Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1.Số liệu sơ cấp
Nguồn thông tin sơ cấp để xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá tình hình về đầu tƣ của doanh nghiệp cho KHCN đƣợc thu thập thông qua các số liệu và thông tin về hoạt động đầu tƣ cho KHCN nói chung và đầu tƣ của doanh nghiệp cho KHCN nói riêng đƣợc tổng hợp từ báo cáo các năm lƣu tại Sở KH&CN.
Các tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, báo cáo tổng kết, các số liệu điều tra về kinh phí đầu tƣ cho KHCN; các tài liệu khác có liên quan đến doanh nghiệp, đầu tƣ của doanh nghiệp cho KHCN, cơ sở thực tiễn đã đạt đƣợc của công tác huy động vốn đầu tƣ của xã hội cho KHCN.
Các tài liệu về chủ trƣơng chính sách, luật, nghị quyết, quyết định, chƣơng trình, đề án, kế hoạch, báo cáo, dự thảo,… của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng; địa phƣơng và từ nguồn Internet... Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.2.2.2. Số liệu thứ cấp
Số liệu sử dụng cho các phân tích ở phần này là nguồn số liệu khảo sát, điều tra sơ cấp thu thập đƣợc từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc và chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể: các thông tin về doanh nghiệp, loại hình sản xuất; các
hoạt động nghiên cứu ứng dụng và kinh phí thực hiện; hoạt động đổi mới công nghệ; hoạt động nâng cao năng lực KHCN; hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và các yếu tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ của doanh nghiệp cho KHCN (theo mẫu phiếu của phụ lục luận văn).
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu điều tra, khảo sát
2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Là phƣơng pháp tổng hợp các số liệu đã điều tra đƣợc để rút ra kết luận cho các vấn đề nghiên cứu thông qua sử dụng chƣơng trình excel 2003 MS.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
* Phƣơng pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu đã thu thập đƣợc sẽ mô tả đƣợc thực trạng đầu tƣ của doanh nghiệp cho KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
* Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc sử dụng đánh giá tình hình đầu tƣ của doanh nghiệp cho KHCN thông qua biểu hiện về lƣợng bởi việc tính toán và so sánh một số chỉ tiêu về hiệu quả đầu tƣ của doanh nghiệp cho KHCN so với từng năm, so sánh giữa kết quả đạt đƣợc…từ đó đánh giá đƣợc thực trạng đầu tƣ của doanh nghiệp, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất những giải pháp trƣớc mắt và lâu dài khuyến khích sự đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động KHCN.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỒN CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.1. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào KH&CN
3.1.1.Những chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trong các văn kiện của Đảng từ trƣớc đến nay khoa học công nghệ luôn đƣợc coi là động lực phát triển kinh tế xã hội, trong thời kỳ đổi mới nó còn đƣợc coi là động lực quan trọng của công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc.
Sau gần 25 năm đổi mới khoa học công nghệ đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều mặt: Tiềm lực khoa học và công nghệ đã đƣợc tăng cƣờng và phát triển; khoa học công nghệ đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế, xã hội; cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bƣớc đƣợc đổi mới; trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao…
Mặc dù đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào nhƣ trên nền khoa học và công nghệ ở nƣớc ta vẫn là nền khoa học và công nghệ yếu kém so với khu vực và thế giới. Trong nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII đã chỉ rõ “Nền khoa học và công nghệ của nƣớc ta phát triển chậm, chƣa tƣơng ứng với tiềm năng sẵn có, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, còn thua kém so với nhiều nƣớc trong khu vực” đến Đại hội X (2006) Đảng lại thẳng thắn chỉ rõ “Khoa học và công nghệ chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội..Trình độ công nghệ trong nhiều ngành còn lạc hậu, việc chuyển giao công nghệ còn chậm”.
Tiềm lực khoa học công nghệ còn yếu kém, đội ngũ làm khoa học đông về số lƣợng nhƣng yếu về chất lƣợng.
Khoa học cơ bản của nƣớc ta tuy đã có những thành tựu nhƣng so với nhiều nƣớc trong khu vực và thế giới vẫn còn thua kém khá xa. Chúng ta chƣa với tới những giải thƣởng quốc tế danh giá. Khoa học ứng dụng của nƣớc ta chƣa góp phần tạo ra những công trình lớn mang tầm thế giới. Nhiều thành tựu trong phòng thí nghiệm vẫn chƣa đƣợc triển khai rộng rãi trong thực tiễn do thiếu khả năng kinh tế - vật chất. Số sáng chế công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế nổi tiếng rất hạn chế.
Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII đã chỉ rõ những nguyên nhân yếu kém của nền khoa học và công nghệ nƣớc ta. Trong đó có một nguyên nhân quan trọng “Đầu tƣ tài chính của Nhà nƣớc cho hoạt động khoa học và công nghệ còn quá thấp….Nhà nƣớc chƣa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển khoa học và công nghệ”
Từ năm 2000 Nhà nƣớc ta đã chi 2% ngân sách cho khoa học và công nghệ, chiếm khoảng 0,5-0,6% GDP. Mặc dù không phải là thấp nhất trong khu vực nhƣng chúng ta vẫn thua xa nhiều nƣớc. Singapore có tỷ lệ đầu tƣ là 2,2% GDP (xấp xỉ 3 tỷ USD). Trong năm 2007 đầu tƣ cho khoa học và công nghệ trên đầu ngƣời ở Việt Nam là 5USD (Ở Hàn Quốc khoàng 1.000 USD, Trung Quốc năm 2004 khoảng 20 USD). Ở các nƣớc trên thế giới doanh nghiệp đầu tƣ vào khoa học công nghệ là rất lớn. Ở Trung Quốc nhà nƣớc đầu tƣ 0,4% GDP nhƣng tổng đầu tƣ của xã hội vƣợt 2,5%GDP.
Nhƣ vậy, lý do quan trọng khiến cho khoa học công nghệ chƣa phát triển đƣợc là do thiếu nguồn vốn đầu tƣ. Đầu tƣ cho khoa học công nghệ hiện nay chủ yếu từ ngân sách Nhà nƣớc, thiếu sự đầu tƣ của toàn xã hội. Nƣớc ta là nƣớc nghèo nên nguồn ngân sách đầu tƣ rất hạn chế. Trong các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc có thể huy động cho phát triển khoa học công nghệ
vốn đầu tƣ của doanh nghiệp quyết định tính chất xã hội hoá về lĩnh vực đầu tƣ tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ và là nguồn lực tài chính quan trọng để phát triển khoa học và công nghệ. Trong chƣơng trình hành động triển khai thực hiệc Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (kèm theo quyết định số 809/QĐ-BKHCN ngày 25/03/1011 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học và công nghệ) Bộ Khoa học và Công nghệ đã xác định phải “Huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt là đầu tƣ của doanh nghiệp cho phát triển KH&CN”.
Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân khẳng định để khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách là cả một quá trình gian nan. Và, nếu không bắt buộc doanh nghiệp đầu tƣ thì sẽ không bao giờ đủ tiền để phát triển khoa học công nghệ quốc gia. Doanh nghiệp đầu tƣ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều bởi họ quan tâm đến kết quả đƣa vào ứng dụng, sản xuất.
Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ có tính xã hội cao, liên quan đến lợi ích nhiều nguời, đòi hỏi sự tham gia của hầu hết các ngành, các lĩnh vực, các lớp ngƣời, các bộ phận xã hội, cũng nhƣ sự nối tiếp các hoạt động nghiên cứu của nhiều thế hệ từ đời này qua đời khác. Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ cần có những điều kiện tiền đề mà chỉ có Nhà nƣớc mới tạo ra đƣợc, đó là tạo ra điều kiện môi trƣờng hoạt động, sự đòi hỏi thống nhất cao ý chí về phƣơng hƣớng phát triển khoa học, công nghệ, sự hợp tác quốc tế thƣờng xuyên mở rộng và một trình độ dân trí cao. Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ là sự nghiệp của toàn dân và phải đầu tƣ rất lớn, trong đó có những việc do cá nhân công dân phải làm và có nhiều việc phải do Nhà nƣớc thay mặt nhân dân tổ chức chỉ đạo thực hiện. Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX đã nêu: Nhà nƣớc cần có cơ chế chính sách cụ thể khuyến khích đa dạng hoá nguồn vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ cho nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cho phát triển khoa học và công nghệ.
Trên cơ sở chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế nhằm xã hội hoá hoạt động KH,CN và đa dạng nguồn vốn cho hoạt động KH,CN, trong đó có các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ phát triển KH&CN nhƣ:
Ngày 18/6/2013 Quốc hội ban hành Luật KH&CN năm 2013: Nội dung của Luật qui định mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động KH&CN; trách nhiệm của Nhà nƣớc và các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động KH&CN. Luật đã đƣa ra những quy định theo hƣớng nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN, huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nƣớc ngoài đầu tƣ cho phát triển KH&CN, làm nổi bật vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo, quy định cụ thể hơn về những ƣu đãi thuế và tín dụng cho hoạt động KH&CN. Nhà nƣớc bảo đảm chi cho KH&CN từ 2% trở lên trong tổng chi NSNN hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN. Ngân sách cho KH&CN phải đƣợc ghi thành một mục chi riêng trong mục lục NSNN hàng năm của các bộ, ngành, địa phƣơng. Bắt buộc các doanh nghiệp phải dành một phần lợi nhuận trƣớc thuế của họ để đầu tƣ lại cho nghiên cứu và phát triển (R&D) thông qua việc thành lập Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp (Điều 55, 56, 63). Luật cũng quy định mục đích sử dụng NSNN cho KH&CN, trong đó mua kết quả NCKH&PTCN, hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, thiết kế, thuê chuyên gia trong nƣớc và nƣớc ngoài thuộc các lĩnh vực ƣu tiên; áp dụng cơ chế khoán chi cho các hoạt động KH&CN. Ở các nƣớc phát triển, phần lớn tiền đầu tƣ cho nghiên cứu KH&CN đến từ các doanh nghiệp, còn nhà nƣớc chỉ chi khoảng 25-30% cho các nghiên cứu cơ bản và các đề án có tầm quan trọng chiến lƣợc. Việc các doanh nghiệp dành kinh phí cho các R&D bằng hình thức tự tổ chức triển khai và/hoặc đặt hàng cho các viện, trƣờng đại học triển khai nghiên cứu
không chỉ đƣợc quy định thành Luật mà còn là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp trong việc đổi mới sáng tạo để cạnh tranh ở quy mô quốc gia và quốc tế. Còn ở ta, do năng lực các doanh nghiệp còn nhỏ, nhu cầu đổi mới sáng tạo để tồn tại và phát triển chƣa cao nên không mấy doanh nghiệp tự ý thức đƣợc việc này. Nay dù muốn hay không doanh nghiệp cũng phải trích một phần lợi nhuận để tái đầu tƣ cho các R&D nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm (Điều 63).
Để khuyến khích phát triển loại hình „Doanh nghiệp KH&CN‟, Luật quy định Doanh nghiệp KH&CN đƣợc hƣởng ƣu đãi: đƣợc giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả KH&CN thuộc sở hữu nhà nƣớc; đƣợc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực công nghệ cao kể từ khi có thu nhập chịu thuế theo quy định của Chính phủ; đƣợc miễn lệ phí trƣớc bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; đƣợc ƣu tiên thuê đất, cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi về tín dụng đầu tƣ, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và các quỹ khác để thực hiện dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh; đƣợc ƣu tiên sử dụng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động NCKH&PTCN tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu KH&CN của Nhà nƣớc.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2006:
Luật này cho phép doanh nghiệp đƣợc trích tối đa thu nhập 10% trƣớc thuế để thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ trong doanh nghiệp.
Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN
Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN; Nghị số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN đã nói rõ về doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp đƣợc tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Khoa học và Công nghệ. Hoạt động chính của doanh nghiệp KH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do doanh nghiệp đƣợc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Ngoài ra doanh nghiệp KH&CN còn thực hiện sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Những ƣu đãi đối với doanh nghiệp KH&CN, đƣợc quy định tại Thông tƣ số 06/2008/TT-BKHCN-BTC- BNV ngày 18/6/2008 về việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ- CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN; Thông tƣ liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ-Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Thông tƣ liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN, và Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, cụ thể nhƣ:
Một là: Doanh nghiệp KH&CN đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng điều kiện:
+ Có tỷ lệ doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN trên tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm thứ nhất đạt từ 30% trở lên, năm thứ hai đạt từ 50% trở lên và từ năm thứ ba trở đi đạt từ 70% trở lên. Năm thứ nhất đƣợc hiểu là năm đầu tiên doanh nghiệp KH&CN có thu nhập chịu thuế;
+ Doanh nghiệp KH&CN đƣợc áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 15 năm kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp KH&CN có doanh thu từ hoạt động KH&CN;
+ Doanh nghiệp KH&CN đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp KH&CN có thu nhập chịu thuế.
Các ƣu đãi trên đƣợc thực hiện khi doanh nghiệp KH&CN có đủ điều kiện về tỷ lệ doanh thu các năm nêu trên, năm không đạt điều kiện về tỷ lệ doanh thu thì không đƣợc miễn, giảm thuế và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất hiện hành.
Hai là: Các ƣu đãi về đất đai: Doanh nghiệp KH&CN đƣợc lựa chọn việc sử dụng đất theo một trong hai hình thức:
+ Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất;