Điều kiện tự nhiên, KT-XH Hà Nội sau khi mở rộng địa giới 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 46)

3.1. Tổng quan về quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn nội thành Hà Nội sau kh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH Hà Nội sau khi mở rộng địa giới 2008

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội trở thành địa phƣơng lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3.3289 km2, đồng thời cũng là địa phƣơng đứng thứ hai về dân số, các năm 2014, 2015, 2016 lần lƣợt tƣơng ứng là 7.095.900 ngƣời, 7.202.900 ngƣời và 7.328.400 ngƣời. Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam, với vị trí nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú đã sớm trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa giáo dục của cả nƣớc. Hiện nay, thành phố gồm 12 quận nội thành, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành [28], có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội cũng là đầu mối giao thông bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không và đƣờng sông tỏa đi các vùng khác trong cả nƣớc và Quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Hà Nội, có hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, đó là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Theo số liệu năm 2013 đất nông nghiệp Hà Nội chiếm 56%, đất phi nông nghiệp chiếm 41,4% và đất chƣa sử dụng chiếm 2,6% [5, tr. 68-69]. Điều này cho thấy sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, do sáp nhập một số huyện, xã vào Hà Nội nên tỷ lệ đất nông nghiệp tăng lên, đồng thời tỷ lệ lao động nông nghiệp và giản đơn cũng tăng lên, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển KT-XH và tác động đến cơ cấu lao động của khu vực nội thành.

Hình 3.1. Diện tích đất tự nhiên trên địa bàn Hà Nội (km2)

( Nguồn:Tổng cục thống kê)

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về tăng trưởng kinh tế, sau khi mở rộng địa giới, Hà Nội đã đạt đƣợc những

kết quả tích cực ở cả quy mô và tốc độ tăng trƣởng. Với tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội (GRDP) tăng trƣởng bình quân 9,3%/năm, đặc biệt năm 2010 tăng trƣởng GRDP là 11,1%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của Hà Nội luôn duy trì ở mức cao gấp 1,5 lần so với tăng trƣởng bình quân của cả nƣớc [5, tr. 70-73]. Tăng tƣởng kinh tế đã góp phần nâng cao mức thu nhập cho ngƣời lao động Hà Nội, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội gấp 1,3 lần GDP bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc. Về tăng trƣởng của các ngành và nhóm ngành trong nền kinh tế, công nghiệp và xây dựng do bị ảnh hƣởng mạnh từ khủng hoảng kinh tế nên tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm. Dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng bình quân khoảng 9,97%/năm, là nhóm ngành đƣợc thành phố ƣu tiên phát triển và có giá trị gia tăng lớn [5]. Mặc dù đạt đƣợc kết quả tích cực nhƣng nhìn chung tăng trƣởng của các ngành sau khi mở rộng địa giới hành chính thấp hơn giai đoạn trƣớc đó. Do sáp nhập một số tỉnh Hà Tây và một phần tỉnh Hòa Bình đã làm thay đổi cấu trúc cũng nhƣ tính chất của quá trình tăng trƣởng kinh tế Hà Nội. Cụ thể, trong cơ cấu kinh tế có sự gia tăng quy mô của

khu vực nông nghiệp và sản xuất công nghiệp dịch vụ truyền thống, lực lƣợng lao động tuy đông nhƣng phần lớn là lao động có trình độ chuyên môn thấp.

Hình 3.2. Tăng trƣởng GRDP trên địa bàn Hà Nội

(Nguồn: Tổng cục thống kê )

Mặt khác trình độ lao động có kỹ năng về công nghệ ở Hà Nội thấp hơn khá nhiều so với các nƣớc trong khu vực. Với vị thế của Thủ đô nhƣng Hà Nội đứng sau nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI, theo VCCI công bố, đứng thứ 51/63 tỉnh thành năm 2012, 33/63 năm 2013, 26/63 năm 2014, 24/63 năm 2015 và 14/63 năm 2016 [29]. Mặc dù có những bƣớc tiến đáng kể để cải thiện năng lực cạnh tranh nhƣng điều này cho thấy những bất cập của Hà Nội trong việc tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cả nƣớc và nƣớc ngoài. Các chính sách thu hút đầu tƣ vào công nghiệp còn chƣa thật hấp dẫn so với một số địa phƣơng khác, chƣa tập trung đầu tƣ có trọng điểm, quá trình tái cấu trúc theo ngành còn bất hợp lý.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sau khi mở rộng Hà Nội chuyển dịch đúng

hƣớng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đáp ứng phần nào yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.

Hình 3.3. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn Hà Nội (%)

(nguồn: Tổng cục thống kê)

Xây dựng Hà Nội là trung tâm xuất nhập khẩu, tài chính hàng đầu của cả nƣớc, phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đi đầu cả nƣớc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, gắn kết kinh tế Thủ đô với kinh tế vùng và cả nƣớc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội về cơ bản đạt mục tiêu đề ra, đạt đƣợc một trạng thái cơ cấu tƣơng đối hiện đại, đồng thời cũng đang hƣớng tới hình thành cơ cấu mới với chất lƣợng cao hơn, trong đó dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo.

Về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa theo hƣớng giảm tỷ trọng kinh tế nhà nƣớc và tăng tỷ trọng khu vực kinh tế tƣ nhân cũng nhƣ kinh tế có vốn FDI. Kinh tế tƣ nhân và cá thể thu hút 67% việc làm trên địa bàn, cao hơn so với kinh tế nhà nƣớc. Kinh tế FDI có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý hiện chiếm tỷ trọng 16,3% trong GRDP của Hà Nội [5]. Kinh tế có vốn FDI đƣợc kỳ vọng có vai trò quan trọng trong thu hút vốn và công nghệ, kỹ năng quản lý. Bên cạnh đó còn tồn tại những bất cập nhƣ việc chuyển sang cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp chƣa rõ nét từ khi mở rộng địa giới. Trong nội ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp còn tồn tại

những hạn chế về cơ cấu công nghệ lạc hậu, mang nặng tính chất gia công, chƣa có nhiều sản phẩm và doanh nghiệp với thƣơng hiệu mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Tƣơng quan giữa chuyển dịch lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chƣa phù hợp, năng suất lao động trong ngành nông nghiệp chỉ bằng 1/4 ngành công nghiệp và bằng 1/3 ngành dịch vụ [5]. Một nguyên nhân hết sức quan trọng là do thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng cho ngành dịch vụ, một số ngành dịch vụ quan trọng đóng vai trò hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác và thúc đẩy hội nhập, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại nhƣ tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ tăng chậm so với yêu cầu.

Điều kiện xã hội: Gia tăng dân số cơ học và do thay đổi địa giới hành chính

là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng dân số đô thị ở Hà Nội, “do sáp nhập nên tỷ trọng dân số đô thị có giảm trong năm 2009 so với năm 1999 (từ 57,6% xuống 40,8%), năm 2014 tỷ trọng dân số đô thị tăng lên 47,6%, tăng 16,6% [19, tr.47]. Thành phố có nguồn lao động dồi dào, về lực lƣợng lao động so với tổng dân số chiếm 53,4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hà Nội dù tăng khá nhanh trong những năm qua nhƣng hiện vẫn ở mức thấp, còn hơn 53,8% lao động chƣa qua đào tạo. [5]

Hình 3.4. Tỷ lệ dân số Hà Nội so với dân số toàn quốc (%)

Hà Nội là đơn vị luôn dẫn đầu về giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực tri thức trong sự nghiệp phát triển KT - XH Thủ đô. Với những ƣu thế đặc thù, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các địa phƣơng khác khi tuyển chọn nhân lực trình độ cao hàng trăm năm nay và là nơi hội tụ nhân tài phục vụ phát triển KT - XH đất nƣớc. Y tế Hà Nội hiện nay đang là vấn đề đƣợc cộng đồng hết sức quan tâm về điều kiện chăm sóc sức khỏe, chữa trị cho ngƣời dân. Đây là lĩnh vực cần sự cố gắng để đảm bảo Hà Nội là trung tâm y tế quan trọng hàng đầu của cả nƣớc. Hà Nội cũng là trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu trong cả nƣớc với tập trung 70% tổng số giáo sƣ, tiến sĩ, khoa học của cả nƣớc. Thành phố luôn coi trọng lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ, trong đó chú trọng nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và năng lực sáng tạo để tiếp thu và vận dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, làm chủ công nghệ tiên tiến ứng dụng trong phát triển KT- XH. Hà Nội luôn tăng cƣờng thu hút các lực lƣợng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức nhiều hội thảo giữa nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất kinh doanh nhằm tạo sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với quản lý, sản xuất.

3.1.2. Đặc điểm lao động nhập cư trên địa bàn nội thành Hà Nội

3.1.2.1. Quá trình quản lý lao động nhập cư vào Hà Nội qua các giai đoạn thay đổi địa giới hành chính

Quá trình đô thị hóa từ năm 1961 đến trƣớc năm 2008, Hà Nội đã trải qua ba lần thay đổi địa giới hành chính. Năm 1961, thành phố mở rộng từ 152,2 km2 lên 286 km2, đến năm 1978 sau 17 năm Hà Nội tiếp tục mở rộng lên đến 2.123 km2 và năm 1991 sau 13 năm Hà Nội đƣợc thu hẹp xuống còn 921,8 km2. Do sự tăng trƣởng đô thị hóa nhanh chóng, lao động nhập cƣ gia tăng mạnh mẽ, Hà Nội trở nên quá tải và phải giải quyết hàng loạt vấn đề mất cân đối trên nhiều mặt của KT – XH. Giai đoạn 1954-1979 là thời kỳ dân số Hà Nội tăng nhanh chóng, tỷ lệ gia tăng dân số giai đoạn này là 3,5%, gia tăng có tỷ lệ thấp 0,4%, số lao động nhập cƣ vào Hà Nội rất hạn chế, chính sách nhập cƣ, đăng ký hộ khẩu, quản lý nhân khẩu đƣợc kiểm soát và thực hiện chặt chẽ. Những năm 1980-1989 dân số Hà Nội là 3.004.900

ngƣời, gia tăng cơ học cũng không lớn do vẫn duy trì kiểm soát trong quản lý lao động nhập cƣ chặt chẽ. Tuy nhiên, giai đoạn này Hà Nội đã xuất hiện nhiều hiện tƣợng nhập cƣ tự phát, hình thành một số khu ở lộn xộn và khó kiểm soát. Giai đoạn 1990 - 2008 đây là thời kỳ dân số Hà Nội phát triển chịu sự tác động của nhiều mặt với chính sách đổi mới KT-XH đất nƣớc. Lao động nhập cƣ vào Hà Nội có xu hƣớng tăng nhanh hơn so với thời kỳ trƣớc, tốc độ tăng trƣởng kinh tế ngày càng tăng đã tạo ra sự thu hút đối với lao động nhập cƣ ngày càng lớn. Bên cạnh đó, việc kiểm soát lao động nhập cƣ, công tác quản lý nhân khẩu có nhiều buông lỏng, gia tăng lao động nhập cƣ có chiều hƣớng tăng nhanh và phát triển ngày mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê, ƣớc tính dân số Hà Nội trong giai đoạn này mỗi năm tăng bình quân 55.000 ngƣời. Hà Nội sau khi mở rộng năm 2008 đến nay, lao động nhập cƣ vào nội thành Hà Nội vẫn gia tăng mạnh, dân số cơ học tăng bình quân 1,3%. Với mật độ dân số quá lớn đã tác động đến mọi mặt KT-XH của thành phố, gây nên tình trạng quá tải của hạ tầng giao thông đô thị, hệ thống y tế giáo dục, ô nhiễm môi trƣờng, lao động việc làm,… tạo sức ép không nhỏ đối với các cấp quản lý thành phố để đƣa ra những giải pháp phù hợp.

Hình 3.5 Mật độ dân số Hà Nội qua các thời kỳ

3.1.2.2. Nguyên nhân lao động nhập cư vào nội thành Hà Nội

Thứ nhất, theo các cuộc điều tra dân số Việt Nam cho thấy 31,4% ngƣời lao

động nhập cƣ có quyết định vào Hà Nội với lý do tìm đƣợc một công việc có thu nhập tốt hơn so với nơi xuất cƣ . Là trung tâm kinh tế quan trọng của cả nƣớc, nhu cầu lực lƣợng lao động lớn trong việc phát triển KT – XH, Hà Nội tạo ra một lực hút mạnh mẽ đối với lao động nhập cƣ từ các vùng ven đô và các tỉnh lân cận. Với tỷ lệ 7,8% số lao động nhập cƣ có thu nhập cao hơn nhiều so với mức thu nhập trƣớc đó và với 49,5 % số lao động có mức thu nhập cao hơn, những lao động có thu nhập kém hơn sau khi có quyết định nhập cƣ có tỷ lệ rất ít, chỉ chiếm 4,5% số lao động nhập cƣ vào Hà Nội. Qua khảo sát cho thấy, tại những thành phố lớn tạo ra những công việc với thu nhập tốt hơn cho ngƣời lao động.

Bảng 3.1 Mức thu nhập trước và sau khi nhập cư vào Hà Nội của người lao động

Mức thu nhập sau khi nhập cƣ Tỷ lệ (%)

Cao hơn nhiều 7,8

Cao hơn 49,5

Vẫn nhƣ vậy 38,2

Kém hơn 4,0

Kém hơn nhiều 0,5

(Nguồn: Điều tra di cư nội địa Quốc gia 2015)

Thứ hai, ngƣời lao động nhập cƣ vào nội thành Hà Nội với lý do để học tập

vì Hà Nội là trung tâm giáo dục của cả nƣớc với rất nhiều trƣờng đại học, đội ngũ giáo viên trình độ cao, trang thiết bị hiện đại. Sự chuyển dịch mô hình kinh tế sang mô hình dịch vụ, công nghiệp, đồng nghĩa với việc chuyển dịch cơ cấu lao động có chất lƣợng cao, dẫn đến nhu cầu nâng cao kỹ năng, ứng dụng khoa học công nghệ càng ngày càng lớn. Có tới 27,5% số lao động nhập cƣ ở Hà Nội đã học xong và 13.3% số nhập cƣ đang đi học [18]. Nhiều sinh viên đã tốt nghiệp và mong muốn ổn định tại Hà Nội để tìm kiếm một công việc chất lƣợng, môi trƣờng thuận lợi nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển bản thân.

Thứ ba, các lý do về điều kiện thuận lợi cho công việc là 12,5%, kết hôn là

8,3% và điều kiện làm việc tốt hơn là 4,7 %. Theo các cuộc nghiên cứu cho thấy, độ tuổi của lao động nhập cƣ vào Hà Nội phần lớn nằm trong độ tuổi 15 đến 35, đây cũng là độ tuổi cần đƣợc nâng cao kiến thức, công việc ổn định với thu nhập cao, lối sống hiện đại tiếp xúc với công nghệ phát triển và nhanh nhạy với một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Nhu cầu có đƣợc cuộc sống đô thị, lối sống văn minh hơn theo những nghiên cứu về các dòng lao động nhập cƣ vào Hà Nội thì đây cũng là một trong những yếu tố quyết định việc thay đổi môi trƣờng từ nơi có cuộc sống nghèo nàn, khó khăn sang nơi có cuộc sống hiện đại với điều kiện dịch vụ và nhu cầu đầy đủ hơn. [18]

Hình 3.6 Lý do nhập cƣ vào Hà Nội của ngƣời lao động (%)

(Nguồn: Điều tra di cư nội địa Quốc gia 2015)

3.1.2.3. Những đặc trưng của lao động nhập cư tại địa bàn Hà Nội

Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất, trung bình 28% mỗi năm và luôn tạo ra sức hút lớn đối với dòng lao động nhập cƣ không chỉ hiện tại mà sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong những thập kỷ tiếp theo. Với việc phát triển KT–XH, đô thị hóa, định hƣớng dân số Hà Nội đến năm 2020 khoảng 7,9-8 triệu ngƣời và năm 2030 dân số khoảng 9,2 triệu ngƣời, tốc độ đô thị hóa đạt 58-60% năm 2020 và 65-68% vào năm 2030, tiếp tục mở rộng địa giới Thủ đô [16, tr. 3]

Hiện nay, lao động nhập cƣ vào Hà Nội mỗi năm tăng trung bình 1,3%. Trong khi đó, mật độ dân số chủ yếu lại tập trung tại các quận nội thành nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, gần trung tâm giáo dục, các trƣờng đại học, cao đẳng nhƣ quận Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàng Mai. Một khảo sát về mối liên hệ giữa cấu trúc đô thị, giao thông và tình hình lƣu thông của Hà Nội, kết quả cho thấy là mật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)