Xuất mô hình Phát triển sản phẩm tại PGBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 102 - 104)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Giải pháp cho công tác phát triển sản phẩm

4.1.3. xuất mô hình Phát triển sản phẩm tại PGBank

Trên cơ sở cơ cấu tổ chức của PG Bank và các quy trình nội bộ về Hỗ trợ, Phát triển sản phẩm, tác giả đề xuất mô hình Phát triển sản phẩm như sau:

- Sơ đồ quan hệ giữa các Đơn vị trong quá trình Phát triển sản phẩm

Hình 0.1. Sơ đồ quan hệ giữa các Đơn vị tại PG Bank trong quá trình Phát triển sản phẩm

Thuyết minh các mối quan hệ

(1) Giữa Phòng Pháp chế với Đơn vị yêu cầu: Tư vấn chính sách và rủi ro pháp lý trong quá trình xây dựng ý tưởng sản phẩm

(2) Giữa Khối Quản lý rủi ro với Đơn vị yêu cầu: Kiểm soát rủi ro kinh doanh trước khi Phát triển sản phẩm (rủi ro thị trường, lãi suất, tỷ giá, rủi ro chính sách, rủi ro phân khúc khách hàng, kênh phân phối, đại lý…)

(3) Giữa Đơn vị yêu cầu với Trung tâm công nghệ thông tin: - Cung cấp bản mô tả sản phẩm

- Ký nghiệm thu sản phẩm và quyết định ngày đưa sản phẩm vào sản xuất

(4) Giữa Trung tâm công nghệ thông tin với Khối Quản lý rủi ro: - Cập nhật tiến độ triển khai sản phẩm

- Thông báo Hướng dẫn sử dụng phần mềm

- Khuyến cáo rủi ro vận hành trong quá trình xây dựng sản phẩm, trước khi sản phẩm đưa vào môi trường sản xuất

- Yêu cầu sửa đổi sản phẩm để ngăn ngừa rủi ro

(6) Giữa Trung tâm công nghệ thông tin với Đơn vị nghiệp vụ

- Lấy ý kiến tư vấn nghiệp vụ trong trường hợp sản phẩm dự kiến làm thay đổi các quy định nghiệp vụ hiện hành

- Cập nhật tiến độ triển khai sản phẩm - Bàn giao hướng dẫn sử dụng

(7) Giữa Đơn vị nghiệp vụ với Trung tâm công nghệ thông tin - Yêu cầu cải tiến sản phẩm để phù hợp với thực tế vận hành

- Đóng vai trò như Đơn vị yêu cầu trong trường hợp xây dựng các sản phẩm quản trị nội bộ

(8) Các Đơn vị nghiệp vụ với Đơn vị kinh doanh và Đại lý của PG Bank - Hướng dẫn tác nghiệp trên sản phẩm

- Tiếp thu phản hồi trong quá trình sử dụng và cải tiến quy trình vận hành sản phẩm

(9) Giữa Đơn vị kinh doanh và Đại lý của PG Bank với các Đơn vị nghiệp vụ: Kiến nghị sửa đổi quy trình để phù hợp với thực tế hoạt động, chi tiết đề xuất mô hình Hỗ trợ sau khi sản phẩm đi vào hoạt động (mục 4.1.2)

(10) Giữa Khối Quản lý rủi ro với Đơn vị kinh doanh và Đại lý của PG Bank: Kiểm soát rủi ro trong vòng đời sản phẩm

(11) Giữa Đơn vị yêu cầu với Đơn vị kinh doanh và Đại lý của PG Bank - Xây dựng & ban hành quy trình & chính sách sản phẩm

- Đề xuất Ban lãnh đạo cấu trúc giá đầu vào và đầu ra, biểu phí & thuế, phân chia lợi nhuận sản phẩm

- Chỉ đạo tổ chức bán hàng

- Điều phối các chương trình hỗ trợ bán hàng (reward and recognition programs)

(12) Giữa Đơn vị kinh doanh và Đại lý của PG Bank với Đơn vị yêu cầu - Báo cáo Đơn vị yêu cầu mọi mặt về hoạt động bán hàng và hỗ trợ bán hàng - Kiến nghị sửa đổi chính sách sản phẩm để phù hợp với thực tế kinh doanh

(thông qua kênh hỗ trợ tập trung tại Trung tâm công nghệ thông tin chuyển tiếp tới)

(13) Giữa Đơn vị yêu cầu với phòng Marketing và phát triển mạng lưới: Yêu cầu các chương trình truyền thông, khuyến mại

(14) Giữa phòng Marketing và phát triển mạng lưới và Đơn vị kinh doanh và Đại lý của PG Bank: Tổ chức triển khai các chương trình truyền thông, khuyến mại tới các đơn vị và phối hợp với đơn vị bán hàng tới khách hàng

(15) Giữa Trung tâm công nghệ thông tin với các Đơn vị kinh doanh - Cung cấp các công cụ và hệ thống cần thiết trong quá trình kinh doanh - Cập nhật và ban hành hướng dẫn sử dụng các hệ thống thông tin quản lý tương ứng với các sản phẩm được ban hành

(16) Giữa Đơn vị kinh doanh với Trung tâm công nghệ thông tin - Gửi kiến nghị liên quan đến vận hành sử dụng sản phẩm

- Gửi yêu cầu hỗ trợ trong quá trình vận hành sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)