1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút nguồn vốn doanh nghiệp
1.2.4. Kinh nghiệm đầu tư cho KHCN của các nước phát triển
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quốc gia nào có nền KH-CN càng phát triển thì tỉ trọng đầu tƣ cho KH-CN của khu vực ngoài nhà nƣớc so với NSNN càng lớn. Các nƣớc phát triển nhƣ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản tỉ trọng này thƣờng là 3:1 đến 4:1. Trung Quốc cũng đã đạt đƣợc tỉ trọng 3:1. Trong khi đó, Tổng đầu tƣ xã hội cho KH&CN ở Việt Nam chỉ xấp xỉ 1% GDP quốc gia.
Hiện nay, Nhật Bản không chỉ là một cƣờng quốc về kinh tế, mà còn là một trong những nƣớc dẫn đầu về KH&CN. Trình độ KHCN của Nhật Bản đƣợc thể hiện qua nhiều khía cạnh. Trong đó, nổi bật nhất là số lƣợng các bài báo và đơn xin cấp bằng sáng chế. Thực tế ở Nhật Bản cho thấy, kinh tế Nhật Bản mạnh vì có nền KH&CN mạnh. Tuy là một nƣớc không có truyền thống KH&CN từ nhiều thế kỷ trƣớc nhƣ các nƣớc Châu Âu, nhƣng Nhật Bản đã có rất nhiều thành công về lĩnh vực này trong một thế kỷ vừa qua. Một trong những nhân tố dẫn đến thành công về phát triển KH&CN của Nhật Bản là đã coi trọng việc mở rộng thu hút vốn đầu tƣ để tăng kinh phí cho hoạt động KH&CN. Năm 1998, tổng chi phí cho hoạt động KH&CN là 122,3 tỷ USD, gần bằng 20% tổng chi phí nghiên cứu phát triển của toàn thế giới, 54% của Mỹ, cao hơn 2,5 lần so với nƣớc có chi phí nghiên cứu phát triển lớn thứ ba thế giới là CHLB Đức. Riêng số vốn đầu tƣ cho KH&CN năm 1998 là 122,3 tỷ USD đã có 88.093 triệu USD (bằng 72% tổng nguồn vốn cho nghiên cứu phát triển) là của các doanh nghiệp. Theo số liệu công bố cuối tháng 11/2000 của cơ quan quản lý và điều phối Nhật Bản, toàn bộ vốn đầu tƣ của các tập đoàn, các trƣờng đại học tƣ, các phòng thí nghiệm nghiên cứu độc lập là 16.000 tỷ Yên (145 tỷ USD). Các công ty xuyên quốc gia lớn là một trụ cột đầu tƣ vào KHCN. Thậm chí, ở giai đoạn khó khăn giữa thập kỷ 1990, qua khảo sát những công ty đứng đầu của Nhật Bản, mặc dù họ có giảm bớt đầu tƣ cho KH&CN, nhƣng tỷ lệ này so với tổng doanh số lại tăng lên. Những lo ngại ngày càng tăng về sức cạnh tranh đã khiến các doanh nghiệp phải tăng tỷ lệ vốn đầu tƣ cho KH&CN và gỡ bỏ những qui định để khuyến khích đầu tƣ của khu vực tƣ nhân. Nếu xét về mức đầu tƣ của các doanh nghiệp tính theo đầu ngƣời thì ở Nhật Bản là 689,76 USD, vƣợt tất cả các quốc gia trên thế giới, trừ Thụy Sĩ và Thụy Điển.
Từ khi thực hiện đƣờng lối cải cách mở cửa, trong lĩnh vực KHCN, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trƣơng cần phải đổi mới, tự chủ, sáng tạo hơn nữa để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc và khắc phục tình trạng còn chậm tiến về KH&CN của Trung Quốc so với các nƣớc tiên tiến. Trung Quốc bắt đầu tiến hành đổi mới cơ chế quản lý KH&CN vào đầu những năm 1980. Cùng với việc chuyển dần từ cơ chế làm việc kế hoạch hóa tập trung, cứng nhắc và khép kín, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các chính sách đổi mới cơ chế thu hút vốn đầu tƣ cho KH&CN với mục đích thay đổi tƣ duy làm việc và sản phẩm của các tổ chức KH&CN. Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc lại tiến hành một cuộc cải cách mới nhằm hiện đại hóa hệ thống nghiên cứu KH&CN gây tính hấp dẫn hơn và thực hiện đa dạng hóa đầu tƣ. Nhà nƣớc chủ trƣơng đấu thầu cạnh tranh và xây dựng các chƣơng trình nghiên cứu trọng điểm. Bắt đầu từ những năm 1980, Trung Quốc thay đổi chính sách phân bổ vốn đầu tƣ cho nghiên cứu trong đó tăng dần tỷ trọng vốn đầu tƣ cho các đề xuất nghiên cứu tốt nhất thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh giữa các tổ chức KHCN và các cá nhân. Việc thực hiện chính sách đa dạng hóa đầu tƣ đã đƣa lại kết quả rất đáng khích lệ. Các cơ sở KH&CN mở rộng đƣợc nguồn vốn cho các hoạt động, đồng thời giảm đƣợc gánh nặng của ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động này. Thực chất đây là giải pháp xã hội hóa vốn đầu tƣ cho phát triển KH&CN. Kết quả là, năm 2004 tỷ lệ đầu tƣ của Trung Quốc cho KH&CN từ ngân sách Nhà nƣớc so với khu vực ngoài nhà nƣớc khoàng 1/3, mức đầu tƣ bình quân cho 1 cán bộ KH&CN đạt 20 USD gấp 4 lần so với ở Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc đã có những giống lúa lai cho sản lƣợng tới 15 tấn/ha/vụ; có những giống ếch mỗi năm đẻ trứng 8 lần, mỗi lần có thể sinh ra đƣợc 40-60 nghìn trứng. Một viện nghiên cứu công nghệ sinh học ở tỉnh Quảng Châu có thể sản xuất tới 70 sản phẩm khác nhau. Ngƣời làm khoa học không cần nhận quỹ lƣơng từ nhà nƣớc mà lại có thể hƣởng lƣơng ở mức
cao. Trung Quốc hiện có mọi thành tựu khoa học mà thế giới có, nhƣ tên lửa, vũ khí hạt nhân, tàu vũ trụ, tàu ngầm hạt nhân, máy bay không ngƣời lái, máy bay chiến đấu tàng hình…
Từ kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư cho KH&CN của Trung Quốc và Nhật Bản có thể rút ra một số bài học đối với Việt Nam như sau:
Một là, đầu tƣ cho KH&CN là đầu tƣ phát triển. Sự gia tăng dòng vốn đầu tƣ này sẽ là điều kiện vật chất trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của KH&CN, thúc đẩy tăng trƣởng và nâng cao trình độ của nền kinh tế.
Hai là, do tính chất đặc thù của hoạt động KH&CN, nên để thúc đẩy và định hƣớng dòng vốn đầu tƣ vào lĩnh vực này đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nƣớc bằng cơ chế, chính sách. Nhà nƣớc phải là trung tâm trong việc định hƣớng nghiên cứu và phân bổ nguồn lực KH&CN.
Ba là, KH&CN là yếu tố đầu vào quyết định sức cạnh tranh của mọi doanh nghiệp, do vậy đầu tƣ vào KH&CN không phải chỉ là công việc riêng có của Nhà nƣớc mà nó còn là con đƣờng tất yếu để doanh nghiệp tồn tại phát triển. Sự kết hợp đầu tƣ của Nhà nƣớc và đầu tƣ của doanh nghiệp cho KH&CN là sự thể hiện tính đồng bộ và nhất quán nhất định giữa chủ trƣơng và các chính sách của Nhà nƣớc trong một lộ trình cụ thể.