1.3.1. Kinh nghiệm quản lý lao động nhập cư của Thế giới và Việt Nam
1.3.1.1. Tại Singapore
Từ một quốc gia với xuất phát điểm không có nhiều lợi thế về địa lý, nhƣng với sự điều hành xuất sắc và chính sách thu hút, tuyển dụng lao động nhập cƣ vào Singapore của chính phủ đã mang lại nhiều thành công cho quốc đảo này. Tại Singapore, các chính sách lao động nhập cƣ dài hạn đƣợc chia thành lao động giản đơn và lao động tài năng hay còn gọi là lao động bậc cao. Lao động giản đơn chủ
yếu làm việc trong sản xuất, xây dựng và các ngành dịch vụ trong nƣớc. Phần lớn trong số họ đến từ các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Philippines và Việt Nam, nhƣ một phần thỏa thuận song phƣơng giữa Singapore và các quốc gia này. Lao động tài năng nƣớc ngoài đề cập tới lao động có trình độ chuyên môn hoặc đƣợc chấp nhận làm việc vào các cơ quan tổ chức cấp cao của nền kinh tế Singapore. Loại lao động này chủ yếu đến từ các nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, Châu Âu, Hàn Quốc…Chính phủ Singapore đã cẩn thận xây dựng một hệ thống theo đó phân loại giấy phép cấp cho ngƣời lao động nhập cƣ theo trình độ của họ và tiền lƣơng hàng tháng. Việc làm đƣợc cấp phép “P,Q,R” đã đƣợc đƣa vào thực tế kể từ năm 1998. Giấp phép việc làm mới dạng S-Pass đã đƣợc giới thiệu năm 2004. Chính phủ Singapore cũng đã thiết lập các chính sách khác nhau về việc tuyển dụng lao động nhập cƣ nƣớc ngoài vào làm việc tại Singapore. Các chính sách khác nhau đối với lao động giản đơn nƣớc ngoài và lao động tài năng nƣớc ngoài đã khiến một số ngƣời cảm thấy rằng những đóng góp của họ đối với sự phát triển Singapore có giá trị khác nhau. Chính phủ Singapore cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động nhập cƣ tới việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia này. Chính phủ công bố chính sách nhập cƣ dùng để kiểm soát các dòng lao động nhập cƣ đến từ nƣớc ngoài, hai yếu tố quan trọng trong chính sách là chủ sử dụng lao động phải trả lƣơng hàng tháng cho ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc thuê và giới hạn tỷ lệ lao động nƣớc ngoài trong tổng số lao động của bất kỳ ngƣời chủ sử dụng lao động nào. Về sau chính phủ có sửa đổi một vài điểm từ chính sách này, theo đó ngƣời sử dụng lao động nếu trả lƣơng cao hơn cho lao động sẽ đƣợc nới rộng tỷ lệ này. Ngƣời lao động nƣớc ngoài tại Singapore sẽ đòi hỏi một thị thực làm việc. Có nhiều loại khác nhau của thị thực làm việc tại Singapore bắt đầu từ giấy phép lao động cho ngƣời nhập cƣ có tay nghề thấp, đến loại Employment Pass để thu hút một lực lƣợng chuyên gia và lao động chất lƣợng cao, nhiều kinh nghiệm trong công việc, tạo ra giá trị lớn trong việc xây dựng phát triển Singapore. Đến năm 2012, Singapore ban hành quy định mới, chỉ có lao động nƣớc ngoài với thu nhập ít nhất là 4.000 đô la
Singapore mỗi tháng mới có thể bảo lãnh vợ chồng và con cái của họ đến Singapore. Để đƣợc tuyển dụng lao động giản đơn vào Singapore không đơn giản, lao động phải có bằng cấp chuyên môn, tối thiểu là trung cấp nghề, phải giao tiếp tốt ngoại ngữ tiếng Anh, Trung hoặc Malay.
1.3.1.2. Tại thành phố Bắc Kinh - Trung Quốc
Với những thành tựu to lớn đạt đƣợc sau khi đổi mới, nhƣng bản thân Bắc Kinh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải cần quan tâm sâu sắc, đặc biệt là vấn đề quản lý lao động nhập cƣ. Bắc Kinh là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, với tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh, dẫn đến nhiều bất cập cần phải giải quyết khẩn trƣơng. Với dân số tập trung quá lớn cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến các vấn đề giao thông, nhà ở, dân số, môi trƣờng của Bắc Kinh trở nên ngày càng trầm trọng. Từ những năm 1958, chính phủ đã đƣa ra điều lệ về quản lý hộ khẩu, thực thi chế độ hộ tịch phân chia giữa khu vực đô thị và nông thôn, quản lý nghiêm ngặt lao động nhập cƣ từ vùng nông thôn vào đô thị. Dân nhập cƣ đến tìm kiếm cơ hội việc làm nhƣng không đƣợc tạo nhiều thuận lợi, hạn chế trong việc tiếp cận với an sinh xã hội, y tế, giáo dục, cộng đồng cuối cùng đã phải quay trở về nơi xuất cƣ. Cùng với chính sách một con, Bắc Kinh cơ bản đã thành công trong công tác quản lý, hạn chế dân số trong những năm qua. Mặc dù bị quản lý nghiêm ngặt tại Bắc Kinh, nhƣng những vấn đề về điều kiện sống không đảm bảo ở nơi xuất cƣ, các dòng lao động nhập cƣ vẫn diễn ra với quy mô lớn, chính quyền cũng không thể cản trở sự gia tăng đó. Năm 1985, bộ Công an đã đƣa ra những biện pháp thắt chặt quản lý dân lao động nhập cƣ trên từng địa bàn của thành phố. Năm 1990, chính phủ cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ việc làm và tìm kiếm công việc cho các lao động nông thôn tại nơi xuất cƣ, nhƣng những biện pháp này không cản trở đƣợc các dòng lao động nhập cƣ đổ về Bắc Kinh. Năm 1994, bộ Lao động đã đƣa ra quy định quản lý lƣu động lao động nông thôn, ngƣời lao động nhập cƣ khi đi làm phải mang theo chứng minh thƣ nhân dân, thẻ lao động do địa phƣơng cấp, giấy phép cƣ trú tạm thời do công an nơi cƣ trú cấp, thẻ chứng nhận lao động ngoại tỉnh do cục quản lý lao động đô thị cấp. Bƣớc đầu những quyết
định này mang lại những hiệu quả trong việc quản lý nhƣng với sự bùng nổ dân số, sức hút của một đô thị phát triển nhanh đã khiến Bắc Kinh luôn là trung tâm của các cuộc nhập cƣ từ nông thôn vào Thủ đô để mong đƣợc thay đổi cuộc sống đang khó khăn, chính vì vậy dần dần các giải pháp trên không còn đem lại hiệu quả trong công tác quản lý. Đến năm 2002 chính phủ đã đƣa ra những giải pháp dành cho ngƣời lao động nông thôn với phƣơng châm: Chính sách công binh, hƣớng dẫn hợp lý, quản lý hoàn thiện, dịch vụ tốt. Tuyên bố bãi bỏ những chính sách bất hợp lý đối với lao động nông thôn lên thành phố làm việc. Hiện nay thành phố Bắc Kinh phải đối mặt với dân số lão hóa nhanh chóng. Với chính sách một con đã làm dân số Trung Quốc ảnh hƣởng và đẩy nhanh tỷ lệ lão hóa tăng nhanh. Trong tƣơng lai để thúc đẩy tăng trƣởng nền kinh tế với cấu trúc dân số già chiếm tỷ lệ cao, dịch vụ chăm sóc phúc lợi xã hội là bài toán khó và chƣa thể giải quyết đối với chính quyền Bắc Kinh.
1.3.1.3. Tại thành phố Hồ Chí Minh
Các dòng lao động nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh ngày càng đông, cùng với áp lực tăng dân số tự nhiên cao, thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý cƣ trú. Một số chính sách hạn chế lao động nhập cƣ đã đƣợc ban hành, tuy nhiên còn nhiều bất cập. Trên địa bàn quận có các khu chế xuất, khu công nghiệp với số lƣợng công nhân tạm trú rất đông. Phản ánh việc quản lý đăng ký tạm trú, thƣờng trú và khai báo lƣu trú theo quy định của luật Cƣ trú hiện hành gặp không ít khó khăn cho lực lƣợng công an, cán bộ tƣ pháp. Do đặc điểm của thành phố cùng với quá trình đô thị hóa tăng nhanh, phát triển các khu dân cƣ mới, xuất hiện tình trạng tự san lấp đất nông nghiệp, phân lô bán đất nền trái phép, xây dựng nhà trên đất công… trong khi chính sách chƣa thật sự rõ ràng, quan điểm về hộ khẩu và tài sản đất đai chƣa tách bạch, nên rất khó khăn trong việc đền bù giải tỏa để thực hiện các công trình theo quy hoạch. Từ đó thành phố chỉ cấp NK3c, NK3d cho hộ, nhân khẩu tạm trú có thời hạn nếu đang cƣ trú tại nhà hợp pháp của mình hoặc đƣợc chủ hộ hợp pháp bảo lãnh. Qua thời gian triển khai luật Cƣ trú, những vấn đề bức xúc của ngƣời dân cơ bản đã đƣợc giải quyết, tạo điều
kiện để công dân thực hiện các quyền lợi, lợi ích theo pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đấy, luật Cƣ trú cũng bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, luật Cƣ trú không quy định diện tích tối thiểu bao nhiên m2/ngƣời đối với diện tích nhà cho thuê, cho ở nhờ thì đƣợc đăng ký thƣờng trú nên chủ nhà cho nhiều hộ, nhiều ngƣời nhập hộ khẩu nhƣng thực tế họ không cƣ trú ở đó. Ngoài ra, khoản 1 điều 20 luật Cƣ trú quy định điều kiện đăng ký thƣờng trú tại thành phố trực thuộc trung ƣơng phải có chỗ ở hợp pháp và tạm trú liên tục tại thành phố trên một năm đã hạn chế quyền lợi của ngƣời dân. Nhiều nơi trên địa bàn, xuất hiện tình trạng ngƣời lao động nhập cƣ có hộ khẩu thƣờng trú một nơi, nhƣng thực tế lại ở một nơi, điều này gây không ít khó khăn cho công an trong việc quản lý nhân khẩu trên địa bàn. Các quy định về quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nhà nƣớc, hạn chế nhập cƣ tràn lan, nhƣng bên cạnh đó các quyền lợi, hỗ trợ cho ngƣời nhập cƣ ít đƣợc quan tâm. Một vấn đề khác rất đƣợc quan tâm là nguồn nhân lực tri thức tại thành phố là sự chồng chéo giữa vấn đề việc làm ở các khu vực công và vấn đề hộ khẩu thành phố. Theo quy định của nhà nƣớc và thành phố, muốn nhập hộ khẩu cần phải có tạm trú trên một năm, công việc ổn định và phải có nhà ở. Nhƣng đối với những sinh viên mới ra trƣờng, muốn lập nghiệp tại thành phố thì rất khó để đáp ứng theo đúng quy định.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý lao động nhập cư trên địa bàn Hà Nội
Với sự tƣơng đồng về quy mô dân số, điều kiện kinh tế xã hội giữa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Kinh cũng nhƣ những bài học quản lý hiệu quả từ Singapore. Hà Nội với tỷ lệ gia tăng dân số cơ học và đô thị hóa tăng nhanh, lao động nhập cƣ đổ về Hà Nội liên tục dẫn đến nhu cầu nhà ở và nhu cầu việc làm ngày càng tăng cao, chất lƣợng cuộc sống cần phải đƣợc nghiên cứu và tìm ra hƣớng giải quyết phù hợp hơn. Bắc Kinh là một trong những Thủ đô có tốc độ đô thị hóa vào loại nhanh nhất thế giới, dân số bùng nổ dẫn đến những lao động dòng nhập cƣ giữa các tỉnh thành và Bắc Kinh lớn chƣa từng có. Để phát triển kinh tế tăng trƣởng trong hàng thập kỷ, biến Trung Quốc trở thành công xƣởng của thế giới và là nền kinh tế thứ hai toàn cầu, việc đóng góp của lực lƣợng lao động tại đất
nƣớc đông dân nhất thế giới là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó Bắc Kinh cũng gặp rất nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, đứng trƣớc thách thức đó các cơ quan chức năng thành phố Bắc Kinh đã đƣa ra nhiều biện pháp quản lý nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của tiến trình nhập cƣ trong thời kỳ hội nhập và phát huy các lợi thế tích cực mà lao động nhập cƣ mang lại. Việc quản lý hộ khẩu, thƣờng trú, tạm trú chặt chẽ phần nào đã thắt chặt những mầm mống tiêu cực trong cuộc sống sinh hoạt nhiều khó khăn và phức tạp đang diễn ra khi quá nhiều dòng lao động nhập cƣ vào thành phố mỗi năm.
Nguồn lao động nhập cƣ có một vị trí quan trọng trong chính sách phát triển KT-XH của Hà Nội, chính vì vậy các cấp quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động này. Sự hình thành các dòng lao động nhập cƣ với tính chất khá nhạy cảm và linh hoạt nên để quản lý có hiệu quả cần có cơ chế thích ứng. Xây dựng hệ thống quản lý với từng đối tƣợng nhập cƣ là hết sức cần thiết, có những cơ chế khuyến khích tạo điều kiện tốt nhất cho những lao động có năng lực chuyên môn cao và bên cạnh đó có những cơ chế thắt chặt những lao động ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống xã hội.
Quản lý nguồn lao động nhập cƣ bằng tổng thể nhiều biện pháp, đặc biệt kết hợp đúng đắn biện pháp thị trƣờng và các biện pháp hành chính. Các biện pháp kinh tế có những hiệu quả và độ linh hoạt cao, nhƣng bên cạnh đó cần quản lý khoa học và đa dạng hơn bằng các kết hợp các biện pháp hành chính để bổ sung cho các biện pháp kinh tế. Trong nhiều bối cảnh phức tạp, biện pháp hành chính lại có tác dụng tích cực và thúc đẩy thay đổi và hiệu quả hơn. Vì vậy cần linh hoạt trong các biện pháp để đƣa ra đƣợc những chính sách phù hợp nhất để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong công tác quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn nội thành Hà Nội.
Áp dụng những cơ chế thị trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực lao động nhập cƣ, hƣớng nghiệp và sử dụng đòn bẩy để khuyến khích phát huy khả năng sáng tạo ngƣời lao động, huy động các doanh nghiệp tham gia vào phát triển thị trƣờng. Bám sát các mục tiêu định hƣớng của thành phố và các yếu tố
về thị trƣờng việc làm, tỷ lệ nhập cƣ, xuất cƣ để có những chính sách hiệu quả trong công tác quản lý.
Quản lý thắt chặt trật tự xã hội, sát sao với những thay đổi diễn ra liên tục trên địa bàn tập trung nhiều lao động nhập cƣ để hạn chế những hành động tiêu cực, phản cảm ảnh hƣởng đến điều kiện sống của ngƣời dân địa phƣơng.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu đƣợc dùng cho luận văn chủ yếu đƣợc tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu do các tổ chức, cá nhân khác nghiên cứu, có uy tín đƣợc dùng cho luận văn này, những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây để xây dựng cơ sở lý luận. Các nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập tổng hợp từ kết quả các cuộc điều tra dân số do Tổng cục thống kê thực hiện những năm gần đây và các báo cáo khoa học mang tính chất kỹ thuật để phân tích các dòng lao động nhập cƣ. Các cuộc điều tra này cung cấp thông tin về các quá trình thay đổi vị trí của các dòng lao động từ nơi này đến nơi khác, các nguyên nhân quyết định họ nhập cƣ vào nơi mới, tình trạng cuộc sống sau khi nhập cƣ…Cuộc điều tra đã thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn ở nhiều tỉnh thành và nhiều đối tƣợng khác nhau. Luận văn này nghiên cứu trên địa bàn nội thành Hà Nội, một trong những thành phố có nhiều lao động nhập cƣ vào làm việc nhất trên cả nƣớc. Các thông tin đƣợc tổng hợp, chắt lọc và thu thập từ nhiều nguồn tài liệu thứ cấp về lao động nhập cƣ sau khi điều tra tại Hà Nội qua các năm. Dữ liệu thứ cấp có vai trò quan trọng trong luận văn, với đầy đủ các thông tin khảo sát, thống kê, phân tích của nhiều tổ chức có uy tín ở Việt Nam cũng nhƣ các tổ chức Quốc tế. Việc chắt lọc những thông tin phù hợp và có giá trị trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn là vô cùng cần thiết, những số liệu tác giả lấy từ các nguồn dữ liệu thứ cấp có nội dung cập nhật từ nhiều tổ chức lớn, phản ánh đƣợc sự vận động của các đối