.Hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại trong việc xử lý nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 99)

Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của các NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang đứng trƣớc khó khăn rất lớn trong việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, các khoản nợ khó đòi. Số vốn bị mắc kẹt trong các khoản nợ đó chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn cho vay gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, đề nghị NHNN và các cấp, các ngành có liên quan tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN

cần sớm ban hành những thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn chi tiết về thủ tục xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động mua bán nợ giữa Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (viết tắt là VAMC) với các NHTM để giải quyết bớt nợ quá hạn, nợ đọng từ tài sản thế chấp giúp cho ngân hàng vƣợt qua khó khăn, có thanh khoản để đầu tƣ cho nền kinh tế, có vốn để quay vòng chứ không để tình trạng đóng băng vốn nhƣ hiện nay.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến mà ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng vay không trả đƣợc nợ, hoặc không trả nợ đủ và đúng hạn, không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kỳ lý do nào.

Rủi ro tín dụng có thể gây ra nhiều hậu quả đối với Ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đối với Ngân hàng, rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán, giảm lợi nhuận, và giảm uy tín của Ngân hàng. Đối với nền kinh tế, rủi ro tín dụng làm giảm khả năng cung cấp vốn của Ngân hàng cho nền kinh tế, có thể gây tổn thất lan truyền đến mọi tổ chức và cá nhân.

Vì vậy, việc Quản lý rủi rotín dụng là yêu cầu cấp thiết và luôn là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng Thƣơng mại. Hoạt động Quản lý rủi rotín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại bao gồm các bƣớc: (1) Lập kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng; (2) Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng; (3) Kiểm tra, giám sát công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Đối với hoạt động Quản lý rủi rotín dụng của HDBank, trong những năm gần đây, chất lƣợng tín dụng có dấu hiệu xấu đi, thể hiện ở việc tỷ lệ nợ quá hạn tăng, bắt đầu phát sinh nhiều hơn các khoản nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Theo đó, số dự phòng rủi ro phải trích của Ngân hàng cũng tăng lên tƣơng ứng. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại HDBank bao gồm nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng kinh doanh, chính sách Nhà nƣớc, nguyên nhân chủ quan từ phía ngƣời vay (năng lực kinh doanh yếu kém, hồ sơ cung cấp thiếu trung thực, ...), và nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng (nhân viên tín dụng thiếu năng lực, hệ thống kiểm soát cho vay không chặt chẽ, không giám sát sau cho vay đầy đủ, công tác kiểm toán nội bộ còn lỏng lẻo).

Đánh giá về công tác Quản lý rủi rotín dụng của HDBank, tác giả nhận thấy có những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế. Về các mặt tích cực, trong những năm gần đây, Ngân hàng đã từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện đƣợc mô hình quản lý rủi rotín dụng riêng, Ngân hàng cũng đã đảm bảo các quy định về an toàn tín

dụng, đồng thời cũng đã xây dựng và áp dụng chính thức hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế nhƣ Quy trình Quản lý rủi rotín dụng chƣa thực sự đầy đủ, rõ ràng; Hệ thống hỗ trợ đo lƣờng, phân tích rủi ro tín dụng thiếu tính đồng bộ; Công tác quản lý rủi rochƣa phát huy hết hiệu quả; Hệ thống giám sát sự tuân thủ chƣa tốt và chƣa có chế tài xử phạt; Công tác xử lý nợ cũng chƣa đƣợc triệt để.

Trên cơ sở phân tích các mặt tích cực và hạn chế của công tác Quản lý rủi rotín dụng tại HDBank, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý rủi rotín dụng tại Ngân hàng.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị đối với chính Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) và với NHNN nhằm minh bạch hóa hệ thống thông tin, xây dựng các bộ chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thẩm định, phát tiền vay.

Bằng sự vận dụng các mô hình Quản lý rủi rotín dụng đã đƣợc đúc kết trên thế giới, kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại Ngân hàng, và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp tại các Phòng, Ban khác nhau trong Ngân hàng, Tác giả tin rằng các giải pháp đề ra sẽ đóng góp thiết thực cho việc nâng cao chất lƣợng quản lý rủi rotín dụng trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới tại HDBank.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Chủ tịch Quốc Hội, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng 2010 (Luật số 47/2010/QH12)ngày 17/06/2010.

2. Lê Thị Huyền Diệu, 2010. Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Dũng, 2009. Quản trị rủi ro - Vấn đề đặt ra đối với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thời kỳ hậu WTO và dƣới sự tác động của khủng hoảng tài chính. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 226, trang 28-33.

4. Lê Thị Hồng Điều, 2008. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế, TP Hồ Chí Minh.

5. Đặng Thị Thu Hà, 2015. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Hoàng Huy Hà, 2012. Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành 2012, NHNN Việt Nam, Hà Nội.

7. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng. NXB Lao động xã hội, TP.HCM. 8. Trần Huy Hoàng và Nguyễn Thị Phƣơng Huyền, 2009. Phân loại nợ & trích lập dự phòng để xử lý Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 222, trang 7-12.

9. Tiến sĩ Phạm Huy Hùng, 2011. Phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các NHTM Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hội đồng khoa học và công nghệ ngân hàng.

10. NHNN Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA ), 2010. Tài liệu hội thảo”Tổng quan về Hiệp ước vốn Basel I và II” ngày 23/06/2010

11. Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 – 2016, Báo cáo tài chính.

12. Peter Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính.

13. Thân Thị Thanh Thảo, 2010. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Đà Nẵng. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

14. Lê Đức Thọ, 2005. Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

15. Thống đốc NHNN Việt Nam, 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc Ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

16. Thống Đốc NHNN Việt Nam, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 về việc Ban hànhQuy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

17. Thống đốc NHNN Việt Nam, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/04/2010 - Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

18. Thủ tƣớng chính phủ, 2001. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 vềtổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.

19. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. NXB thống kê, Hà Nội.

20. Nguyễn Đức Tú, 2013 Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

21. Trần Trung Tƣờng, 2011. Quản trị tín dụng của các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM.

22. Nguyễn Thị Thu Trâm, 2007. Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công Thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế, TP Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Quang Vinh, 2007. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại thƣơng, TP Hồ Chí Minh.

Internet

24. National Real estate Exchange network. Standard & Poors & Moody's - a Comparison, <(http://mauiproperties.com/standard&poors.htm>

25. Hồng Phúc, 2009. Quản trị rủi ro đừng theo mốt. Thời báo Kinh tế Sài Gòn,

[online]tại <http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/20903/>

Tiếng Anh

26. Anthony Saunders, 2000. Financial Institutions Management: A Modern Perspective, Irwin-McGraw-Hill.

27. Basel Committee on Banking Supervision, 2000. Principles for the Management of Credit Risk.

28. Basel Committee on Banking Supervision, 2005. Studies on Credit Risk Concentration.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)