vào thành phố Hà Nội
Cần có thêm những quy định pháp luật rất cụ thể đối với lao động nhập cƣ vào Hà Nội, phản ánh thực tiễn và cập nhật thời sự hơn. Những văn bản quy định rõ việc quản lý thắt chặt kỷ cƣơng xã hội, những chính sách tạo điều kiện cho ngƣời lao động nhập cƣ có nhiều cơ hội hơn trong điều kiện môi trƣờng mới. Hệ thống văn bản pháp luật đƣợc ban hành cần có sự thống nhất đảm bảo ngƣời lao động nhập cƣ không gặp khó khăn trong quá trình giải quyết thủ tục. Một văn bản pháp luật có giá trị và hiệu lực pháp lý cao sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, những chính sách quản lý nhà nƣớc về nhập cƣ góp phần thực hiện đẩy nhanh cơ cấu lao động, phân bố hợp lý các nguồn lực, sử dụng hiệu quả lao động có chất lƣợng cao trong việc phát triển KT - XH thành phố.
Để xây dựng đƣợc những chính sách, văn bản phù hợp, bám sát với điều kiện thực tế, đòi hỏi thành phố phải có những cuộc điều tra dân số với quy mô lớn, tình trạng nhập cƣ, lao động làm việc trong các khu vực kinh tế, nhất là khu vực kinh tế phi chính thức để có số liệu chính xác, thời sự phản ánh đúng thực tế. Với những thông tin thu thập đầy đủ, phân tích những nguyên nhân và những mặt hạn chế để đi đến những giải pháp cốt lõi. Nhiều số liệu hiện nay thành phố còn thiếu, chính vì vậy sự phản ánh các vấn đề của các dòng lao động nhập cƣ chƣa thực sự khách quan. Vấn đề dân số nói chung và vấn đề lao động nhập cƣ hiện nay đang gia tăng mạnh trên địa bàn là những vấn đề rất cấp bách, thành phố cần tổ chức các chƣơng trình với sự đóng góp của những chuyên gia, các tổ chức quốc tế để có những chính sách hợp lý với sự vận động của dòng lao động nhập cƣ.
Ngoài những văn bản hành chính, Hà Nội cần xây dựng các giải pháp chính sách kinh tế, chính sách đầu tƣ, chính sách lao động việc làm… nhằm hỗ trợ,
khuyến khích ngƣời lao động nhập cƣ có cơ hội tiếp cận những công việc nhanh chóng, hiệu quả, thu hút các nhà đầu tƣ có cơ hội đầu tƣ các cơ sở kinh doanh chất lƣợng hơn tại những khu vực trung tâm thành phố, hoặc đầu tƣ nhiều hơn vào những khu công nghiệp, làng nghề chất lƣợng ở khu vực ngoại thành để giảm sự nhập cƣ vào trung tâm thành phố, xây dựng những khu đô thị mới vệ tinh, cân đối lại nhu cầu nhà ở cho ngƣời lao động. Những chính sách thu hút nguồn lực từ các nguồn vốn nƣớc ngoài nhƣ FDI, ODA… để tạo ra nguồn việc làm luôn đủ lớn cho lực lƣợng lao động nhập cƣ và ngƣời lao động trên địa bàn, giảm thiểu thất nghiệp cho ngƣời dân địa phƣơng khi xuất hiện các dòng lao động nhập cƣ vào Hà Nội quá ồ ạt. Thành phố cũng có những chính sách hợp lý, giao phó những công việc đầu tƣ mà các tổ chức tƣ nhân có thể đảm nhiệm, tƣ nhân hóa, xã hội hóa sẽ giúp xã hội có sự cạnh tranh công bằng và mang lại nhiều quyền lợi hơn cho ngƣời dân nói chung và lao động nhập cƣ nói riêng. Sự linh hoạt trong tổ chức, huy động nguồn vốn, tiến độ đảm bảo sẽ góp phần giải quyết những cản trở đang gây ra nhiều sức ép đến mọi mặt KT - XH. Với việc huy động xã hội hóa và tƣ nhân hóa, Hà Nội sẽ tập trung hơn trong việc quản lý và đƣa ra những định hƣớng, giải pháp vĩ mô nhằm cân bằng nhịp độ phát triển đô thị hóa với sự gia tăng nhanh chóng của các dòng lao động nhập cƣ vào nội thành Hà Nội.