2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Là phƣơng pháp gạt bỏ khỏi quá trình và hiện tƣợng nguyên cứu những yếu tố đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời để tách ra những yếu tố điển hình, bền vững ổn định. Trên cơ sở đó nắm đƣợc bản chất của hiện tƣợng, hình thành những phạm trù, những quy luật phản ánh bản chất đó. Trong việc nghiên cứu sự tác động của các dòng lao động nhập cƣ vào Hà Nội đến phát triển KT-XH Thủ đô, tác giả cũng tập trung phân tích vào những nguyên nhân chính, cụ thể nhƣ nguyên nhân cốt lõi khi ra quyết định của các dòng lao động nhập cƣ, vai trò của lực lƣợng lao động nhập cƣ trong phát triển KT-XH. Thực tế cho thấy ở Hà Nội hiện nay, toàn cầu hóa tác động tƣơng đối mạnh đến phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa cũng nhƣ giao thao và tiếp nhận những luồng văn hóa mới. Vì vậy dƣới tác động của nhiều yếu tố, việc quản lý lao động nhập cƣ vào Hà Nội thực sự có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển KT-XH của Thủ đô. Bên cạnh sự gia tăng ngày càng lớn của các dòng lao
động nhập cƣ là những hạn chế mà những nhà quản lý cần nghiên cứu, tìm ra những giải pháp để quản lý KT-XH có sự phát triển cân bằng, bền vững. Quản lý lao động nhập cƣ với nội dung khá rộng trong việc nghiên cứu, tác giả đã bỏ qua nhiều yếu tố khác để tập trung vào những yếu tố có giá trị cốt lõi tác động trực tiếp đến hành vi, điều kiện sinh hoạt, những cơ hội của ngƣời lao động nhập cƣ để từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng ngƣời lao động nhập cƣ trong việc đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô.
2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích, trƣớc hết là phân chia cái tổng thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những bộ phận đó. Nhiệm vụ của phƣơng pháp phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc lại với quá trình phân tích, nhƣng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau. Với nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả phân loại và sắp xếp tài liệu, số liệu theo từng vấn đề, từng giai đoạn có cùng bản chất, cùng hƣớng phát triển và có tính logic cao dùng cho phân tích. Với những nguồn tài liệu, báo cáo, các số liệu khảo sát ở nhiều giai đoạn khác nhau và nhiều địa điểm khác nhau đƣợc tổng hợp và phân loại nhằm xây dựng cơ sở
lý luận cho cả một quá trình của đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận văn. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng quản lý lao động nhập cƣ tại thành phố Hà Nội. Phân tích một số vấn đề bức xúc đặt ra đối với Hà Nội về quản lý lao động nhập cƣ, những yếu tố ảnh hƣởng đến an sinh xã hội, môi trƣờng sống của lao động nhập cƣ cũng nhƣ những tác động của lao động nhập cƣ đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nội thành Hà Nội. Ở chƣơng 4, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để chỉ ra những điều kiện thực hiện giải pháp, những định hƣớng chủ yếu trong quản lý lao động nhập cƣ tại thành phố Hà Nội. Sau khi phân loại theo từng nhóm, từng chủ điểm tác giả hệ thống hóa các nguồn dữ liệu sau khi tách ra để tạo cho những số liệu đƣợc sắp xếp có cùng logic về thời gian, không gian và nội dung liên quan. Hệ thống hóa giúp cho việc phân tích các dữ liệu đƣợc dễ dàng và tách bạch các nguồn thông tin, tránh tình trạng thông tin bị sai lệch, chồng chéo. Tác giả sử dụng sự hỗ trợ của máy tính để phân loại và hệ thống hóa, các dữ liệu sau khi hệ thống đƣợc sử dụng rất thuận lợi và dễ dàng cho các mục đích phân tích tiếp theo. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 và chƣơng 3. Chƣơng 1 của luận văn sử dụng phƣơng pháp này nhằm khái quát lại những cơ sở lý luận chung của đề tài. Trong chƣơng 3, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng nhằm tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để quản lý tốt lao động nhập cƣ nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH tại thành phố Hà Nội
2.2.3. Phương pháp so sánh
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích các hoạt động và các hiện tƣợng kinh tế xã hội. Phƣơng pháp so sánh giữa các đối tƣợng nghiên cứu với những tiêu chuẩn, đối tƣợng khác hay giữa các giai đoạn khác nhau nhằm làm nổi bật đƣợc các thông tin nghiên cứu. Phƣơng pháp sử dụng các tiêu chuẩn so sánh, đây là những tiêu chí đánh giá làm căn cứ để đối chiếu với đối tƣợng nghiên cứu. Các chỉ tiêu đƣợc dùng và các điều kiện so sánh phải đƣợc sử dụng đồng nhất, cần đƣợc quan tâm cả về không gian và thời gian. Phƣơng pháp so sánh đƣợc tác
giả sử dụng rất nhiều trong luận văn, việc so sánh các thời kỳ rất cần thiết để nghiên cứu sự vận động của các dòng lao động nhập cƣ. Quá trình nhập cƣ là những hiện tƣợng xã hội xuất hiện khi sự tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, chính vì những thay đổi vĩ mô rất khó xác định nên cần sử dụng phƣơng pháp so sánh để làm nổi bật xu hƣớng vận động của đối tƣợng trong những khoảng thời gian nhất định. Các đối tƣợng trong luận văn cũng đƣợc đối chiếu, so sánh qua các thời kỳ, các chính sách để làm nổi bật các thông tin nhằm đánh giá những tác động của đối tƣợng đến các mặt KT - XH thành phố. Việc làm nổi bật nội dung nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích, đƣa ra những nguyên nhân cốt lõi để làm cơ sở xây dựng các biện pháp cho luận văn. Các số liệu của phƣơng pháp so sánh đƣợc tác giả xử lý nhờ hỗ trợ từ máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng có khả năng phân tích và đƣa ra những hình ảnh trực quan để dễ dàng đối chiếu, so sánh.
2.2.4. Phương pháp thống kê
Các số liệu sau khi đƣợc lựa chọn kỹ lƣỡng, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả dùng các phần mềm máy tính hỗ trợ để tổng hợp và phân tích. Các số liệu sau khi thu thập đƣợc có hệ thống trong một khoảng thời gian nghiên cứu đƣợc phần mềm phân loại, thống kê và sắp xếp theo mục tiêu nghiên cứu để từ đó xây dựng lại các biểu đồ tạo ra cái nhìn trực quan, làm nổi bật xu hƣớng thay đổi qua từng giai đoạn của đối tƣợng nghiên cứu, giúp tác giả dễ dàng hơn trong việc phân tích theo từng nội dung trong luận văn. Phƣơng pháp thống kê có vai trò quan trọng trong việc phân tích số liệu, tổng hợp dữ liệu điều tra, xây dựng nhanh các xu hƣớng hỗ trợ việc phân tích. Thống kê giúp các số liệu có tính logic và nâng cao việc hiệu quả các luận điểm trong quá trình phân tích, diễn giải. Với số liệu phong phú, đa dạng qua các năm, việc thống kê đã đem lại những kết quả tích cực trong suốt quá trình phân tích luận văn.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI SAU KHI MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH NĂM 2008 3.1. Tổng quan về quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn nội thành Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH Hà Nội sau khi mở rộng địa giới 2008
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội trở thành địa phƣơng lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3.3289 km2, đồng thời cũng là địa phƣơng đứng thứ hai về dân số, các năm 2014, 2015, 2016 lần lƣợt tƣơng ứng là 7.095.900 ngƣời, 7.202.900 ngƣời và 7.328.400 ngƣời. Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam, với vị trí nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú đã sớm trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa giáo dục của cả nƣớc. Hiện nay, thành phố gồm 12 quận nội thành, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành [28], có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội cũng là đầu mối giao thông bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không và đƣờng sông tỏa đi các vùng khác trong cả nƣớc và Quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Hà Nội, có hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, đó là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Theo số liệu năm 2013 đất nông nghiệp Hà Nội chiếm 56%, đất phi nông nghiệp chiếm 41,4% và đất chƣa sử dụng chiếm 2,6% [5, tr. 68-69]. Điều này cho thấy sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, do sáp nhập một số huyện, xã vào Hà Nội nên tỷ lệ đất nông nghiệp tăng lên, đồng thời tỷ lệ lao động nông nghiệp và giản đơn cũng tăng lên, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển KT-XH và tác động đến cơ cấu lao động của khu vực nội thành.
Hình 3.1. Diện tích đất tự nhiên trên địa bàn Hà Nội (km2)
( Nguồn:Tổng cục thống kê)
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về tăng trưởng kinh tế, sau khi mở rộng địa giới, Hà Nội đã đạt đƣợc những
kết quả tích cực ở cả quy mô và tốc độ tăng trƣởng. Với tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội (GRDP) tăng trƣởng bình quân 9,3%/năm, đặc biệt năm 2010 tăng trƣởng GRDP là 11,1%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của Hà Nội luôn duy trì ở mức cao gấp 1,5 lần so với tăng trƣởng bình quân của cả nƣớc [5, tr. 70-73]. Tăng tƣởng kinh tế đã góp phần nâng cao mức thu nhập cho ngƣời lao động Hà Nội, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội gấp 1,3 lần GDP bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc. Về tăng trƣởng của các ngành và nhóm ngành trong nền kinh tế, công nghiệp và xây dựng do bị ảnh hƣởng mạnh từ khủng hoảng kinh tế nên tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm. Dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng bình quân khoảng 9,97%/năm, là nhóm ngành đƣợc thành phố ƣu tiên phát triển và có giá trị gia tăng lớn [5]. Mặc dù đạt đƣợc kết quả tích cực nhƣng nhìn chung tăng trƣởng của các ngành sau khi mở rộng địa giới hành chính thấp hơn giai đoạn trƣớc đó. Do sáp nhập một số tỉnh Hà Tây và một phần tỉnh Hòa Bình đã làm thay đổi cấu trúc cũng nhƣ tính chất của quá trình tăng trƣởng kinh tế Hà Nội. Cụ thể, trong cơ cấu kinh tế có sự gia tăng quy mô của
khu vực nông nghiệp và sản xuất công nghiệp dịch vụ truyền thống, lực lƣợng lao động tuy đông nhƣng phần lớn là lao động có trình độ chuyên môn thấp.
Hình 3.2. Tăng trƣởng GRDP trên địa bàn Hà Nội
(Nguồn: Tổng cục thống kê )
Mặt khác trình độ lao động có kỹ năng về công nghệ ở Hà Nội thấp hơn khá nhiều so với các nƣớc trong khu vực. Với vị thế của Thủ đô nhƣng Hà Nội đứng sau nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI, theo VCCI công bố, đứng thứ 51/63 tỉnh thành năm 2012, 33/63 năm 2013, 26/63 năm 2014, 24/63 năm 2015 và 14/63 năm 2016 [29]. Mặc dù có những bƣớc tiến đáng kể để cải thiện năng lực cạnh tranh nhƣng điều này cho thấy những bất cập của Hà Nội trong việc tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cả nƣớc và nƣớc ngoài. Các chính sách thu hút đầu tƣ vào công nghiệp còn chƣa thật hấp dẫn so với một số địa phƣơng khác, chƣa tập trung đầu tƣ có trọng điểm, quá trình tái cấu trúc theo ngành còn bất hợp lý.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sau khi mở rộng Hà Nội chuyển dịch đúng
hƣớng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đáp ứng phần nào yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.
Hình 3.3. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn Hà Nội (%)
(nguồn: Tổng cục thống kê)
Xây dựng Hà Nội là trung tâm xuất nhập khẩu, tài chính hàng đầu của cả nƣớc, phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đi đầu cả nƣớc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, gắn kết kinh tế Thủ đô với kinh tế vùng và cả nƣớc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội về cơ bản đạt mục tiêu đề ra, đạt đƣợc một trạng thái cơ cấu tƣơng đối hiện đại, đồng thời cũng đang hƣớng tới hình thành cơ cấu mới với chất lƣợng cao hơn, trong đó dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo.
Về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa theo hƣớng giảm tỷ trọng kinh tế nhà nƣớc và tăng tỷ trọng khu vực kinh tế tƣ nhân cũng nhƣ kinh tế có vốn FDI. Kinh tế tƣ nhân và cá thể thu hút 67% việc làm trên địa bàn, cao hơn so với kinh tế nhà nƣớc. Kinh tế FDI có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý hiện chiếm tỷ trọng 16,3% trong GRDP của Hà Nội [5]. Kinh tế có vốn FDI đƣợc kỳ vọng có vai trò quan trọng trong thu hút vốn và công nghệ, kỹ năng quản lý. Bên cạnh đó còn tồn tại những bất cập nhƣ việc chuyển sang cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp chƣa rõ nét từ khi mở rộng địa giới. Trong nội ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp còn tồn tại
những hạn chế về cơ cấu công nghệ lạc hậu, mang nặng tính chất gia công, chƣa có nhiều sản phẩm và doanh nghiệp với thƣơng hiệu mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Tƣơng quan giữa chuyển dịch lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chƣa phù hợp, năng suất lao động trong ngành nông nghiệp chỉ bằng 1/4 ngành công nghiệp và bằng 1/3 ngành dịch vụ [5]. Một nguyên nhân hết sức quan trọng là do thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng cho ngành dịch vụ, một số ngành dịch vụ quan trọng đóng vai trò hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác và thúc đẩy hội nhập, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại nhƣ tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ tăng