Kết quả kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín – chi nhánh hà nội (Trang 44 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín

3.1.4. Kết quả kinh doanh của ngân hàng

3.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản và nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn. Hoạt động huy động vốn của Vietbank Hà Nội đƣợc tiến hành chủ yếu từ việc nhận tiền gửi của khách hàng cá nhân và tổ chức trong nƣớc. Thị phần về huy động vốn của Vietbank Hà Nội tƣơng đối cạnh tranh so với các ngân hàng tƣơng đƣơng trên cùng địa bàn. Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn bằng VNĐ tƣơng đối đa dạng, hƣớng tới từng đối tƣợng khách hàng cụ thể nhƣ: Sản phẩm tiết kiệm linh hoạt vốn giúp khách hàng có thể rút gốc linh hoạt trong thời

gian gửi mà số vốn gốc còn lại vẫn đƣợc giữ nguyên lãi suất và kỳ hạn gửi; Sản phẩm tiết kiệm lãnh lãi trƣớc cho phép khách hàng nhận lãi ngay khi gửi tiền với lãi suất cao; Sản phẩm tiết kiệm tích tài hoặc sản phẩm tiết kiệm nhân đôi khách hàng không chỉ nhận đƣợc mức lãi suất hấp dẫn mà còn linh hoạt chọn kỳ lãnh lãi, rút trƣớc hạn mà không phải trả lại số tiền lãi của các kỳ lãnh lãi trƣớc đó đã nhận,... Tuy nhiên hoạt động huy động vốn hiện nay tại Vietbank Hà Nội nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn rất khó khăn do NHNN đặt trần lãi suất huy động thƣờng thấp, lãi suất huy động luôn trong tình trạng cạnh tranh quyết liệt.

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn tại Vietbank Hà Nội Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 1.446,85 100 2.758,4 100 3.421,24 100 3.913,60 100 Theo loại hình

Tiền gửi thanh toán+ký quỹ+chuyên dùng 139,35 9,63 270,32 9,8 341,45 9,98 469,62 12

Tiền gửi có kỳ hạn 1.307,5 90,37 2.488,08 90,2 3.079,79 90,02 3.542,98 88

Theo đối tượng

Tổ chức kinh tế 685,55 47,38 1.279,14 46,37 1.574,64 46,03 1.880,34 48,05

Dân cư 761,30 52,62 1.479,26 53,63 1.846,6 53,97 2.033,26 51,95

Theo loại tiền

Việt Nam đồng 1.142,51 78,97 2.241,20 81,25 2.736,32 79,98 3.053,87 78,03

Ngoại tệ quy VNĐ 304,34 21,03 517,20 18,75 684,92 20,02 859,73 21,97

Phát hành CTCG - - - - - - - -

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng vốn huy động của Vietbank Hà Nội có sự tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc, năm 2015 đạt 1.446,85 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.758,40 tỷ đồng ; năm 2017 đạt 3.421,24 tỷ đồng, năm 2018 đạt 3.913,60 tỷ đồng.

Về cơ cấu vốn huy động

* Theo loại hình: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ lệ cao

trong các loại hình và có xu hƣớng tăng lên qua các năm, luôn chiếm trên 90% trong tổng vốn huy động.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.2. Cơ cấu vốn huy động theo loại hình

* Theo đối tượng: Tỷ lệ vốn huy động từ dân cƣ của VIETBANK Hà Nội

trong những năm qua có sự tăng lên rõ rệt và chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm trên 50%:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.3. Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tƣợng

* Theo loại tiền: Tiền gửi VND vào Vietbank Hà Nội vẫn chiếm tỷ trọng lớn,

là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng. Tỷ lệ tiền gửi VND của VIETBANK Hà Nội luôn chiếm trên 78% tổng nguồn vốn huy động qua các năm.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.4. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ

Bên cạnh huy động vốn bằng VND, Vietbank Hà Nội cũng huy động USD nhất là nguồn thu ngoại tệ từ nƣớc ngoài thông qua hoạt động tài trợ thanh toán

không chỉ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà còn kinh doanh trên thị trƣờng liên ngân hàng.

3.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn

Trên cơ sở nguồn vốn huy động ổn định và liên tục phát triển, Vietbank Hà Nội đã mở rộng hoạt động sử dụng vốn trong đó tập trung vào hoạt động tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn hoạt động nói riêng và nền kinh tế nói chung. Với sự nỗ lực tìm kiếm thị trƣờng, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh nên hoạt động tín dụng của VIETBANK Hà Nội đã có những kết quả khả quan với phƣơng châm “Tăng cƣờng công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lƣợng tín dụng và xây dựng hệ thống khách hàng truyền thống theo đúng định hƣớng của Vietbank”.

Tuy nhiên do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng nhà nƣớc, sự bất ổn của nền kinh tế và tình trạng nợ xấu phát sinh nhiều nên dƣ nợ cho vay của VIETBANK Hà Nội có xu hƣớng giảm qua các năm từ 2015. Qua bảng 3.5, ta có thể thấy: Năm 2016 giảm 16,19% so với năm 2015; năm 2017 giảm 14,33% so với năm 2016; tuy nhiên năm 2018 lại tăng so với năm 2017 là 12% và đạt dự nợ là 2.645,83 tỷ đồng.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.5. Tổng dƣ nợ tín dụng qua các năm

*Về cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng vay: Đối tƣợng cho vay chủ

*Về cơ cấu dư nợ theo thời gian: Vietbank Hà Nội luôn đảm bảo tăng trƣởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn, sử dụng vốn an toàn, hiệu quả. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đảm bảo tỷ lệ thấp hơn của quy định của NHNN là 30%. Dƣ nợ tín dụng của Vietbank Hà Nội tập trung vào cho vay trung dài hạn là chủ yếu, thƣờng chiếm trên 60% tổng dƣ nợ, điều này cũng phù hợp với định hƣớng khách hàng của Vietbank.

Hình 3.6. Tổng dƣ nợ tín dụng phân theo kỳ hạn

*Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ: Dƣ nợ của Vietbank Hà Nội chủ yếu là

VNĐ do tập trung vào các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất trong nƣớc. Phần dƣ nợ ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Bảng 3.2. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng tại Vietbank Hà Nội theo các chỉ tiêu Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2015 Tỷ trọng (%) 31/12/2016 Tỷ trọng (%) 31/12/2017 Tỷ trọng (%) 31/12/2018 Tỷ trọng (%) A Tổng dƣ nợ 3.290,18 100 2.757,5 100 2.362,35 100 2.645,83 100

B Tăng trƣởng tín dụng so với năm

trƣớc 83,81 85,67 112

I. Phân theo đối tượng

1 Tổ chức kinh tế 2.404,48 73,08 2.065,64 74,91 1.715 72,60 1,883,84 71,20

1.1 Xây dựng 559,55 23,27 493,69 23,90 415,55 24,23 537,21 28,52

1.2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 335,70 13,96 314,39 15,22 210,09 12,25 224,57 11,92

1.3 Sản xuất chế biến thực phẩm 267,07 11,11 252,63 12,23 257,55 15,02 288,65 15,32 1.4 Thương mại dịch vụ 523,02 21,75 420,97 20,38 305,28 17,80 326,94 15,35 1.5 Giao thông 296,93 12,35 223,30 10,81 151,37 8,83 191,04 10,14 1.6 Khách sạn và nhà hàng 100,41 4,18 112,16 5,43 153,73 8,96 111,89 5,94 1.7 Ngành khác 321,80 13,38 248,50 12,03 221,43 12,91 203,54 10,80 II Cá nhân 885,70 26,92 691,86 25,09 647,35 27,40 761,99 28,80

II. Phân theo kỳ hạn

1 Ngắn hạn 1.000,53 30,41 989,39 35,88 867,93 36,74 951,44 35,96

2 Trung dài hạn 2.289,65 69,59 1.768,11 64,12 1.494,42 63,26 1.694,39 64,04

III. Phân theo loại tiền

*Về chất lượng tín dụng: Trong các năm hoạt động, công tác kiểm soát rủi ro tích cực trong hoạt động cho vay luôn đƣợc chú trọng tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn, việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ nên nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Năm 20187, tỷ lệ nợ xấu của Vietbank Hà Nội ở mức 2,01%, tƣơng ứng 53,18 tỷ đồng. Tuy nhiên, Vietbank Hà Nội vẫn đang tích cực thực hiện các biện pháp trong việc xử lý nợ xấu phát sinh.

3.1.4.3. Các dịch vụ trung gian

Các dich vụ trung gian cũng tạo ra nguồn thu phí dịch vụ ròng tƣơng đối ổn định của Vietbank Hà Nội. Nguồn thu dịch vụ ròng của Vietbank Hà Nội bao gồm thu từ kinh doanh ngoại tệ, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ hoạt động bảo lãnh và dịch vụ khác. Nguồn thu từ các dịch vụ truyền thống (thu phí thanh toán trong nƣớc, phát hành bảo lãnh). Bên cạnh hoạt động thanh toán trong nƣớc, Vietbank Hà Nội cũng rất chú trọng và từng bƣớc phát triển thanh toán quốc tế. Với thái độ phục vụ niềm nở, lịch sự, nhiệt tình và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ ngày càng đƣợc nâng cao đáp ứng tốt yêu cầu của việc thực hiện xử lí các nghiệp vụ phát sinh, số lƣợng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều, khối lƣợng giao dịch cũng tăng liên tục.

3.1.4.4. Phát hành và thanh toàn thẻ tín dụng

Cuối năm 2017, Vietbank lần đầu tiên ra mắt thẻ tín dụng đồng thƣơng hiệu VIETBANK đƣợc chấp nhận thanh toán tại trên 25 triệu điểm thanh toán trên toàn thế giới. Tính đến nay Vietbank Hà Nội đã phát hành đƣợc trên 350 thẻ tín dụng mang thƣơng hiệu bản thân, tuy là con số không hề lớn so với các ngân hàng quy mô lớn khác nhƣng đối với Vietbank, việc ra mắt đƣợc thẻ tín dụng mang thƣơng hiệu độc lập của ngân hàng thay vì thẻ liên kết Vietbank - ACB trƣớc đây thì đây đƣợc cho là bƣớc tiến mới của riêng ngân hàng Vietbank.

3.1.4.5. Các dịch vụ khác

- Công nghệ: Để phục vụ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng về số lƣợng và

chất lƣợng của khách hàng, Vietbank tiếp tục ổn định hoạt động hệ thống Corebanking, ứng dụng vào sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao an toàn và bảo

mật, ứng dụng vào công tác quản trị điều hành; đồng thời cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại, những tiện ích cao cấp cho khách hàng, đặc biệt là những sản phẩm về ngân hàng điện tử nhƣ chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, gửi tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn tự động... đƣợc đƣa vào sử dụng năm 2012 và đƣợc nâng cấp vào năm 2016. Các dịch vụ và tiện ích này giúp khách hàng thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại hay máy tính kết nối Internet. Dịch vụ Core-banking của Vietbank sẽ giúp khách hàng thực hiện các giao dịch một cách an toàn, nhanh chóng và thuận lợi nhất.

- Công tác tiền tệ kho quỹ: Luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra

sai sót, ảnh hƣởng đến khách hàng cũng nhƣ uy tín của Vietbank.

- Công tác kiểm tra kiểm soát: Thƣờng xuyên đƣợc thực hiện theo chƣơng

trình của Vietbank trên các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là công tác nghiệp vụ nguồn vốn, tín dụng, kế toán, và kho quỹ. Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ đƣợc bố trí sâu rộng xuống từng đơn vị kinh doanh dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm toán nội bộ, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc. Hàng năm, Ban kiểm soát đã chỉ đạo Ban kiểm toán nội bộ thực hiện các cuộc kiểm tra, kiểm toán tại các đơn vị của VIETBANK và cử cán bộ Kiểm toán nội bộ tham gia vào các đoàn kiểm toán của các Phòng, ban chuyên môn Trụ sở chính đi kiểm tra theo chuyên đề tại các Chi nhánh, PGD, QTK toàn hệ thống. Ngoài việc kiểm tra trực tiếp thì công tác giám sát từ xa cũng đƣợc đã đƣợc tăng cƣờng đẩy mạnh nhằm đánh giá các mặt hoạt động của đơn vị trong toàn hệ thống từ đó phát hiện ra các dấu hiệu liên quan đến rủi ro hoạt động tín dụng, hoạt động ngoại hối, các tỷ lệ đảm bảo an toàn và giao dịch hàng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín – chi nhánh hà nội (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)