- Nguy cơ lây lan cho cộng đồng do thiếu hiểu biết về cách đề phòng:
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC LÀM SẠCH KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN
- Dụng cụ tái sử dụng phải được làm sạch hoàn toàn trước khi khử khuẩn hay tiệt khuẩn.
- Dụng cụ tái sử dụng được tráng và lau khô đúng cách trước khi khử khuẩn hay tiệt khuẩn và để khô trước khi lưu giữ.
- Dụng cụ vô trùng được tiếp nhận phải được giữ vô trùng cho đến khi sử dụng.
- Nên tuân theo những khuyến cáo của nhà sản xuất về các dịch vụ chăm sóc và bảo t5rì sản phẩm,bao gồm thông tin về:
+ Khả năng tương thích của thiết bị với các hóa chất sát khuẩn.
+ Liệu thiết bị có chịu được nước hay có thể ngâm trong nước để làm sạch không?
Dụng cụ điều trị hô hấp và gây mê cần được khử khuẩn ít nhất là mức độ cao.
- Quy trình tiệt khuẩn phải được giám sát bằng các chit thị cơ học và hóa học
- Sau khi tái xử lý phải duy trì độ tiẹt khuẩn cho đến thời điểm sử dụng. - Nếu dùng lại dụng cụ sử dụng một lần phải theo dõi độ an toàn.
- Tiệt khuẩn chớp nhoáng không được khuyến cáo và chỉ nên sử dụng ở cấp cứu và không bao giờ dùng cho các thiết bị implant.
- Phải có nhân viên huấn luyện đặc biệt, thành thạo chịu trách nhiệm giám sát việc khử khuẩn và tiệt khuẩn.
LÀM SẠCH
Định nghĩa: làm sạch là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình tái xử lý dụng cụ, và quyết định hiệu quả của việc khử khuẩn và tiệt khuẩn sau đó. Làm sạch là một hình thức khử bẩn nhằm loại bỏ các chất hữu cơ, muối và các vết bẩn nhìn thấy được bằng nước, nhiệt, chất kháng khuẩn và bàn chải. Một số thiết bị (cây treo dịch truyền, xe lăn…) đôi khi không cần khử khuẩn, tiệt khuẩn thêm chỉ cần làm sạch.
- Nếu dụng cụ không thể làm sạch ngay thì có thể dùng khử nhiễm bước đầu để làm giảm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh. Nên phân loại dụng cụ và sau đó ngâm vào dd khử khuẩn mức độ thấp đến trung bình.
- Làm sạch có thể bằng thuốc tẩy, chất làm sạch có enzyme, hay nhiệt độ cao, hay sử dụng thiết bị cơ học như máy rửa dụng cụ hay máy rửa khử khuẩn, dd enzyme giúp cho loại bỏ những vết bẩn bám chặt khi nước hay thuốc tẩy không hiệu quả.
- Dụng cụ sau khi sử dụng phải được tráng và lau khô đúng cách trước khi khử khuẩn hay tiệt khuẩn không bị trung hòa. Cần lau khô dụng cụ vì nước có thể làm giảm tác động của hóa chất khử khuẩn.
- Nhân viên chịu trách nhiệm làm sạch dụng cụ bị nhiễm phải được mang dụng cụ phòng hộ cá nhân thích hợp để tránh bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh tiềm tàng, hóa chất và cũng nên tiêm ngừa viêm gan B.
KHỬ KHUẨN
Khử khuẩn là phương pháp dùng những quy trình hóa học để loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh, các dạng vi khuẩn trên đồ vật được nhận biết, nhưng không loại bỏ hẳn tất cả (không diệt được bào tử vi khuẩn). Có 3 phương pháp khử khuẩn chính: (Cao, trung bình, thấp)
+ Sức đề kháng của vi sinh vật + Nồng độ của vi sinh vật + Loại vật liệu
+ Cường độ và thời gian xử lý: nồng độ của chất khử khuẩn (sử dụng lần đầu và lần sau), nhiệt độ, thời gian tiếp xúc, pH dd, độ cứng pha loãng và chất cặn lắng còn lại sau làm sạch.
* Khử khuẩn bằng hóa chất:
- Vi sinh vật có độ nhạy cảm khác nhau với chất khử khuẩn. Vi khuẩn thực vật và virus có võ bọv thường nhạy cảm nhất, bào tử vi khuẩn và vi sinh vật đơn bào đề kháng nhất. Phân loại các mức độ khử khuẩn khác nhau cho từng loại vi sinh vật là cần thiết.
- Phải tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất về thời gian tiếp xúc, hòa lẫn hóa chất. Nếu nồng độ của chất khử khuẩn quá thấp, hiệu quả sẽ giảm. Nếu nồng độ quá cao, sẽ tăng nguy cơ hư hại dụng cụ và gây độc cho người sử dụng.
- Nên sử dụng các que thử hóa học để xác định nồng độ của thành phần có hoạt tính đủ hiệu quả hay không, dù có tái sử dụng hay pha loãng. Tuy nhiên, không nên sử dụng những que thử hóa học này để gia hạn việc sử dụng hóa chất diệt khuẩn khi nó đã hết hạn sử dụng.
- Rửa sạch cẩn thận bằng nước tiệt khuẩn hay nước lọc sau khi ngâm hóa chất. Nếu không áp dụng được, có thể dùng nước máy hay nước lọc rồi sau đó tráng lại bằng alcohol và thổi khô.
- Những quy trình chuyên biệt nên được thực hiện sau khi khử khuẩn hóa học và để khô, tránh tái nhiễm trong quá trình đóng gói cho dụng cụ.
Khử khuẩn theo phương pháp Pasteur
Khử khuẩn theo phương pháp Pasteur là quá trình khử khuẩn bằng nước nóng được thực hiện bằng việc sử dụng lò hấp Pasteur tự động hóa hay máy rửa khử khuẩn. Những dụng cụ bán thiết yếu thích hợp với phương pháp khử khuẩn Pasteur, bao gồm dụng cụ hô hấp và gây mê. Ngâm những dụng cụ này trong nước > 75oC trong 30p là biện pháp có thể lựa chọn thay cho hóa chất khử khuẩn. Những dụng cụ được tiệt trùng theo phương pháp Pasteur phải được làm sạch bằng chất tẩy và nước trước khi đem khử khuẩn. Dụng cụ phải được ngâm hoàn toàn trong nước trong suốt quá trình xử lí.
Những thuận tiện của phương pháp này là không độc, chu kì khử khuẩn nhanh, chi phí máy móc và bảo dưỡng vừa phải. Những bất lợi chính của phương pháp này là không diệt được bào tử, có thể gây bỏng, thiếu sự tiêu chuẩn hóa về trang thiết bị và khó đánh giá được hiệuquả của quy trình. Sau khi khử khuẩn thoe
phương pháp Pasteur, dụng cụ phải được làm khô và ngăn tái nhiễm trong suốt quá trình lưu trữ và vận chuyển.
* Chiếu đèn cực tím:
+ Những vi sinh vật bị bất hoạc bởi ánh sáng cực tím ở bước sóng từ 250 – 280 nm. Hiệu quả diệt khuẩn của đèn là nhờ vào bước sóng của đèn, do đó khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào độ dài của sóng, nhiệt độ, loại vi sinh vật và cường độ tia cực tím (bị ảnh hưởng bởi khoảng cách và ống dẫn). Nếu không có máy đo bước sóng của đèn thì nên thay đèn mỗi 6 tháng cho dù đèn vẫn còn sáng.
+ Chiếu tia cực tím diệt khuẩn là phương pháp làm sạch không khí có thể dùng để hỗ trợ các biện pháp kiểm soát lao hay một số vi sinh vật gây bệnh khác, nhưng không dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng trong phòng mổ.
+ Đèn cực có hiệu quả tốt hơn nếu được lắp đặt ở ống thông khí vì tạo ra sự phát tia cực tím mạng, vì ánh sáng cực tím ở trong ống nên nguy cơ phơi nhiễm với tia cực tím được giảm hay loại trừ. Gắn thêm đèn cực tiếp ở ống thông khí hay ở những khu vực nguy cơ cao như phòng soi phế quản, phòng sinh thiết hay những khu vực nơi có thể gặp những bệnh nhân lao.
+ Ánh sáng cực tím có thể gây bỏng da và mắt, và trên lý thuyết có thể gây đục thủy tinh thể và ung thư da.