1.1 .Tổng quan tình hình nghiêncứu
1.3. Dự báo tàichính
1.3.2. Dự báo các báo cáo tàichính
a. Dự báo doanh thu
Dự báo doanh thu là vấn đề mấu chốt trong việc dự báo tài chính của công ty, bởi lẽ doanh thu là điểm khời đầu và chi phối hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Nếu công tác dự báo này không được tiến hành hoặc dự báo sai có thể là nguyên nhân thiếu hàng tồn kho, hoặc phân bổ nguồn lực tài chính không hợp lý. Việc dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong thời kỳ trước đó khoảng từ 3 đến 5 năm trước. Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm doanh thu từ đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu.
Các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa đều nhằm mục đích để bán vì vậy doanh thu có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn càng có nghĩa là doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, hàng hóa thị trường, thị phần của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Doanh thu cũng là dấu hiệu thể hiện mức độ phù hợp của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất với nhu cầu của thị trường. Doanh thu gắn liền với thị trường, doanh thu càng giảm thì doanh nghiệp càng mất dần thị trường.
b. Dự báo các chỉ tiêu trênbáo cáo kết quảkinh doanh
- Đối với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh: căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp và số liệu phản ánh trên báo cáo KQKD qua giai đoạn trước tiến hành xem xét mối quan hệ của doanh thu với các chỉ tiêu. Bao gồm:
+ Nhóm 1: những chỉ tiêu có quan hệ cùng chiều với doanh thu thuần và chiếm một tỉ lệ nhất định so với doanh thu thuần. Bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí bán hàng, … Ngoài ra, tùy vào từng doanh nghiệp có thể có doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp,… có thể xếp vào nhóm này.
+ Nhóm 2: những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi, bao gồm: thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác,… và một số chỉ tiêu khác tùy vào doanh nghiệp cụ thể.
+ Nhóm 3: những chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu nhóm 1 và nhóm 2.Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận, thuế,…
- Sau khi xác định được mối quan hệ các chỉ tiêu với doanh thu thuần, ta tiến hành xác định trị số các chỉ tiêu:
+ Đối với chỉ tiêu nhóm 1:
+ Đối với chỉ tiêu nhóm 2: do sự không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràngkhi doanh thu thuần thay đổi nên rất khó dự báo. Vì vậy các chỉ tiêu này được giữ nguyên trị số kỳ trước trong BC KQKD kỳ này.
+ Đối với các chỉ tiêu nhóm 3: được xác định trên công thức:
Tỷ lệ từng chỉ tiêu nhóm 1 so với doanh
thu thuần Doanh thu thuần
tiêu thụ dự báo Trị số dự báo từng chỉ tiêu nhóm 1 * =
Doanh thu thuần bán hàng cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ dự báo Các khoản giảm trừ doanh thu = - Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh dự báo Lợi nhuận gộp BH CCDV = Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN - Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính - + - Lợi nhuận khác Lợi nhuận thuần
từ HĐKD Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế = +
Giá vốn bán hàng dự báo
Doanh thu thuần bán hàng cung cấp dịch vụ dự báo Lợi nhuận gộp bán hàng cung cấp dịch vụ - =
c. Dự báo các chỉ tiêu trênbảng cân đối kế toán
- Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán với doanh thu thuần tiêu thụ: trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và doanh thu thuần có thể chia làm hai loại:
+ Nhóm 1: Những chỉ tiêu có khả năng thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ và thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần theo thời gian. Bao gồm Các khoản mục thuộc tài sản như Tiền và các khoản tương đường tiền, Phải thu khách hàng, Trả trước cho người bán, Thuế GTGT được khấu trừ, Hàng tồn kho,… Các khoản mục thuộc Nguồn vốn như: Phải trả người bán, Người mua trả tiền trước, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả người lao động, Lợi nhuận chưa phân phối,…
+ Nhóm 2: những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thiêu thụ thay đổi: Bao gồm các chỉ tiêu còn lại trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên khi xem xét mối quan hệ của từng chỉ tiêu ta cần chú ý dựa trên số liệu thực tế nhiều năm để xác định và phân loại từng chỉ tiêu.
- Xác định trị số các chỉ tiêu dự báo: + Đối với các chỉ tiêu nhóm 1:
Trong đó:
Sau khi xác định được các chỉ tiêu dự báo, căn cứ vào tổng số nguồn vốn và tổng tài sản dự báo ta sẽ tính ra số vốn thừa và thiếu ứng với mức doanh thu mới theo công thức:
Tỷ lệ từng chỉ tiêu nhóm 1 so với doanh thu thuần
tiêu thụ Doanh thu thuần
tiêu thụ dự báo Trị số dự báo từng
chỉ tiêu nhóm 1 = *
Tỷ lệ từng chỉ tiêu nhóm 1 so với doanh thu thuần
* Doanh thu thuần tiêu thụ thời kỳ trước
Trị số thời kỳ trước từng chỉ tiêu
= 100 Tổng tài sản dự báo Tổn nguồn vốn dự báo Số vốn thừa hoặc thiếu ứng với DTT = -
Số vốn thừa hoặc thiếu đúng bằng chênh lệch giữa phần tăng và giảm nguồn vốn dự báo so với phần tăng giảm tàn sản dự báo ứng với mức doanh thu thuần mới. Qua đó có thể biết được mỗi đồng doanh thu tăng lên doanh nghiệp cần có lượng vốn bổ sung tương ứng là bao nhiêu. Từ đó tiến hành xác định chính sách huy động vốn mà doanh nghiệp có khả năng tự trang trải như lợi nhuận giữ lại, có phải huy động vốn từ bên ngoài bao nhiêu…
d. Dự báo dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ
- Xác định mối quan hệ giữa Tiền, tương đương tiền với các chỉ tiêu trên BCĐKT: giữa doanh thu và dòng tiền không có mối quan hệ trực tiếp với nhau mà quan hệ gián tiếp thông qua các chỉ tiêu trên BCĐKT, cụ thể:
+ Tiền và tương đương tiền tăng khi: Nợ phải trả tăng, vốn chủ sở hữu tăng, tài sản dài hạn giảm, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm, phải thu ngắn hạn giảm, bảng tồn kho giảm, tài sản ngắn hạn khác giảm.
+ Tiền và tương đương tiền giảm khi: nợ phải trả giảm, vốn chủ sỡ hữu giảm, tài sản dài hạn tăng, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng, phải thu ngắn hạn tăng, hàng tồn kho tăng, tài sản ngăn hạn khác tăng.
-Dự báo dòng lưu chuyển tiền tệ thuần: căn cứ vào biến động nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các loại tài sản cụ thể có thể xác định số tiền tăng giảm do các nguyên nhân và tính ra lưu chuyển tiền thuần trong dự báo.
𝐿ư𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ = 𝐿ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ă𝑛𝑔(𝑡ℎ𝑢 𝑣à𝑜) 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ − 𝐿ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔𝑖ả𝑚(𝑐ℎ𝑖 𝑟𝑎) 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
Khí dòng lưu chuyển tiền bị âm, để tránh doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp cần huy động thêm các nguồn khác để bù đắp cho lượng tiền thiếu hụt trong lưu chuyển:
𝐿ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑐ầ𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚 𝑡ừ 𝑏ê𝑛 𝑛𝑔𝑜à𝑖
Trong trường hợp không thể huy động vốn từ bên ngoài thì doanh nghiệp cần điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư và kế hoạch kinh doanh của mình để tránh trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do mất khả năng thanh toán.
Sau khi hoàn thành 3 bản báo cáo tài chính kế hoạch cần thưc thực hiện một số nội dung sau:
Kiểm tra lại báo cáo dự báo:
Sau khi hoàn thành bản dự báo báo cáo tài chính cần tính cần tính toán lại một số hệ số tài chính dựa trên cơ số liệu bản dự báo để xem xét bản dự báo này có đảm bảo mục tiêu đề ra của doanh nghiệp hay không. Nếu chưa phù hợp cần chỉnh sửa một số yếu tố để đảm bảo yêu cầu này, bằng cách:
Xem xét khả năng giảm chi phí kinh doanh
Xem xét chính sách tín dụng thương mại để tăng cơ hội rút ngắn kỳ thu tiền
Xem xét khả năng tăng vòng quay hàng tồn kho
Đƣa thêm kịch bản nếu cần
Cần thay đổi những giả định kinh tế và đưa ra những kịch bản khác về tốc độ tăng trưởng doanh thu để phân tích sự ảnh hưởng của nó đến tài chính doanh nghiệp và giúp nhà quản trị daonh nghiệp ứng phó linh hoạt hơn trước sự thay đổi không thể lường trước trong tương lai.
CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng tổng thể các phư ơng pháp nghiên cứu thích hợp , hệ thống và khái quát hóa trong đánh giá , phân tích, tổng hợp dựa trên cơ sở thực tế là các chứng từ, số liệu kế toán đã được công ty công bố. Luận văn sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu để thu thập thông tin,phương pháp so sánh …. trong quá trình phân tích.
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu lĩnh vực nào, chủ đề gì ?
Tại sao chọn vấn đề đó ?
Nghiên cứu để làm gì ?
Câu hỏi nghiên cứu là gì ?
Xác định vấn đề nghiên cứu là bước đầu tiên rất quan trọng trong quy trình nghiên cứu. Mục tiêu của hoạt động này là làm cho người viết biết rõ được đích đến của mình là gì, xây dựng được hệ thống dàn ý để thực hiện được mục tiêu đó. Xác định được mục tiêu nghiên cứu, sẽ giúp người viết xác định được các loại tài liệu nào cần thu thập và tham khảo, những mối liên hệ, loại hình phân tích phù hợp với lượng dữ liệu và đề tài.
Trong bài viết này, tác giả đã xác định được lĩnh vực quan tâm là Phân tích và dự báo tình hình tài chính tại công ty tư nhân, từ đó sẽ đi tới nghiên cứu cụ thể hơn tại Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Intracom . Tính cấp thiết của đề tài đã được nêu ra ở phần “lời mở đầu” của luận văn.
Bước 2: Tổng quan tài liệu.
Trong các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố, đã có những nghiên cứu nào về đề tài này, trong các công trình nghiên cứu đó đã phát hiện ra vấn đề gì ? giải quyết điều gì ? phần này được đề cập tới trong mục tổng quan tình hình nghiên cứu tại chương 1.
Xây dựng được hệ thống lý thuyết liên quan. Phần này tóm tắt các vấn đề lý thuyết có thể giải quyết được vấn đề nghiên cứu.
Phần này là phần cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tại doanh nghiệp tư nhân.
Thu thập lượng dữ liệu, số liệu cần phân tích. Ở đây, dữ liệu là các số liệu liên quan đến báo cáo tài chính từ năm 2012-2016 của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Intracom.
Bước 4: Viết đề cương nghiên cứu.
Phần này trình bày kết quả các bước ở trên mà người viết đã thu thập được. Phần này bao gồm: trình bày vấn đề nghiên cứu, lý thuyết liên quan đến vấn đề, giải pháp để giải quyết vấn đề.
Bước 5: Thu thập thông tin dữ liệu.
Theo các phương pháp đã lựa chọn, các dữ liệu được tập hợp có chọn lọc nhằm có được nền tảng để tiến hành phân tích và giải quyết vấn đề mục tiêu.
Bước 6: Phân tích dữ liệu.
Các thông tin, dữ liệu được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau: bảng số liệu, bảng phân tích so sánh, biểu đồ cột, biểu đồ hình tròn, đồ thị,….. Dựa vào đây, người viết sẽ đưa ra các phán đoán để lý giải những mối quan hệ biện chứng, logic nhằm đưa ra được bản chất của sự việc.
Bước 7: Giải thích kết quả và báo cáo kết quả.
Bước cuối cùng này trình bày, giải quyết các vấn đề thông qua các bước đã được nêu lên. Báo cáo này trả lời cho các câu hỏi:
Kết quả phân tích được giải thích như nào ?
Kết luận của người viết là gì ?
Đề xuất để giải quyết vấn đề ?
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là công việc rất quan trọng trong nghiên cứu. Mục đích của thu thập thông tin, số liệu là tìm hiểu cơ sở nền tảng làm lý luận khoa học hoặc làm luận cứ chứng minh vấn đề hoặc tìm ra vấn đề đó.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp: - Nguồn dữ liệu được thu thập từ: Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Intracom, gồm: các Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị, các tài liệu kế toán, các tài liệu nội bộ, của công ty.
- Nguồn dữ liệu được thu thập từ : Giáo trình, tài liệu tham khảo , các luận văn của các tác giả khác , các tạp chí chuyên ngành , Internet, các văn bản , quy định của Nhà nước, thông tin từ các hiệp hội , các công ty nghiên cứu thị trường , số liệu của các cơ quan quản lý chuyênngành,…
2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích thông tin
2.3.1.Phương pháp tổng hợp và xử lý sốliệu
Sau khi thu thập, số liệu nghiên cứu được tổng hợp và trình bày trên bảng (biểu) số liệu thống kê.
Các chỉ tiêu nghiên cứu và số liệu về các chỉ tiêu được trình bày và sắp xếp vào bảng (biểu) thống kê theo hệ thống hai chiều trên các hàng và cột phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài để có thể sử dụng các phương pháp phân tích nhằm nêu lên bản chất của vấn đề nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin 2.3.2.1. Phương pháp sosánh 2.3.2.1. Phương pháp sosánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Các số liệu, chỉ tiêu phân tích được so sánh qua các năm, so sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, so sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy được thực trạng và ảnh hưởng liên quan đến vấn đề nghiêncứu.
Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị đo lường và phương pháp tính toán.
Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổi về nguồn vốn của doanh nghiệp.
+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được.
+ So sánh theo chiều dọc là so sánh bằng số tương đối từng bộ phận với tổng thể, hoặc bộ phận này so với bộ phận khác của tổng thể để xem tỷ trọng của từng bộ phận so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ là so sánh mỗi chỉ tiêu theo thời gian hoặc theo không gian khác nhau có tính chất tương đồng để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.
Trong phạm vi luận văn, kết hợp các hình thức: so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối và so sánh bình quân .
Phân tích so sánh bằng số tuyệt đối cho thấy rõ sự biến động về khối lượng, quy mô của các chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.