Xử lý chất thải y tế

Một phần của tài liệu ÔN THI VIÊN CHỨC PHẦN LÝ THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG xét tuyển ngạch CAO ĐẲNG điều DƯỠNG (Trang 34 - 37)

1. Xử lý chất thải răn bệnh viện:

- Là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến khi tiêu hủy bao gồm: 5 khâu chức năng.

- Chất thải từ các cơ sở y tế phải được phân loại nguồn. Chỉ với phân loại tại nguồn, rác thải mới có thể được tách riêng để tái chế với chi phí hiệu quả và xửu lí tiêu hủy hài hòa với môi trường. Việc phân loại phải được thực hiện bởi tất cả những người tạo ra chất thải.

- Bệnh viện phân loại rác thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn phát sinh chất thải trong các thùng, túi theo mẫu mã màu khác nhau. Xem quy chế của Bộ Y Tế về phân loại chất thải. Các hướng dẫn phân loại và xác định nên được đặt tại mỗi điểm thu gom để đảm bảo quy trình xử lí hợp lý. Các màu quy định:

- Màu xanh đựng chất thải thông thường. - Màu trắng đựng chất thải tái chế.

- Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.

- Yêu cầu thùng rác: có màu theo quy định, có nắp đậy, có chân đạp và dễ cọ rửa, có lót túi nilon đúng màu quy định. Trên túi có vạch ghi rõ “ không đựng quá vạch này “ ở mức ¾ túi. Có dây buộc đi theo túi.

- Bơm tiêm và vật sắt nhọn phân loại riêng và cho vào thùng đựng đồ vật sắt nhọn theo đúng quy định.

- Xe rác cũng chia thành 2 loại riêng: xe rác sinh hoạt và xe rác y tế.

- Đôi với các chất thải y tế nguy hiểm có chứa nguy cơ lây nhiễm cao cần thực hiện xử lý ban đầu bằng hóa chất trước khi thu gom đến nơi tập trung chất thải.

- Rác được giữ lại tại nhà chứa rác. Nhà chứa rác có đảm bảo một số quy chế như: cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, lối đí, có phân chia chất thải y tế riêng biệt với chất thải sinh hoạt, có tường xây xung quanh.

- Các chất thải phóng xạ dạng rắn như bơm tiêm, lọ, găng tay có phóng xạ được phân làm 2 nhóm theo thời gian bán rã, được để riêng bảo quản trong kho đợi qua từ 8-10 chu kì bán rã của loại đồng vị đó và sau đó được hủy như chất thải lâm sàng.

- Hai loại chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được xử lí khác nhau. - Có hồ sơ vận chuyển chất thải: có hệ thống sở sách theo dõi lượng chất thải phát sinh và phiếu theo dõi lượng chất thải được chuyển tiêu hủy hàng ngày. Phiếu vận chuyển bao gồm các mục: khối lượng chất thải phát sinh, khối lượng chất thải được vận chuyển tiêu hủy, tên và chữ ký người giao-người nhận-người tiêu hủy chất thải.

Các công nghệ xử lí chất thải rắn:

a) Thiêu đốt.

* Ba loại công nghệ lò đốt cơ bản để xử lí chất thải y tế:

- Lò nhiệt phân 2 buồng: được thiết kế đặc biệt để thiêu đốt chất thải y tế nhiễm trùng.

- Lò một buồng chỉ nên sử dụng khi không có lò nhiệt phân;

- Lò quay vận hành ở nhiệt độ cao, có thể phá hủy chất gây độc gen và hóa chất chịu nhiệt. b) Chôn lấp. c) Khử trùng hóa chất. d) Xử lí nhiệt ướt. e) Bức xạ vi sóng. g) Trợ hóa. 2. Kỹ thuật xử lí chất thải lỏng.

Môi trường nước thải bệnh viện chịu ảnh hưởng chủ yếu từ nước thải y tế và nước sinh hoạt. Nước thải y tế phát sinh do quá trình khám chữa bệnh có đặc tính là khi chưa phân hủy có màu đỏ nâu, chứa nhiều cặn lơ lửng, hóa chất, thuốc men. Vi khuẩn, mầm bệnh và các phế thải khác, có mùi tanh khó chịu.

Nước thải sinh hoạt phát sinh do quá trình hoạt động đời sống của con người trong thời gian bệnh viện hoạt động như ăn uống, vệ sinh… có đặc tính là khi chưa phân hủy có màu nâu đen, chứa nhiều cặn lơ lửng, các mảnh vụn của thức ăn, dầu mỡ, vụn gỗ, nhựa và các phế thi khác.

- Các thông số quan trọng cần đánh giá trong xử lí chất thải: pH, BOD5, COD, SS, vi sinh vật gây bệnh.

- Các công nghệ xử lí chất thải lỏng có thể sử dụng: + Hóa chất

+ Vi sinh

+ Kết hợp hóa chất và vi sinh

- Phương án dành cho bệnh viện có nguồn lực hạn chế

- Khi cơ sở y tế không thể xây dựng được hệ thống xử lí chất thải, một hệ thống bể chứa là yêu cầu tối thiểu để xử lí nước. Hệ thống trên gồm hai bể liên tiếp để có thể làm sạch tới mức có thể chấp nhận được.

Sau hai bể chứa, dòng chảy qua được lọc qua đất, lợi dụng khả năng lọc của đất. Không có giải pháp an toàn để tiêu hủy nước thải của một bệnh viện không đủ tiền làm hệ thống xử lí nước thải và không có không gian để xây dựng hệ thống bể chứa.

Một giải pháp có thể chấp nhận được là nước thải được lọc tự nhiên qua đất xốp, nhưng phải đặt ở ngoài xa vùng dẫn nước của tầng ngầm nước được khai thác để sản xuất nước uống hoặc cấp nước cho cơ sở y tế.

- Các yêu cầu an toàn tối thiểu cần phải tuân thủ theo như sau:

+ Bệnh nhân có bệnh đường ruột nên được cách ly trong phòng nơi chất thải của họ có thể được thu gom trong bô để khử trùng hóa học; điều này là vô cùng quan trọng trong trường hợp có dịch tả, và khi đó cần đến chất khử trùng mạnh.

+ Không được đổ hóa chất và dược phẩm xuống cống thải.

+ Bùn từ hầm chứa phân nên được phơi khô và khử trùng hóa học.

+ Nước thải từ cơ sở y tế không bao giờ sử dụng vào mục đích nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản, không thải ra nguồn nước tự nhiên đang sử dụng cho tưới tiêu mùa màng, sản xuất nước uống hoặc mục đích tái sản xuất.

+ Các cơ sở y tế nông thôn quy mô nhỏ ứng dụng chương trình quản lí chất thải y tế tối thiểu có thể thải nước thải vào môi trường.

Một phần của tài liệu ÔN THI VIÊN CHỨC PHẦN LÝ THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG xét tuyển ngạch CAO ĐẲNG điều DƯỠNG (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w