Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra
Là phƣơng pháp lấy ý kiến theo mẫu câu hỏi, phiếu điều tra, kết hợp phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia, các doanh nghiệp để tiến hành điều tra về thực trạng thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015.
- Mục đích:
+ Xác định thực trạng đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động khoa học và công nghệ.
+ Xác định đƣợc những hạn chế của việc thu hút vốn đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động KH&CN và các nguyên nhân.
- Phƣơng pháp: lấy ý kiến theo mẫu câu hỏi, phiếu điều tra, kết hợp phỏng vấn, các doanh nghiệp, các ngành quản lý.
- Quy mô, đối tƣợng điều tra:
Để có đƣợc thông tin xây dựng kết quả nghiên cứu, đề ra đƣợc các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào KHCN, tôi tiến hành chọn 50 doanh nghiệp vừa (doanh nghiệp có số lao động trên 200 ngƣời đến 300 ngƣời) –là thành phần doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thanh Hóa. Lựa chọn điều tra doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh gồm may mặc, sản xuất nông, lâm, thủy sản. Đây cũng là các ngành công nghiệp ƣu tiên phát triển trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
- Nội dung điều tra:
+ Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng của doanh nghiệp từ năm 2011-2015 + Hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp từ năm 2011-2015 + Hoạt động nâng cao năng lực khoa học công nghệ của doanh nghiệp từ năm 2011-2015
+ Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp từ năm 2011-2015
+ Các yếu tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động KH&CN
+ Địa bàn điều tra: tỉnh Thanh Hóa + Số lƣợng: 50 doanh nghiệp
Trong đó: lĩnh vực may mặc 11 doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản 39 doanh nghiệp.