Nguy cơ hăm loét da vùng xung quanh hậu môn do tiêu chảy nhiều:

Một phần của tài liệu ÔN THI VIÊN CHỨC PHẦN LÝ THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG xét tuyển ngạch CAO ĐẲNG điều DƯỠNG (Trang 25)

trẻ đi tiêu nhiều lần dễ làm hậu môn hăm, loét, trợt và đỏ vùng da quanh hậu môn, vì vậy cần phải:

+ Thay tã lót thường xuyên giữ vệ sinh và da vùng hậu môn khô ráo

+ Rửa sạch hậu môn, đùi bằng xà phòng hay nước ấm để tránh phân trẻ dính vào là tác nhân gây kích thích da

+ Thoa phấn chống hăm để giữ da luôn khô thoáng.

+ Nếu da bị đỏ hoặc loét trợt thì nên để thoáng khí bất cứ lúc nào có thể được, để kích thích lên da non làm chỗ loét trợt mau lành hơn.

+ Quan sát theo dõi vùng da quanh hậu môn để phát hiện các biểu hiện bất thường báo bác sĩ xử lý kịp thời.

- Người nhà thiếu hiểu biết về chăm sóc trẻ:

+ Cung cấp cho bà mẹ và gia đình những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến khám ngay.

* Trẻ tiêu nhiều lần, phân nhiều nước. * Nôn nhiều lần.

* Khát nước nhiều.

* Không chịu ăn hoặc bỏ bú. * Sốt cao.

* Phân có máu.

+ Nếu trẻ có sốt, hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ sốt cao tại nhà.

+ Cung cấp các thông tin cần thiết giải thích lý do cần phải tuân thủ các biện pháp điều trị và chăm sóc cho trẻ

+ Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm đúng phương pháp.

+ Tập cho trẻ thói quen: ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh

+ Hướng dẫn cho gia đình cách phòng ngừa lây lan cho cộng đồng.

+ Hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà sau khi ra viện và khi nào thì cần phải đưa trẻ quay trở lại khám bệnh.

Một phần của tài liệu ÔN THI VIÊN CHỨC PHẦN LÝ THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG xét tuyển ngạch CAO ĐẲNG điều DƯỠNG (Trang 25)