cơ khí; đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm ở nông thôn theo phƣơng châm “ly nông bất ly hƣơng”; quy hoạch xây dựng CCN làng nghề để tạo động lực cho các ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn phát triển; gắn
với đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chƣơng trình “mỗi làng một nghề”. Chú trọng các mô hình làng nghề phát triển bền vững, đi đôi với việc bảo tồn các di sản văn thủ công truyền thống, bảo vệ môi trƣờng sống cho cộng đồng dân cƣ.
3. Định hƣớng phát triển các ngành nghề mới trên địa bàn Từ Sơn cho giai đoạn tiếp theo đƣợc xác định nhƣ là: phát triển làng nghề tại những làng đã từng có nghề; phát triển nghề tại những địa phƣơng có khả năng phát triển nghề phi nông nghiệp. Định hƣớng phát triển các ngành nghề gắn liền với định hƣớng quy hoạch ba tiểu vùng nghề.
4. Để thực hiện các mục tiêu phát triển làng nghề Từ Sơn theo hƣớng công nghiệp hoá nông thôn và phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp khác nhau. Trong đó, giải pháp quy hoạch phát triển làng nghề, làng nghề là một trong những giải pháp mang tính tổng thể, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. các nhóm giải pháp khác đƣợc đề cập bao gồm: Giải pháp về vốn, giải pháp về khoa học công nghệ, giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giải pháp về thị trƣờng và giải pháp về quản lí và bảo vệ môi trƣờng.
KẾT LUẬN
Sự hình thành và phát triển làng nghề là tất yếu khách quan, gắn bó hữu cơ với