Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ thanh hóa (Trang 26 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút nguồn vốn doanh nghiệp

1.2.3. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN

1.2.3.1. Đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động KH&CN

a) Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động KH&CN

Đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động KH&CN chính là đầu tƣ phát triển. Nó là nguồn vốn đƣợc doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tƣ phát triển KH&CN nhằm làm tăng năng lực KH&CN của doanh nghiệp, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Hoạt động KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác.

Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động KH&CN (Theo Thông tư 15/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định về các nội dung được chi từ Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp) bao gồm:

Cấp kinh phí để thực hiện các đề tài, dự án KH&CN của doanh nghiệp. Đề tài, dự án KH&CN của doanh nghiệp phải đƣợc xây dựng và chịu trách nhiệm, tổ chức thực hiện theo những quy định của Nhà nƣớc về thủ tục xét duyệt, nghiệm thu (có Hội đồng đánh giá đầu vào, Hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả đầu ra) và kết quả đề tài đƣợc Hội đồng KH&CN đánh giá, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định về KH&CN, đƣợc áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hỗ trợ phát triển KH&CN của doanh nghiệp tại Việt Nam:

Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp (xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở thử nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển).

Mua bản quyền công nghệ, quyền sử dụng, quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thông tin KH&CN, các tài liệu, sản phẩm có liên quan để phục vụ cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.

Trả lƣơng, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức KH&CN để thực hiện các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp.

Chi phí cho đào tạo nhân lực KH&CN của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.

Chi cho các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất phải có xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nƣớc về KH&CN theo quy định của pháp luật về KH&CN tại Việt Nam.

Chi phí cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về KH&CN với các doanh nghiệp trong nƣớc. Các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về KH&CN nêu tại điểm này phải đƣợc cơ quan quản lý Nhà nƣớc về KH&CN tại Việt Nam phê duyệt.

Tuy nhiên, hoạt động KH&CN ở doanh nghiệp không chỉ là các hoạt động đƣợc chi từ Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Trên thực tế, có những khoản chi không thuộc các nội dung tại Thông tƣ 15 nhƣng có thể coi là đầu tƣ cho hoạt động KH&CN, chẳng hạn nhƣ vốn đối ứng của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp nhà nƣớc mà doanh nghiệp là đơn vị chủ trì thực hiện. Có những nội dung chi nhƣ chi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, chi phí xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến vv... có đƣợc coi là đầu tƣ cho hoạt động KH&CN hay không? Nhƣ vậy, việc xác định chính xác hoạt động nào trong doanh nghiệp là hoạt động KH&CN; nội dung chi nào đƣợc coi là đầu tƣ cho KH&CN ... là rất cần thiết để làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ cho hoạt động KH&CN.

c) Đặc điểm của nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN

Một là, đối tƣợng đầu tƣ không chỉ đơn thuần là hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận trực tiếp mà khoản đầu tƣ này lấy đối tƣợng là phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai tìm kiếm, phát hiện tri thức mới và từ đó đề xuất ra các phƣơng pháp mới thúc đẩy quá trình sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Hai là, đầu tƣ cho KH&CN là hoạt động đầu tƣ mang tính rủi ro cao đối với doanh nghiệp. Sản phẩm của dự án KHCN là tri thức mới, công nghệ mới nên khó định lƣợng, đƣợc thể hiện dƣới dạng vật chất hữu hỉnh nhƣ các phát minh, sáng chế hoặc ý tƣởng công nghệ. Thực tế cho thấy sự thành công trong việc tạo ra tri thức, công nghệ có khả năng chuyển giao, thƣơng mại hóa kết quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ kinh tế, kỹ thuật, tài chính, thị

trƣờng...Do đó, đầu tƣ vào các dự án KHCN trong doanh nghiệp có độ mạo hiểm và rủi ro cao.

Ba là, khoa học công nghệ là yếu tố đầu vào rất quan trọng để biến đổi các nguồn lực sản xuất, là thƣớc đo phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng do áp lực cạnh tranh và lợi nhuận từng doanh nghiệp phải coi phát triển khoa học và đổi mới công nghệ sản xuất là một đòi hỏi có tính sống còn. Đầu tƣ cho hoạt động KH&CN trƣớc hết phải là hoạt động đầu tƣ cho sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp vì khoản đầu tƣ này gắn liền với lợi ích thiết thân của doanh nghiệp.

1.2.3.2. Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp cho KHCN

Đối với hoạt động KH&CN vốn đầu tƣ có vai trò là điều kiện tiên quyết, đặc biệt là vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp. Nếu không có vốn các dự án KHCN mới chỉ dừng lại ở ý tƣởng và mong muốn chứ không thể thành hiện thực. Vốn đầu tƣ là điều kiện không thể thiếu đƣợc để nâng cao năng lực KH&CN của doanh nghiệp nói riêng, tổ chức và quốc gia nói chung.

a) Tính cấp thiết về nhu cầu đầu tư rất lớn cho KHCN với tình trạng thiếu vốn và sự hạn hẹn của ngân sách nhà nước

Ngoài nguồn vốn đầu tƣ ít ỏi từ ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho KH&CN (Từ năm 2000 Nhà nƣớc ta đã chi 2% ngân sách cho phát triển KHCN tƣơng đƣơng 0,5-0,6% GDP), ở nƣớc ta doanh nghiệp gần nhƣ còn đứng ngoài, các thành phần kinh tế cũng ít đầu tƣ cho KH&CN. Theo các nghiên cứu gần đây, để trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020 KH&CN nƣớc ta phải đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ở các ngành kinh tế trọng điểm nhƣ công nghệ sinh học, sản xuất lƣơng thực, chế biến nông – lâm- thủy sản…ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học hiện đại nhằm tiếp cận với trình độ thế giới trong một số lĩnh vực quan trọng làm cơ sở vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại. Để đạt đƣợc trình độ đó, mức đầu

tƣ tối thiểu hằng năm cho KH&CN phải trên 2% GDP. Thế nhƣng mức đầu tƣ này ở nƣớc ta vẫn còn khiêm tốn so với các nƣớc trong khu vực.

Một số nguồn vốn chính ngoài ngân sách Nhà nƣớc có thể huy động cho hoạt động KH&CN: Nguồn vốn doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng và các doanh nghiệp KHCN); nguồn vốn do các tổ chức, cá nhân tự bỏ ra để thực hiện các hoạt động KHCN; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ, ứng dụng KH&CN; nguồn vốn hợp tác quốc tế và tài trợ của các cá nhân các tổ chức quốc tế. Trong các loại nguồn vốn trên, vốn đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động KHCN quyết định tính chất xã hội hóa về lĩnh vực đầu tƣ tài chính cho hoạt động KHCN và là nguồn lực tài chính quan trọng để phát triển KH&CN. Đây là nguồn vốn có sự phát triển và đổi thay khá mạnh khi nền kinh tế có sự chuyển biến. Các doanh nghiệp luôn là lực lƣợng đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nêu gƣơng về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Doanh nghiệp đầu tƣ sẽ mang lại hiệu quả cao bởi họ quan tâm đến kết quả đƣa vào ứng dụng, sản xuất. Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân khẳng định: “Quốc gia nào khai thác đƣợc đầu tƣ của doanh nghiệp vào khoa học công nghệ thì mới phát triển đƣợc, nếu không nhà khoa học chỉ trong tháp ngà” và cũng theo Bộ trƣởng để Khoa học và Công nghệ thực sự là quốc sách là cả một quá trình gian nan. Và, nếu không bắt buộc doanh nghiệp đầu tƣ thì không bao giờ đủ tiền để phát triển khoa học công nghệ quốc gia.

b) Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra chỉ có đầu tư cho KH&CN mới giúp các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển

Thực tế cho thấy khoa học, tri thức và công nghệ, ứng dụng tri thức vào sản xuất là những yếu tố quyết định sự tăng trƣởng và phát triển của doanh nghiệp. Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bƣớc phát triển

đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trƣởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội nhƣ: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo. Để có đƣợc những thành công và đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế trên đây, các doanh nghiệp đã tích cực đầu tƣ đổi mới công nghệ, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, các thành tựu KH&CN. Trong xu thế toàn cầu hóa, đòi hỏi của thị trƣờng khắt khe hơn, cạnh tranh khốc liệt hơn, các doanh nghiệp càng phải đầu tƣ mạnh mẽ vào KH&CN, nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng chính là nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN

a). Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Muốn thu hút đƣợc vốn doanh nghiệp đầu tƣ cho KH&CN thì phải có chính sách hấp dẫn thu hút đầu tƣ của doanh nghiệp cho KH&CN. Nhà nƣớc đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, hợp tác công – tƣ, khuyến khích doanh nghiệp của các thành phần kinh tế tăng cƣờng đầu tƣ cho KH&CN. Phần lớn các cơ chính sách đều tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng nhƣ: ƣu đãi sử dụng đất, miễn giảm thuế thu nhập, thuế nhập khẩu. Ƣu đãi trong vay tín dụng, thành lập Quỹ KH&CN doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp. Khuyến khích tham gia tuyển chọn chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, Quỹ phát triển KH&CN quốc gia và của tỉnh, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động KH&CN.

b) Ảnh hưởng của yếu tố nguồn thông tin KHCN

Thông tin KH&CN luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển mới, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đẩy nhanh quá

trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới và làm biến đổi nền sản xuất. Ngày nay, bên cạnh các yếu tố nhƣ nhân lực (con ngƣời), vật lực (cơ sở vật chất kỹ thuật), tài lực (tài chính) thi yếu tố nguồn lực thông tin (tin lực) có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, thông tin về khoa học và công nghệ (KH&CN) đang trở thành một yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của các doanh nghiệp ngày nay.

Điều này kéo theo sự thay đổi lớn trong các lĩnh vực kinh doanh cũng nhƣ trong quản lý của mỗi đơn vị doanh nghiệp. Do đó, nguồn thông tin KH&CN ngày càng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Có thể nói, thông tin nói chung và thông tin về KH&CN nói riêng chính là sức mạnh của doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp nắm bắt đƣợc các cơ hội đầu tƣ; bí quyết về công nghệ, thiết bị để tạo nên những sản phẩm có chất lƣợng cao, có tính độc quyền, có sức cạnh tranh… để từ đó tạo nên thƣơng hiệu riêng, giá trị riêng cho mỗi doanh nghiệp.

c) Ảnh hưởng của yếu tố nguồn vốn

Hoạt động KHCN hay bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào khác của doanh nghiệp đều phải có vốn. Vốn là điều kiện cần để đầu tƣ, phát triển KHCN. Không có vốn doanh nghiệp không thể thực hiện việc đầu tƣ vào nghiên cứu, ứng dụng; đổi mới công nghệ; nâng cao năng lực KHCN hay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đầu tƣ cho KHCN là đầu tƣ lâu dài và cần có một số lƣợng vốn không nhỏ. Có thể nói vốn là yếu tố quyết định đến đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động KHCN. Không có vốn doanh nghiệp dù có thông tin KHCN, dù có nguồn nhân lực KHCN đến đâu cũng không đủ điều kiện để đầu tƣ cho KHCN.

d) Ảnh hưởng của yếu tố nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chất lƣợng cao có ảnh hƣởng và tác động mạnh mẽ đối với hoạt động KH&CN trong các doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao

động, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ có nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực mới bảo đảm sự hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp và nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời lao động. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp đƣợc mở ra nhiều cơ hội phát triển. Sự phát triển của Doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của cả quốc gia. Tuy nhiên đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải cạnh tranh, điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp phải phát huy lợi thế của mình. Chất lƣợng Nguồn nhân lực là lợi thế hàng đầu bởi con ngƣời là một tài nguyên vô giá. Vì vậy, đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của một doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của cả một đất nƣớc. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và chi phí. Nhƣng thực hiện tốt công tác này sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

d) Ảnh hưởng yếu tố Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Nhãn hiệu, bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ do hoạt động KH&CN tạo ra chính là tài sản vô hình tham gia vào quá trình sản xuất. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (một trong các nguồn lực quan trọng để phát triển doanh nghiệp) sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vốn cho hoạt động KH&CN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ thanh hóa (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)