Đặc điểm các sản phẩm chủ yếu của PGBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 53 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của PGBank trong lĩnh vực phát triển sản

3.4.2. Đặc điểm các sản phẩm chủ yếu của PGBank

3.4.2.1 Sản phẩm huy động

Về quy mô huy động:

Trong năm 2010, hoạt động huy động vốn của PG Bank tiếp tục có bước phát triển khả quan, nối tiếp xu hướng tăng trưởng khá và ổn định của những năm trước. Tổng nguồn huy động tính đến 31/12/2010 đạt 13.995 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009, trong đó, nguồn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư chiếm 76.93% tổng nguồn vốn, đạt 10.766 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động của PG Bank đạt mức 14.802 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2010, trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 11.444 tỷ đồng, chiếm tới 77%.

Tổng vốn huy động của PG Bank cuối năm 2012 đạt 15.858 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng thời điểm năm trước, chủ yếu nhờ Tiền gửi khách hàng tăng trưởng khá. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2012, nguồn Huy động khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 12.432 tỉ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2011, và chiếm trên 78% tổng nguồn huy động.

Hình 3.6. Đồ thị so sánh cơ cấu huy động theo khách hàng của PG Bank

(Nguồn Báo cáo thường niên của PG Bank năm 2012)

Tại 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động của PG Bank đạt 21.437 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 35,2%. Nguồn huy động từ Cá nhân và Tổ chức kinh tế đạt 13.978 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cuối năm 2012, chiếm trên 65% tổng nguồn huy động. Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ lần lượt đạt 17.272 tỷ đồng và 4.165 tỷ đồng, tương đương 81% và 19% tổng nguồn huy động.

Hình 3.7. Đồ thị mô tả tăng trƣởng doanh số huy động của PG Bank

Năm 2014, hoạt động huy động vốn của PG Bank có nhiều bước tiến đáng kể. Cụ thể như sau:

Tình hình huy động vốn của PG Bank tính đến hết quý III năm 2014 giảm khoảng 3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, huy động từ dân cư (hay khách hàng cá nhân) tăng nhẹ khoảng 500 tỷ đồng trong khi huy động vốn từ tổ chức kinh tế giảm mạnh khoảng hơn 3.500 tỷ đồng, giảm còn một nửa so với năm 2013, huy động từ các TCTD khác giảm dần từ năm 2013 cho đến hết quý III năm 2014 từ hơn 113 nghìn tỷ xuống còn 91 nghìn tỷ đồng. Kết quả huy động vốn (quy đổi ra VND) của PG Bank từ đầu năm 2014 cho đến hết quý III có biến động tăng giảm, kết thúc quý I đạt hơn 19 ngìn tỷ đồng nhưng lại giảm mạnh xuống còn dưới 18 nghìn tỷ đồng vào quý II. Tuy nhiên, đến hết quý III đã có sự tăng nhẹ trở lại đạt trên 18,5 tỷ đồng.

Bảng 3.9. Tốc độ tăng trƣởng huy động của PG Bank (Đơn vị tính: %) Chỉ tiêu Quý I/ 2014

so với 2013

Quý II so với quý I/ 2014

Quý III so với quý II/ 2014

Tổng huy động vốn (0,10) (0,07) 0,03 Huy động tổ chức kinh tế (0,30) (0,43) 0,22 Huy động khách hàng cá nhân 0,00 0,07 (0,03) Huy động từ TCTD khác (0,04) (0,14) (0,03)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu để so sánh từ Báo cáo tài chính năm 2013, Quý I, II, III năm 2014 của PG Bank)

Về Tổng huy động vốn: tốc độ tăng trưởng tổng huy động vốn Quý I/ 2014 giảm 10% so với năm 2013, Quý II/ 2014 giảm 7% so với Quý I/ 2014 và Quý III/ 2014 tăng 3% so với Quý II/ 2014.

Về Huy động tổ chức kinh tế: tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng là các tổ chức kinh tế Quý I/ 2014 giảm 27% so với năm 2013, Quý II/ 2014 giảm 43% so với Quý I/ 2014 và Quý III/ 2014 tăng 22% so với Quý II/ 2014.

Về huy động từ dân cư: tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng là cá nhân Quý I/ 2014 không tăng so với năm 2013, Quý II/ 2014 tăng 7% so với Quý I/ 2014 và Quý III/ 2014 tăng giảm 3% so với Quý II/ 2014.

Quý I/ 2014 giảm 4% so với năm 2013, Quý II/ 2014 giảm 14% so với Quý I/ 2014 và Quý III/ 2014 giảm 3% so với Quý II/ 2014.

Về cơ cấu huy động

Huy động vốn của PG Bank gồm huy động từ tổ chức kinh tế, từ dân cư và huy động từ TCTD khác. Tính đến thời điểm 30/9/2014, cơ cấu huy động vốn của PG Bank như sau:

Bảng 3.10. Cơ cấu huy động vốn theo loại khách hàng của PG Bank quý III năm 2014

Chỉ tiêu Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Tổng huy động vốn 18.592.627.601.970 100% Huy động tổ chức kinh tế 3.630.536.292.979 19,53% Huy động khách hàng cá nhân 14.460.685.708.991 77,78% Huy động từ TCTD khác 91.258.304.500 0,49%

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý III năm 2014 của PG Bank)

Qua số liệu phân tích có thể thấy rằng, thị phần huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 77%, đứng thứ hai là huy động từ tổ chức kinh tế hơn 19% và cuối cùng là huy động khác từ NHNN và các TCTD khác.

Huy động vốn của PG Bank tập trung chủ yếu vào các loại tiền tệ VND, USD, EUR, AUD và JPY. Trong đó số dư huy động AUD và JPY rất thấp, số liệu phản ánh là do có một số khách hàng mở tài khoản thanh toán để thanh toán quốc tế cho mục đích xuất nhập khẩu, thanh toán học phí, chi phí chữa bệnh,… Còn lại loại tiền VND, USD, EUR vẫn là loại tiền huy động với doanh số chủ yếu.

Bảng 3.11. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ của PG Bank quý III năm 2014

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn nội bộ theo khách hàng ngày 30/9/2014 của PG Bank)

Khách hàng huy động/

Loại tiền

VND USD EUR AUD JPY Cá nhân 9.026.491.554.495 105.516.730 2.047.553 141 1.200 Doanh nghiệp 2.155.519.489.299 7.800.787 787.739 344 3.384.362

Nguồn Huy động khách hàng cá nhân luôn là chủ yếu qua các năm, số liệu Huy động khách hàng cá nhân quý III năm 2014 cao hơn năm 2013 khoảng gần 2000 tỷ nhưng huy động từ khách hàng doanh nghiệp lại giảm nhẹ khoảng 200 tỷ

Hình 3.8. Đồ thị so sánh cơ cấu huy động theo khách hàng của PG Bank quý III năm 2014

Nguồn huy động từ khách hàng doanh nghiệp của PG Bank chủ yếu là nguồn huy động Không kỳ hạn, tính đến hết ngày 30/9/ 2014, tổng doanh số huy động có kỳ hạn là khoảng 1.923 tỷ đồng, tổng doanh số huy động không kỳ hạn vào khoảng 2.713 tỷ đồng. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn (3.417 nghìn khách hàng) cũng cao gấp 30 lần so với lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn (103 nghìn khách hàng).

Ngược lại, Nguồn huy động từ khách hàng cá nhân của PG Bank chủ yếu là nguồn huy động có kỳ hạn, tính đến hết ngày 30/9/2014, tổng doanh số huy động có kỳ hạn là khoảng 11.416 tỷ đồng, tổng doanh số huy động không kỳ hạn vào khoảng 409 tỷ đồng. Trong khi đó, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn (106.259 nghìn khách hàng) cũng cao gấp gần 5 lần so với lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn (24.443 nghìn khách hàng).

Bảng 3.12. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của PG Bank quý III năm 2014 Chỉ tiêu huy động Doanh số (tỷ VND) Số lƣợng khách hàng

(nghìn ngƣời)

Huy động có kỳ hạn 13.339 24.546 Huy động không kỳ hạn 3.121 109.676

Về số lượng sản phẩm

- Dành cho khách hàng cá nhân:

Giống như các NHTMCP khác, sản phẩm huy động dành cho các nhân của PG Bank hướng vào 2 loại hình huy động từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và từ tiết kiệm. Loại hình tài khoản có 4 sản phẩm gồm: tài khoản vàng, tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt và tài khoản trả lương. Loại hình tiết kiệm bao gồm 3 sản phẩm: Tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ và tiết kiệm điện tử (tiết kiệm Online).

- Dành cho khách hàng doanh nghiệp:

Sản phẩm huy động dành cho khách hàng doanh nghiệp cũng xếp vào 2 loại hình huy động từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Loại hình tài khoản có 1 sản phẩm gồm: Tài khoản tiền gửi thanh toán. Loại hình tiền gửi có kỳ hạn bao gồm 2 sản phẩm: Tiền gửi qua đêm và tiền gửi có kỳ hạn.

Về đặc điểm sản phẩm 1)Tài khoản vàng:

là tài khoản thanh toán loại tiền VND dành cho cá nhân bao gồm đầy đủ chức năng rút tiền, nạp tiền, chuyển tiền, …Số dư tối thiểu là 100.000 đồng .Khách hàng sẽ được miễn phí duy trì tài khoản nếu số dư trung bình hàng tháng từ

9.000.000 đồng trở lên . Lãi suất tính theo ngày dựa trên số dư cuối ngày. Tổng lãi tháng được trả vào ngày cuối tháng. Miễn phí toàn bộ phí giao dịch liên quan tới tài khoản này bao gồm giao dịch chuyển tiền tại quầy hoặc qua Internet Banking (với số tiền nhỏ hơn 500 triệu đồng và chuyển tiền trong nước), giao dịch SMS Banking, giao dịch kiểm đếm tiền, …Ưu tiên cho khách hàng thực hiện giao dịch tại tất cả điểm giao dịch của PG bank trên toàn quốc. Khách hàng được nhận thông báo số dư miễn phí qua email. Truy vấn số dư, sao kê tài khoản miễn phí trên Internet

Banking. Khách hàng có thể nộp, rút tiền, nhận tiền chuyển về, trích tài khoản chuyển tiền thanh toán bất cứ khi nào có nhu cầu

2)Tài khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt

Là tài khoản thanh toán loại tiền VND dành cho cá nhân bao gồm đầy đủ chức năng rút tiền, nạp tiền, chuyển tiền,…không phải duy trì số dư tài khoản.

3)Tài khoản trả lương

Là tài khoản thanh toán loại tiền VND dành cho cá nhân bao gồm đầy đủ chức năng rút tiền, nạp tiền, chuyển tiền,… Được doanh nghiệp trả lương định kỳ vào tài khoản.

4)Tiền gửi qua đêm (overnight):

Khách hàng được hưởng siêu lãi suất cho khoản tiền gửi qua đêm khi ký Hợp đồng tiền gửi overnight (theo mẫu của PG Bank).

3.4.2.2 Sản phẩm tín dụng

Về Quy mô và cơ cấu tín dụng

Hình 3.9. Đồ thị mô tả tăng trƣởng tín dụng của PG Bank

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của PG Bank)

Tính đến 31/12/2010, dư nợ toàn Ngân hàng đạt 10.886 tỷ đồng, tăng trưởng 73,7% so với năm 2009. Cơ cấu nợ vay vẫn giữ ổn định ở mức hợp lý, đảm bảo sự cân đối trong kỳ hạn, với dư nợ ngắn hạn chiếm 66,5%, dư nợ trung và dài hạn chiếm 33,5% trong tổng dư nợ. Hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng trong năm 2010 cũng đạt hiệu quả cao, với số lượng khách hàng cá nhân tăng thêm 44% so với năm 2009, trong khi dư nợ tín dụng cá nhân tăng 39%.

Tổng dư nợ cho vay cả năm 2011 chỉ tăng 11,2% so với năm 2010, đạt mức 12.112 tỷ đồng. Năm 2011, PG Bank tiếp tục định hướng tín dụng tập trung vào các nhóm ngành có nhiều tiềm năng và ít rủi ro như: xăng dầu, thủy sản, nông lâm sản, dệt may v.v. Tỷ trọng dư nợ phi sản xuất so với tổng dư nợ chiếm 7,06%, giảm 11,61% so với năm 2010 và thấp hơn nhiều so với mức quy định của NHNN. Xuất phát điểm từ ngân hàng phục vụ địa bàn nông thôn đầy tiềm năng, PG Bank có lợi thế rất lớn trong am hiểu thị trường cũng như duy trì lượng khách hàng lớn. Trong những năm qua, PG Bank luôn chú trọng phát triển tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt tại khu vực miền Tây Nam Bộ.

Tổng cho vay đối với nền kinh tế tại 31/12/2012 đạt 13.787 tỷ đồng, tăng 1.675 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 13,8% so với cuối năm 2011. Trong đó, cho vay bằng nội tệ đạt 10.419 tỷ đồng, chiếm 75,6% tổng dư nợ. Cơ cấu nợ vay theo kì hạn được giữ ổn định ở mức hợp lý với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 68,5% tổng dư nợ. Nguồn vốn tín dụng tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại, và nông lâm ngư nghiệp.

Hình 3.10. Đồ thị cơ cấu cho vay theo ngành của PG Bank năm 2012

Hình 3.11. Đồ thị cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của PG Bank năm 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của PG Bank)

Đến 31/12/2013, tổng cho vay đối với nền kinh tế đạt 13.867 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 13.787 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012. Trong đó, cho vay bằng nội tệ đạt 10.826 tỷ đồng, chiếm 78% tổng dư nợ. Cơ cấu nợ vay theo kì hạn được giữ ổn định ở mức hợp lý với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 67% tổng dư nợ. Nguồn vốn tín dụng tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại, và nông lâm ngư nghiệp.

Hình 3.12. Đồ thị cơ cấu cho vay theo ngành của PG Bank năm 2013

Hình 3.13. Đồ thị cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của PG Bank năm 2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính của PG Bank năm 2013)

Hình 3.14. Đồ thị tăng trƣởng tổng dƣ nợ của PG Bank năm 2013

Tính đến quý III/ 2014, hoạt động tín dụng của PG Bank về cơ bản ổn định, số liệu như sau:

Đối với Cơ cấu các khoản vay dành cho khách hàng doanh nghiệp: Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay mua ô tô kinh doanh đứng đầu với 470 nghìn khách hàng nhưng đạt doanh số vay thấp 306 tỷ VND , đứng thứ 2 là sản phẩm cho vay kinh doanh với 337 nghìn khách hàng và đạt doanh số vay cao nhất là 3846 tỷ VND, mặc dù số lượng khách hàng vay nông lâm ngư nghiệp thấp 56 nghìn khách hàng nhưng lại có doanh số vay cao (đứng thứ 2 sau sản phẩm cho vay kinh doanh) là 3.022 tỷ đồng.

Bảng 3.13. Cơ cấu cho vay theo sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp của PG Bank Các chỉ tiêu Doanh số(tỷ VND) Số lƣợng khách hàng (nghìn) Tổng dư nợ 11.304 1.171 Bất động sản, xây dựng khác 2.082 106 Nhà 1 2 Cầm cố giấy tờ có giá 214 10 Du học 0 0

Kinh doanh sắt thép – xây dựng 1.180 47 Kinh doanh 3.846 337 Nông lâm ngư nghiệp 3.022 56

Tiêu dùng 4 4

Vay mua ôtô kinh doanh 306 470 Vay mua ôtô tiêu dùng 7 18

Vay khác 638 92

(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ PG Bank tháng 10/2014)

Đối với Cơ cấu các khoản vay dành cho khách hàng cá nhân: Số lượng khách hàng đông nhất sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng 3022 nghìn khách hàng nhưng mang lại doanh số ở mức trung bình 333 tỷ VND, đứng thứ 2 là sản phẩm cho vay

thẻ Visa với 2255 nghìn khách hàng nhưng lại mang lại doanh số cho vay thấp chỉ 31 tỷ VND, đứng thứ 3 là sản phẩm cho vay nông lâm ngư nghiệp với 2055 nghìn khách hàng nhưng chỉ mang lại doanh số cho vay là 560 tỷ đống. Sản phẩm cho vay kinh doanh vẫn đứng đầu về doanh số với 583 tỷ đồng nhưng số lượng khách hàng lại khá khiêm tốn 1601 nghìn khách hàng.

Bảng 3.14. Cơ cấu cho vay theo sản phẩm dành cho khách hành cá nhân của PG Bank

Các chỉ tiêu Doanh số (tỷ VND) Số lượng khách hàng (nghìn) Tổng dư nợ 2.690 13.028

Bất động sản, xây dựng khác 172 325

Nhà 457 1.404

Cầm cố giấy tờ có giá 102 401

Du học 1 4

Kinh doanh sắt thép – xây dựng 2 5 Kinh doanh 583 1.601 Nông lâm ngư nghiệp 560 2.055

Tiêu dùng 333 3.022

Vay mua ôtô kinh doanh 189 640 Vay mua ôtô tiêu dùng 175 509

Vay khác 57 177

Thấu chi 27 630

Visa 31 2.255

(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ PG Bank tháng 10/2014)

Về Số lượng sản phẩm

Dành cho khách hàng doanh nghiệp, PG Bank có 8 sản phẩm gồm:

1) Cho vay bổ sung vốn lưu động: Cho vay vốn lưu động theo món; Cho vay vốn lưu động theo hạn mức

2) Cho vay tài trợ dự án đầu tư

4) Cho vay hỗ trợ xuất khẩu

5) Cho vay hỗ trợ phát triển NN-NT

6) Cho vay thấu chi công ty thành viên thuộc Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam 7) Chiết khấu Hối phiếu

8) Bảo lãnh

Dành cho khách hàng cá nhân gồm có 7 sản phẩm: 1) Cho vay tiêu dùng

2) Cho vay mua nhà

3) Cho vay hộ kinh doanh cá thể 4) Cho vay mua ô tô

5) Cho vay du học

6) Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

7) Cho vay thấu chi cán bộ nhân viên Petrolimex Về đặc điểm sản phẩm

1. Cho vay bổ sung vốn lưu động

Cho vay vốn lưu động theo món: Cho vay vốn lưu động theo món là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp cho các cơ hội kinh doanh ngoài kế hoạch hoặc các nhu cầu bổ sung vốn lưu động không thường xuyên để mua nguyên vật liệu hoặc hàng hóa. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 53 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)