CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.2.1. Nguồn thu thập dữ liệu
Về nguồn thu thập số liệu trình bày trong luận văn, tác giả thực hiện nhƣ sau: - Đối với các số liệu trình bày trong chƣơng 3, tác giả sử dụng nguồn số liệu thu thập đƣợc từ phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Yên Bái và từ các Báo cáo tài chính, Báo cáo thƣờng niên của BIDV.
- Đối với các số liệu phản ánh tình hình chung của ngành ngân hàng đăng trên trang Web http://www.sbv.gov.vn; số liệu báo cáo hằng năm của Tổng cục thống kê trên trang Web http://www.gso.gov.vn.
- Bên cạnh nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp, tác giả cũng sử dụng thêm các số liệu từ nguồn thứ cấp nhƣ trong báo cáo, các bài phỏng vấn các quan chức cấp cao, nhà quản trị ngân hàng Việt Nam.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu
Về quy trình nghiên cứu. Tác giả đƣa ra những lý luận cơ bản, cùng với cơ sở khoa học về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại. Thông qua đó, có nhƣng cơ sở để tiến hành đánh giá, phân tích và thu thập số liệu. Tiến hành các phƣơng pháp điều tra, phân tích để đánh giá khách quan về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động vụ tín dụng, bao gồm phân tích số liệu các chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá thực trạng. Đồng thời tiến hành phỏng vấn điều tra, khảo sát bảng hỏi để xây dựng mô hình các chỉ tiêu định tính, từ đó đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng từ phía ngân hàng và khách hàng. Để đƣa ra các điểm đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế. Cuối cùng là đƣa ra giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tại BIDV Yên Bái.
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Nghiên cứu tác giả)
Vấn đề nghiên cứu
Đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng tại BIDV Yên Bái
- Các vấn đề cơ bản về tín dụng.
- Các chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển hoạt động tín dụng.
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
phát triển hoạt động tín dụng.
Cở sở khoa học của nghiên cứu
Đánh giá thực trạng
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Yên Bái thông qua việc thu thập, xử lý và đánh giá số liệu có đƣợc
Những kết quả đạt đƣợc. Các hạn chế và nguyên nhân.
Giải pháp và định hƣớng phát triển
Đƣa ra các giải pháp hoạch định nhằm phát triển hoạt động tín dụng tại BIDV Yên Bái.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH YÊN BÁI 3.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Yên Bái
3.1.1. Đặc điểm Kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái 3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Yên Bái là mô ̣t tỉnh miền núi phía B ắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bô ̣ Viê ̣t Nam , phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu ; phía Đông và Đông Bắc giáp t ỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang ; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diê ̣n tích tƣ̣ nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai. Năng lực cạnh tranh, tiềm năng kinh tế tỉnh Yên Bái đƣợc xếp vào nhóm thấp nhất cả nƣớc, nhu cầu sử dụng tín dụng ngân hàng tồn tại ở mức nhất định, không có sự biến động lớn qua các năm.
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyê ̣n: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn , Văn Yên , Lục Yên , Trấn Yên , Yên Bình; thành phố Yên Bái ; thị xã Nghĩa Lộ, với 180 xã, phƣờng, thị trấn. Hiện tại, chi nhánh và các phòng giao dịch của BIDV Yên Bái đƣợc đặt tại vị trí thuận lợi thuộc các đơn vị hành chính có tiềm năng phát triển kinh tế là thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Văn Yên. BIDV Yên Bái hiện đang xây dựng kế hoạch nhằm mở rộng mạng lƣới toàn tỉnh mà mục tiêu ngắn hạn là thị xã Nghĩa Lộ.
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tƣơng đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cƣờng hội nhập và giao lƣu kinh tế thƣơng mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nƣớc mà còn cả trong giao lƣu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nƣớc trong khối ASEAN. Đây là một trong các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng của BIDV Yên Bái. Khi mà ngân hàng ngày càng gần với
khách hàng hơn trong mội trƣờng kinhh doanh hiện đại thì điều kiện kinh doanh tốt cho khách hàng sẽ là tín hiệu để ngân hàng tiếp cận, phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Trong tƣơng lai, đây sẽ là yếu tố mang tới tăng trƣởng cho hoạt động tín dụng của BIDV Yên Bái.
3.1.1.2. Tiềm năng kinh tế
Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến sản phẩm từ gỗ; trồng và chế biến quế, chè; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản nhƣ: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác. Yếu tố về lợi thế tác động trực tiếp tới cơ cấu nợ theo ngành nghề tại BIDV Yên Bái, mặc dù vậy, hiện tại, BIDV Yên Bái không áp dụng chính sách ƣu đãi với một ngành nghề đặc biệt nào, điều này tạo nên cơ cấu tín dụng cho vay ổn định qua các năm.
Tuyến đƣờng cao tốc Nô ̣i Bài - Lào Cai hoàn thành đƣa vào khai thác , sƣ̉ dụng, khoảng cách tới các vùng kinh tế trọng điểm đƣợc rút ngắn, giao lƣu hàng hóa tƣ̀ Yên Bái đến các vùng kinh tế phu ̣ câ ̣n trở nên thuâ ̣n tiê ̣n , tạo điều kiện cho Yên Bái mở rộng quan hệ hợp tác , giao lƣu phát triển kinh tế với các tỉnh , thành phố trong nƣớc. Đây cũng là yếu tố có ảnh hƣởng tích cực tới sự phát triển kinh tế, song hành với đó sự phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng.
Khu du lịch danh thắng hồ Thác Bà có diện tích trên 19.000 ha, với trên 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ, đã và đang phát triển các loại hình du lịch sinh thái với quy mô lớn. Để bổ sung vốn lƣu động cũng nhƣ đầu tƣ cơ bản hàng năm, chủ đầu tƣ khu vực hồ Thác Bà là khách hàng thân thiết, quan trọng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong đó có BIDV Yên Bái.
Tuy có những lợi thế nhất định nhƣng Yên Bái hiện đƣợc xếp trong nhóm các tỉnh có năng lực cạnh tranh thấp và tốc độ phát triển kinh tế thấp. Mặc dù kinh tế chung của tỉnh hiện phát triển nhƣng ở mức thấp, hiện tại nhiều khu vực kinh tế chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng nhƣ khu vực đồi chè Suối Giàng, sản
lƣợng chè giảm qua các năm, tỉnh chƣa khai thác tiềm năng du lịch khu vực đồi chè này; khu vực hồ Thác Bà, doanh số nuôi cá nƣớc ngọt chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thiên nhiên của hồ.
3.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Yên Bái triển Việt Nam – chi nhánh Yên Bái
3.1.2.1. Giới thiệu về ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái có trụ sở chinh đóng tại phƣờng Hồng Hà - Thành phố Yên Bái, đƣợc thành lặp năm 1977; đến nay, với chức năng kinh doanh đa năng tổng hợp của một NHTM, BIDV Yên Bái đã trở thành một chi nhánh có tầm hoạt động rộng, góp phần tích cực vào công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa địa phƣơng.
Với nội lực ngày càng tăng trƣởng và phát triển, Chi nhánh Yên Bái cũng nắm bắt cơ hội, mở rộng mạng lƣới Phòng giao dịch trên toàn tỉnh. BIDV Yên Bái hiện có 01 chi nhánh và 07 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Yên Bái, 02 phòng giao dịch còn lại đƣợc đặt tại vị trí trung tâm hai huyện Yên Bình và Văn Yên.
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Cuối năm 2007, BIDV Yên Bái có 87 Cán bộ nhân viên. Cuối năm 2008, số lƣợng cán bộ nhân viên đã tăng lên là 93 ngƣời. Đến hết năm 2015, số lƣợng cán bộ nhân viên là 117 ngƣời. Trong đó:
- Có trình độ Đại học và trên đại học ngành kinh tế, ngân hàng: 95 ngƣời - Cao đẳng, trung cấp ngành tài chính, ngân hàng: 6 ngƣời
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý ở các chi nhánh của BIDV
(Nguồn: BIDV)
3.1.2.3. Đặc điểm hoạt động tín dụng của BIDV Yên Bái
BIDV là ngân hàng có hoạt động xuất phát là bán buôn, đến nay BIDV vẫn là ngân hàng bán buôn lớn tại Việt Nam. Do vậy, BIDV Yên Bái mang đặc điểm này, là một ngân hàng bán buôn, chi nhánh tập trung cấp tín dụng cho các dự án lớn tại tỉnh, liên kết với các chi nhánh khác cho vay các dự án ngoại tỉnh, và cho vay khách hàng doanh nghiệp.
BIDV Yên Bái luôn bám sát tình hình kinh tế tại tỉnh, các ngành nghề nhƣ khai thác và chế biến các sản phẩm từ đá, gỗ, cây chè; du lịch đƣợc chi nhánh tập trung cấp tín dụng. Đối với mảng bán lẻ là hoạt động sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng đƣợc chi nhánh quan tâm tới.
Tài sản đảm vào tại chi nhánh chiếm phần lớn là bất động sản, phần nhỏ là động sản có giá trị lớn nhƣ ô tô.
3.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chính trong giai đoạn từ năm 2012 - 2015 2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Thực hiện 2012
2013 2014 2015 Giá trị 2012 SV Giá trị 2013 SV Giá trị 2014 SV Huy động vốn CN 947 1,120 118% 1,293 115% 1,557 120%
Huy động vốn BIDV 303,059 338,902 112% 440,472 130% 564,583 128%
Tỷ trọng/toàn hàng 0.31% 0.33% 0.29% 0.28%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp chi nhánh, Báo cáo tài chính BIDV các năm)
Dựa trên bảng 3.1, thể hiện tốc độ tăng trƣởng và giá trị tuyệt đối của tổng vốn huy động, từ năm 2012 đến năm 2015, hoạt động huy động vốn của BIDV Yên Bái gia tăng nhanh chóng. Năm 2012, chi nhánh huy động đƣợc 947 tỷ đồng. Năm 2015, tổng vốn huy động tăng mạnh, mức tăng của BIDV đạt 29,9%, mức tăng của BIDV Yên Bái đạt 20,44%, số vốn huy động đƣợc là 1.557 tỷ đồng, tăng 264 tỷ đồng so với năm 2014. Đây là mức tăng trƣởng tín dụng cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2015. Sự tăng mạnh về tốc độ tăng trƣởng thể hiện sự tăng khả năng cạnh tranh của BIDV Yên Bái trong cuộc đua thị phần.
Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Yên Bái giai đoạn 2012 – 2015 theo đối tƣợng khách hàng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015 Giá
trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ
Các TCKT 251 27% 199 18% 271 21% 307 20%
Cá nhân 696 73% 921 82% 1,022 79% 1,250 80%
Tổng vốn
huy động 947 100% 1,120 100% 1,293 100% 1,557 100%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp chi nhánh)
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng, nguồn huy động từ khu vực dân cƣ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực tổ chức kinh tế. Vốn huy động từ các cá nhân trong năm 2012 là 696 tỷ đồng, chiếm 73,52% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Trong 2 năm 2014 và 2015, huy động vốn từ
khu vực cá nhân lần lƣợt là 1022 tỷ đồng và 1250 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng huy động cá nhân vẫn ổn định trên 10% và chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 79,07% và 80,28% trong tổng vốn huy động. Đây là kết quả của việc áp dụng mạnh mẽ các hoạt động marketing nhằm tạo hình ảnh tốt, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng đến với các tầng lớp dân cƣ. Tiền gửi từ dân cƣ đa phần là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn tuy không ẩn chứa nhiều rủi ro nhƣng tính ổn định của nguồn vốn huy động không cao.
Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Yên Bái giai đoạn 2012 – 2015 theo kỳ hạn
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015 Giá
trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ
Có kỳ hạn 777 82% 918 82% 1,047 81% 1,261 81%
Không kỳ
hạn 170 18% 202 18% 246 19% 296 19%
Tổng vốn
huy động 947 100% 1,120 100% 1,293 100% 1,557 100%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp chi nhánh, Báo cáo tài chính ngân hàng BIDV)
Theo tính chất hoạt động, ngân hàng luôn cần một lƣợng vốn ổn định để tiến hành tái đầu tƣ thông quá các hình thức cấp tín dụng. Từ năm 2012 đến nay, tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn tại BIDV Yên Bái luôn duy trì tỷ trọng ở mức 81% - 82%. Với số tiền có kỳ hạn lớn, chi nhánh sẽ đảm bảo đƣợc vấn đề thanh khoản của toàn bộ chi nhánh.
Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Yên Bái giai đoạn 2012 – 2015 theo loại tiền
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng VNĐ 578 61% 728 65% 970 75% 1,246 80% USD 369 39% 392 35% 323 25% 311 20% Tổng vốn 947 100% 1,120 100% 1,293 100% 1,557 100%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp chi nhánh, Báo cáo tài chính ngân hàng BIDV)
Từ năm 2012 đến nay, tỷ trọng huy động VNĐ đã tăng từ 61% lên 80%. Một phần nguyên nhân do chi nhánh Yên Bái là chi nhánh nhỏ, đặc điểm phát triển kinh tế nội địa tác động tới lƣợng tiền USD dự trữ trong dân chúng và doanh nghiệp không nhiều. Nguyên nhân thứ hai là do chính sách thắt chặt lãi suất huy động USD của NHNN, đến cuối năm 2015, NHNN ra quy định hạ lãi suất huy động USD về mức 0%. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng huy động USD ngày càng giảm.
Qua những đánh giá trên có thể nhận xét, công tác huy động vốn tại chi nhánh BIDV Yên Bái qua 4 năm đƣợc thực hiện ở mức tốt khi tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2015 công tác huy động vốn tại BIDV Yên Bái đƣợc đánh giá xuất sắc, điều đó đảm bảo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 3.5. Tình hình tín dụng tại BIDV Yên Bái giai đoạn 2012-2015
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Thực hiện 2012
2013 2014 2015 Giá trị 2012 SV Giá trị 2013 SV Giá trị 2014 SV
Dƣ nợ CN 1,476 1,679 114% 1,979 118% 2,267 115%
Dƣ nợ BIDV 339,924 391,035 115% 445,693 114% 598,434 134%
Tỷ trọng/toàn hàng 0.43% 0.43% 0.44% 0.38%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp chi nhánh, Báo cáo tài chính ngân hàng BIDV)
Qua 4 năm, dƣ nợ hằng năm của ngân hàng tăng lên từ 1,476 tỷ đồng lên 2,267 tỷ đồng. Năm 2013 dƣ nợ đạt 1,679 tỷ đồng, tăng 203 tỷ đồng so với năm 2012 với mức tăng là 13.78%. Đến năm 2014, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ đạt mức 17.84% ứng với mức tăng là 300 tỷ đồng, tổng dƣ nợ tín dụng ở mức 1,979 tỷ đồng. Năm 2015, tổng dƣ nợ là 2,267 tỷ đồng, tăng 288 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ đạt 14,57%.
So với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ toàn hàng, tốc độ tăng trƣởng của chi nhánh thấp hơn khá nhiều, đặc biệt là năm 2015. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trƣởng tín dụng luôn dao động ở mức 14 – 15%/năm, đƣợc BIDV đánh giá đạt mức khá.
c. Hoạt động phát triển dịch vụ