3.2 .Phân tích tàichính tại Côngty cổ phần Đầutư hạ tầng Intracom
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tàichính của Côngty cổ
4.2.3. Chú trọng công tác quản lý chi phí, loại bỏ các chi phí không cần
Chi phí của công ty vẫn còn khá cao, chi phí quản lý của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên. Do vậy công ty quan tâm đến giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận lên. Hạ giá thành sản phẩm là giảm các chi phí đầu vào câu thành nên nó một các hợp lý. Hạ thấp giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Do đó để tăng lợi nhuận người quản lý luôn kiểm soát chi phí một cách tốt nhất hiệu quả và khoa học. Đặc biệt hiện tại giá vốn của công ty đang có xu hướng tăng nhanh hơn doanh thu thuần nên việc kiểm soát chi phí đầu vào đang rất là quan trọng để đảm bảo cho lợi nhuận của công ty, tăng khả năng cạnh tranh và vốn của công ty.
4.2.4. Đầu tƣ đổi mới tài sản cố định đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Lập kế hoạch và thực hiện tốt quản lý sử dụng TSCĐ, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sữa chữa TSCĐ tránh hư hỏng, mất mát. Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác. Hiện nay do khoa học công nghệ ngày càng tiền bộ làm cho các TSCĐ không tránh khỏi sự hao mòn vô hình. Đồng thời với cơ chế thị trường như hiện nay, giá cả thường xuyên biến động làm cho việc phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán bị sai lệch so với giá thực tế. Việc thường xuyên đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi vốn và bảo toàn vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoặc có những biện pháp sử lý những TSCĐ bị mất giá nghiêm trọng, chống thất thoát vốn.
Tiến hành kiểm tra và phân loại TSCĐ thường xuyên để nâng cao hiệu quả quản lý:
-Tận dụng năng lực của TSCĐ trong Công ty: Trong các biện pháp tăng năng suất lao động thì biện pháp tăng công suất máy móc thiết bị được các doanh nghiệp chú trọng. Tăng năng suất của thiết bị máy móc có tác dụng tiết kiệm chi phí nhân công, tăng năng suất lên làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tránh để máy móc ngừng hoạt động quá lâu do nguyên nhân khách quan và chủ quan như do hỏng phải sữa chữa hay do thời tiết không làm được…làm cho
việc tận dụng máy móc không tối đa, làm cho sản lượng giảm chậm tiến độ thi công ảnh hưởng dòng tiền của công ty.
- Thanh lý, xử lý ngay các TSCĐ không dùng để tránh việc ứ đọng vốn, thu hồi được phần nào vốn đầu tư bỏ ra, tạo điều kiện mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao được năng lực sản xuất.
Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty. Hơn nữa đó là sự bỏ vốn đầu tư dài hạn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty, do vậ quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng, tạo điều kiện cho Công ty huy động nguồn tài trợ.
- Khả năng tài chính của công ty: cần xây dựng kế hoạch, phương hướng đầu tư mới tài sản cố định trong từng thời kỳ đảm bảo hiện đại hóa sản xuất nhưng không ảnh hưởng đối với hoạt động chung của công ty.
- Ảnh hưởng đến lãi suất tiền vay: công ty cần xem xét việc đầu tư mới có mang lại hiệu quả cao, khả năng sinh lợi của tài sản cố định mới có bù đắp đủ chi phí lãi vay và các chi phí khác mà công ty đã bỏ ra hay không.
- Bên cạnh đó, điều quan trọng khi đầu tư mới tài sản cố định là phải phù hợp với tiến độ của khoa học kỹ thuật: đặc biệt đối với tài sản nhập từ nước ngoài cần đảm bảo yếu tố an toàn môi trường.
4.2.5. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính và kế hoạch hóa tài chính
a. Để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả cần lưu ý: Sự đầy đủ và chất lượng thông tin sử dụng. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính bởi một khi thông tin sử dụng không đầy đủ, không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích chỉ đem lại là hình thức. Thông tin trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính. Từ những thông tin bên trong ảnh hưởng trực tiếp phản ảnh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán phát triển trong tương lai.
Phân tích tài chính sẽ hoàn thiện hơn có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở để tham chiếu trong quá trình phân tích Thông qua đồi chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, phù hợp nhưng tập hợp thông tin và xử lý thông tin để đưa ra kêt qủa chính xác nhất lại phụ thuộc vào cán bộ phân tích. Từ các thông tin thu thập được, cán bộ phân tích phải tính toán, gắn kết, tạo lập các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân của các điểm yếu. Chính tầm quan trọng, sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn cao.
Công nghệ và phần mềm sử dụng trong phân tích tài chính Công tác phân tích tài chính đòi hỏi tập hợp số liệu lớn, nhiều nguồn, đòi hỏi khối lượng tính toán nhiều, có những phép tính phức tạp, phải dự báo chính xác, lưu trữ lượng thông tin lớn. Chính vì vậy phải có phần mềm chuyên dùng sử dụng làm công cụ cho phân tích tài chính mới đáp ứng được tính chính xác, kịp thời nhu cầu về quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.
Sự quan tâm và coi đó vấn đề quan trọng đểdoanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển của ban lãnh đạo doanh nghiệp: đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của phân tích tài chính. Ban lãnh đạo cần hiểu được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính từ đó đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị công nghệ, bố trí đội ngũ nhân viên phân tích, xây dựng các quy trinh phân tích theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ đạo phối hợp giữa các phòng ban cung cấp thông tin, hồi âm kết quả, áp dụng các giải pháp mà việc phân tích đưa ra để làm tốt hơn quá trinh phân tích tiếp theo cụ thể như sau:
- Phân công cụ thể bộ phận chịu trách nhiệm phân tích, thành lập ban phân tích, người phụ trách chính, giám sát hoạt động....
- Quy định thời gian tổ chức hội nghị báo cáo phân tích trong toàn công ty( theo tháng, theo quý…) nhằm đảm bảo các thông tin tài chính luôn được cập nhật.
b. Để công tác kế hoạch hóa hiệu quả cần làm tốt các yêu cầu sau:
Thứ nhất là công tác dự báo: Trước tiên công tác dự báo phải đảm bảo chính xác và nhất quán. Việc đưa ra các dự báo chính xác là hoàn toàn không thể, tuy nhiên càng dự báo chính xác càng tốt. Việc dự báo không thể được đơn giản hóa xuống thành bài tập dự báo đơn thuần, ước lượng trung thực và xu hướng phù hợp với các dữ liệu quá khứ chỉ có một giá trị nhất định. Công tác dự báo phải được dựa vào nguồn dữ liệu, các phương pháp dự báo khác nhau từ đó để chỉ ra khuynh hướng phù hợp và lựa chọn.
Thứ hai xác định kế hoạch tài chính tối ưu: Từ các số liệu dự báo, cùng với mục tiêu mong muốn đặt ra, xây dựng các kế hoạch tài chính, lựa chọn một kế hoạch tốt nhất để sử dụng.
- Xem xét việc thực hiện các kế hoạch tài chính có đúng theo kế hoạch hay không..
- Việc thực hiện kế hoạch phải được xem xét cũng với những diễn biến của thực tế. Nếu thấy xuất hiện những sai lệch giữa thực tế với kế hoạch nhiều, phải có biện pháp điều chỉnh đảm bảo bám sát kế hoạch, ngược lại nếu kế hoạch đặt ra không phù hợp với thực tế thì cần thiết điều chỉnh lại kế hoạch.
Một trong vấn đề khá quan trọng đó là việc lựa chọn và sử dụng mô hình kế hoạch hóa tài chính. Hầu hết các mô hình kế hoạch hóa tài chính là các mô hình mô phỏng được thiết kế để dự tính các hiệu ứng của các chiền lược tài chính phương án theo các giả thuyết về tương lai. Các mô hình có nhiều loại từ mức độ rất đơn giản đến mức độ phức tạp, nhiệm vụ là phải lựa chọn các mô hình phù hợp để việc lập kế hoạch hiệu quả.
4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Chính sách tuyển dụng: theo nhu cầu và tiêu chuẩn, thống nhất và công khai. Chính sách đào tạo: Đào tạo đội ngũ công nhân yêu nghề, đội ngũ quản lý phù hợp, giỏi chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp.Không ngừng đạo tạo nâng cao trình độ cho nhân viên.
Chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực: Quản lý lao động theo quy định của pháp luật và nội quy, chế độ chính sách của công ty. Xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh dựa trên cơ sở phát triển các đoàn thể phù hợp với văn hóa công ty. Quản lý nguồn nhân lực từ các đơn vị đầu mối, phân cấp chặt chẽ và có trách nhiệm
Chính sách chế độ cho người lao động như: lương, thưởng theo năng lực vào những dịp lễ và các chế độ phúc lợi. Luôn đảm bảo thu nhập của cán bộ nhân viên luôn cạnh tranh công bằng, những tập thể cá nhân đạt thành tích xuất sắc cần được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời công khai và công bằng. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên.
4.3. Kiến nghị với nhà nƣớc
Do đặc thù sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng công trình, giao thông, thủyđiện của Công ty gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ chính trị trên từngđịa bàn, do vậy cơ quan Nhà nước hay cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải cần có sự hỗ chợ kịp thời công ty trong quá trình thi côngcông trình, tránh trường hợp giánđoạn thi công. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếđều chịu mọi sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, việcđổi mới và hoàn thiện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước ảnh hưởng rất lớnđến hoạtđộng của doanh nghiệp.Để tạođiều kiện cho việc phân tích tài chính trong các doanh nghiệp có hiệu quả Nhà nước cần những thay đổi sau:
Để tồn tại và phát triển vững mạnh, ngoài những nỗ lực cố gắng của công ty thì những chính sách và những quy định của nhà nướcđóng vai trò hết sức quan trọng. Nhà nước nên xây dựng một hệ thống không quá rườm rà, gọn nhẹ nhưng khoa học, gắn với thực tiễn, tránh rườm rà nhiều, tránh thường xuyên thay đổiđể tạo sự an tâm cho đối tác khi quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong nước nhất trong vấn đề thủ tục giải ngân trong những đợt nghiệm thu hoàn thành theo từng giai đoạn để đảm bảo khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp.
Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật kinh tế. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý của Nhà nướcđối với doanh nghiệp. Một hệ thống quy phạm pháp luậtđầyđủ, chính xác, phù hợp sẽ tạo ra môi
trường kinh doanh tốt, an toàn, cạnh tranh lành mạnh, bìnhđẳng, thúcđẩy hiệu quảhoạtđộngsản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà nước cần có hệ thống dự báo chuẩn giá cả vật liệu và giá cả nhiên liệu…để cho các chủ đầu tư nói chung có thể căn cứ vào đó kịp thời đề ra các phương án đầu tư xây dựng.
Giải quyết kịp thời việc hoàn thuế GTGT được khấu trừ để công ty có thêm vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát triển thị trường bất đổng sản một cách ổn định trong tương lai.
Nhànước cần chú trọng hơn nữa về công tác kiểm toán, vì nó sẽ tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về phân tích tài chính doanh nghiêp như quy định về tổ chức bộ máy, quy trình thực hiện, hệ thống chỉ tiêu, phương pháp nghiệp vụ, trách nhiệm cung cấp thông tin đểđịnh hướng cho các doanh nghiệp nói chung và Intracom nói riêng hiểuđược vai trò phân tích tài chính trong hệ thống công cụ quản lý. Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạtđộng của các doanh nghiệp.
Tóm tắt: Những vấn đề tồn tại của công ty và đưa ra giải pháp
Nội Dung Phát hiện vấn đề Giải pháp
Qua phân tích ROE tăng giảm thất thường có xu hướng tăng 2014-2016, tăng chủ yếu do sử dụng đòn bẩy tài chính
- Qua phân tích thấy ROE tăng qua các năm 2014- 2016, tăng chủ yếu sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính, trong khi đó hai yêu tố hiệu quả sử dụng tài sản và kiểm soát chi phi và doanh thu có xu hướng giảm, như vậy cơ cấu vốn công ty không
Giảm phụ thuộc tăng trưởng công ty bằng sử dụng đòn bẩy tài chính, tăng cường vào kiểm soát chi phí để tăng doanh thu tăng hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh việc sử dụng tài sản một cách tối đa để tăng hiệu quả kinh doanh lên…
tốtphù thuộc vốn vay quá nhiều dẫn đến nguy cơ khủng hoảng tài chính… Tiền mặt
- Dòng tiền công ty không tăng qua các năm, trong tình trạng thiếu..
- Khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thì không đảm bảo qua các năm..
-Dùng tiền đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tài sản…dùng tiền công trình này đầu tư cho công trình khác..
- Do các khoản phải thu không ngừng tăng qua các năm do chính sách bán hàng của công ty, các chính sách giải ngân các công trình vốn nhà nước..
- Hàng tồn kho tăng cao qua các năm..
- Chi phí SXKDDD tăng không ngừng qua căm đặc biệt năm 2016 nên chi phí đầu vào tăng..dùng tiền đầu tư chi trả những khoản chi phí đầu vào
- Mở rộng sản xuất đi đôi khâu quảng bá thương hiệu để tiêu thu sản phẩm tốt..mở rộng sản xuất đi đôi với tình hình tài chính của công ty.. - Đẩy mạnh khâu thu tiền của khách hàng, quản lý tốt các khâu bán chịu.. chú trọng giải quyết các thủ tục giải ngân các công trình liên quan đến vốn nhà nước để tăng dòng tiền của công ty..
- Mở rộng sản xuất đi đôi việc quản lý chi phí đầu vào để giảm giá thành tăng lợi doanh thu tăng sức cạnh tranh của công ty
Nợ ngắn hạn không ngừng tăng qua các năm
Nợ ngắn hạn tăng nhanh qua các năm đặc biệt trong đó chiếm phần lớn là: vay và nợ ngắn hạn của các tổ chức tín dụng…do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nền rất cần vốn để đầu tư..
Công ty huy đồng thêm các nguồn vốn khác như: nguồn vốn liên doanh liên kết, huy động vốn từ công nhân viên bằng các chính sách đãi ngộ tốt..để giảm phù thuộc vốn vay các tổ chức tín dung,làm
giảm chi phí lãi vay, nợ gốc đảm bảo cơ cấu nguồn vốn ổn định
- Doanh thu tăng nhưng tăng chậm hơn tốc độ giá vốn - Doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm nhưng dòng tiền của công ty không tăng..
- Doanh thu tăng qua hàng năm nhưng tốc độ tăng giá vốn có xu hướng tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu do vấn để kiểm soát chi phí đầu vào chưa tốt..