Thức và tác phong làm việc mà LĐGVGĐ cần có

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VÀ MONG MUỐN CỦA XÃ HỘI VỀ KỸ NĂNG MỀM CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH (Trang 26 - 50)

Nguồn: Kết quả điều tra online với người sử dụng LĐ về KNM của LĐGVGĐ, Hà Nội, 2019

2.7 32.0 58.7 62.0 84.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Không cần thiết Hiểu biết tình hình kinh tế - xã hội, văn

hóa vùng miền

Kiến thức về phòng tránh quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Hiểu biết về pháp luật liên quan đến

LĐGVGĐ

Hiểu biết về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của LĐGVGĐ 52.0 56.7 57.3 62.7 70.0 71.3 79.3 92.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tư duy, nắm bắt nhu cầu của người khác Cần phải biết điều chỉnh cảm xúc, bình tĩnh xử lý tình huống Linh hoạt, sáng tạo trong công việc Kiên trì hoàn thành công việc được giao Có khả năng làm việc độc lập Có thái độ hợp tác trong công việc Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc Có tinh thần trách nhiệm

27

Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc

Người sử dụng LĐ có yêu cầu đối với kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc của LĐGVGĐ rất cao. Có tới 82% người sử dụng mong muốn LĐGVGĐ được đào tạo kỹ năng “Phân bổ thời gian cho các công việc được giao một cách hợp lý”; 75,3% mong muốn “Cách lập kế hoạch các công việc cần làm và sắp xếp thứ tự ưu tiên”, 68% mong muốn “Biết tự tạo tính kỷ luật và thói quen trong công việc”; và 57,3% mong muốn đào tạo “Cách thực hiện các bước cho một công việc phù hợp, hiệu quả”.

Biểu 15. Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc mà LĐGVGĐ cần được đào tạo (%)

Nguồn: Kết quả điều tra online với người sử dụng LĐ về KNM của LĐGVGĐ, Hà Nội, 2019

2.4.2. Về phía các bên liên quan

Kết quả PVS với công ty Jupviec.vn cho biết hiện nay công ty rất có nhu cầu tuyển dụng và sử dụng những LĐGVGĐ có kỹ năng, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có phẩm chất, đạo đức tốt, có KNN thành thạo và có KNM đầy đủ để thực hiện nhiều phạm trù công việc khác nhau trong GVGĐ. Cụ thể, hiện nay LĐGVGĐ có:

… kỹ năng mềm còn yếu như tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, sử dụng máy điện thoại thông minh còn nhiều hạn chế. Thêm nữa chưa tiếp xúc công việc bên ngoài nên còn rụt rè, nhút nhát thiếu tự tin, sợ gia đình biết đi làm giúp việc…

(PVS đại diện công ty jupviec.vn, Hà Nội, tháng 2 năm 2019) Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo các KN nghề như dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc trẻ nhỏ, người nhà, nấu ăn, v.v. LĐGVGD cần được đào tạo về các KNM như diện mạo, tác phong giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh, làm thế nào để làm việc nhanh và hiệu quả.

Ngoài ra, kết quả PVS với đại diện chính quyền địa phương cũng cho biết, LĐGVGĐ cần được đào tạo hiểu biết về chính sách, luật pháp liên quan đến quyền và lợi ích lao động của họ như quyền về được bảo vệ khi có tranh chấp LĐ xảy ra, sự cần thiết phải ký hợp đồng LĐ bằng văn bản, quyền lợi về tham gia bảo hiểm y tế. Ngoài ra LĐGVGĐ cũng cần được đào tạo các kỹ năng đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những tình huống có thể xảy ra, kỹ năng giao tiếp ứng xử, đặc biệt là giao tiếp ứng xử với trẻ con và người già. 57.3 68.0 75.3 82.0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cách thực hiện các bước trong 1 công

việc phù hợp, hiệu quả Biết tự tạo tính kỷ luật và thói quen

trong công việc

Cách lập kế hoạch các công việc cần làm và sắp xếp thứ tự ưu tiên

Phân bổ thời gian cho các công việc được giao một cách hợp lý

28

những người giúp việc từ 40 tuổi trở lên thì cơ bản có kinh nghiệm

và có có kỹ năng giao tiếp ứng xử có chừng mực, tuy nhiên với những người giúp việc trẻ vẫn chưa được chuẩn mực, cần được đào tạo thêm…

(PVS đại diện địa phương, Hai Bà Trưng, Hà Nội, 2019)

2.4.3 Về phía LĐGVGĐ

Kết quả PVS và TLN nhóm đối với LĐGVGĐ cho thấy, LĐGVGĐ hiện nay chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo KNNvà KNM. Khi được hỏi về các KNM mà LĐGVGĐ cần được đào tạo, thì một số người lao động cho là họ không cần đào tạo gì thêm, các KNN và KNM hiện nay họ có đủ để thực hiện công việc GVGĐ.

… Tôi không có nhu cầu đào tạo kỹ năng gì về nghề giúp việc vì hiện tại, tôi thấy tôi chăm người ốm cũng tốt, bác sĩ đến nhà thăm khám cho bà còn khen tôi có kinh nghiệm, kỹ thuật tăng xông, hút đờm không phải ai cũng làm được, thế mà tôi làm rất tốt, tôi toàn tự làm cho bà, chủ nhà cũng yên tâm…

(PVS LĐGVGĐ tại phường Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

… Trước khi đi làm giúp việc tôi cũng chưa tham gia khóa đào tạo gì. Tôi cũng không có nhu cầu tham gia học nữa vì hiện tại, công việc của tôi cũng chỉ làm những công việc nội trợ, lau dọn nhà cửa, tôi cũng làm đã lâu, cũng quen việc rồi, hơn nữa tôi cũng lớn tuổi rồi nên cũng không muốn học hành gì nữa, làm thêm mấy năm nữa rồi nghỉ…

(PVS LĐGVGĐ phường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) Việc LĐGVGĐ trả lời phỏng vấn không mong muốn được đào tạo thêm vì họ nghĩ là họ đã có đủ KNN và KNM để thực hành công việc tốt. Lý do họ cho là mình đã đủ kinh nghiệm và kỹ năng là vì trong công việc hàng ngày, họ ít gặp các trở ngại, thậm chí nếu họ gặp các trở ngại thì họ đó không cho đó là vấn đề lớn, họ chỉ cần “nhẫn nhịn”, và “im lặng” thì mọi việc đều tốt. Lý do thứ hai là vì họ đã nhiều tuổi, làm một thời gian nữa là nghỉ. Tuy nhiên trên thực tế những LĐGVGĐ tuổi đời trẻ hơn, đặc biệt là nhóm LĐGVGĐ làm theo giờ thì lại có mong muốn được đào tạo bài bản các kiến thức, kỹ năng GVGĐ chuyên nghiệp để có thể thực hành công việc tốt hơn và kiếm lương cao hơn.

Kết quả PVS và TLN với LĐGVGĐ cho thấy một số lớn lao động muốn được đào tạo thêm một số KNN và mềm để làm công việc tốt hơn. Mặc dù đa số LĐGVGĐ hiện tại đang làm công việc theo kinh nghiệm bản thân tích lũy được, nhưng nếu được qua đào tạo thì họ vẫn mong muốn được học hỏi thêm. Bảng 5 dưới đây tổng hợp các KNN và mềm mà người lao động mong muốn được đào tạo thêm.

29

STT Loại kỹ năng mềm và kỹ năng nghề

1 KNN (như nấu ăn, chăm sóc trẻ, chăm sóc người già, kỹ năng sử dụng các đồ điện tử trong nhà, là quần áo)

2 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử (xử lý tình huống trên đường hay trong gia đình)

3 Kỹ ăng tổ chức, sắp xếp công việc phù hợp

4 Kỹ năng tự bảo vệ

5 Kỹ năng thương thuyết

6 Tuyên truyền về phát luật lao động và liên quan

Nguồn: TLN và PVS về KNM của LĐGVGĐ với người sử dụng LĐ, LĐGVGĐ và các bên liên quan, Hà Nội, 2019

2.5. Nhu cầu của xã hội đối với LĐGVGĐ đã qua đào tạo KNM

94% người sử dụng LĐ tham gia trả lời khảo sát có nhu cầu sử dụng LĐGVGĐ đã qua đào tạo các kỹ năng/ kiến thức mềm đối với nghề GVGĐ với lý do là những lao động đã qua đào tạo sẽ có “đạo đức nghề nghiệp” (70%), “biết sắp xếp thời gian và quản lý công việc tốt” (69,3%), làm việc “chuyên nghiệp” (66,4%) và biết cách “xử lý các tình huống trong cuộc sống hàng ngày tốt hơn” (66,4%).

Biểu 16. Lý do mà người sử dụng LĐ muốn sử dụng LĐGVGĐ đã qua đào tạo kiến thức/ KNM (%)

Nguồn: Kết quả điều tra online với người sử dụng LĐ về KNM của LĐGVGĐ, Hà Nội, 2019

Cũng có 6% người sử dụng LĐ không có nhu cầu sử dụng LĐGVGĐ đã qua đào tạo kiến thức/ KNM vì theo họ thuê những người LĐGVGĐ qua đào tạo “chưa chắc đã tốt bằng GVGĐ mình tự đào tạo”. Ngoài ra các lý do khi thuê LĐGVGĐ qua đào tạo như “chi phí

51.43 64.29 66.43 66.43 69.29 70.00 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày tốt hơn

Có tính kỷ luật cao trong công

việc

Xử lý các tình huống trong cuộc

sống hàng ngày tốt hơn

Chuyên nghiệp Biết sắp xếp thời gian và quản lý

công việc tốt

Có đạo đức nghề nghiệp

30 cao” (33,3%) và “không thấy yên tâm khi dùng người không quen biết” (33,3%) cũng là một trong những nguyên nhân mà một số người sử dụng LĐ không muốn thuê nhóm lao động này. Như đã trình bày ở trên, hiện nay xu hướng chung là nhiều người sử dụng LĐ vẫn đang thuê LĐGVGĐ qua các kênh phi chính thức như bạn/bè, người thân giới thiệu vì họ cho rằng như thế sẽ yên tâm về nhân thân, gia đình của LĐGVGĐ, tạo được lòng tin của họ đối với người lao động. Đáng lưu ý là vẫn có 22,2% người trả lời phiếu hỏi cho rằng họ không cần thiết phải thuê LĐGVGĐ đã qua đào tạo vì các kỹ năng và kiến thức mà LĐGVGĐ hiện có đã đủ để thực hiện công việc mà họ yêu cầu.

Biểu 17. Lý do mà người sử dụng LĐ không muốn sử dụng LĐGVGĐ đã qua đào tạo kiến thức/ KNM (%)

Nguồn: Kết quả điều tra online với người sử dụng LĐ về KNM của LĐGVGĐ, Hà Nội, 2019

2.6. Hình thức đào tạo KNM

Khi hỏi về hình thức đào tạo KNM phù hợp, kết quả TLN và PVS với LĐGVGĐ cho biết hình thức đào tạo trực tiếp (thông qua khóa tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ) là hình thức phù hợp nhất đối với người lao động. Vì LĐGVGĐ không được phép nghỉ lâu, khi đi học cần có sự cho phép và tạo điều kiện của gia chủ nên thời gian tập huấn phù hợp nên vào buổi tối hoặc cuối tuần. Độ dài khóa tập huấn nên từ 2-3 ngày. Nội dung tập huấn nên cô đọng và chỉ tập trung vào những kiến thức và kỹ năng chính; nội dung đào tạo nên dễ hiểu, sát với thực tế, cần có thực hành đi kèm bằng mô hình, hiện vật thực tế. Địa điểm học là vấn đề mà nhiều người lao động quan tâm nhất, để tiện cho việc di chuyển và đi lại, người lao động yêu cầu tập huấn tại khu dân cư họ đang làm việc, tức là tại phường/thị trấn hoặc tại khu chung cư họ đang làm việc.

III. Kết luận và khuyến nghị

22.22 33.33 33.33 55.56 0 10 20 30 40 50 60

Không cần thiết Chi phí cao Không thấy yên tâm vì là người không

quen biết

Chưa chắc đã tốt bằng GVGĐ mình

31

3.1 Kết luận

Kỹ năng mềm là yếu tố vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công của công việc, nên việc đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động là chìa khóa nâng cao chất lượng lao động cũng như góp phần vào nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất. LĐGVGĐ - nhóm lao động đang làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà hầu như chưa được qua đào tạo - nếu muốn trở lên chuyên nghiệp, nâng cao vị thế của mình trong thị trường lao động và trong xã hội thì không thể không tham gia đào tạo về kỹ năng mềm.

Theo kết quả rà soát tài liệu thứ cấp cũng như khảo sát của nghiên cứu này cho thấy hầu hết LĐGVGĐ ở Việt Nam là phụ nữ di cư, chủ yếu đến từ khu vực nông thôn, có học vấn thấp và chưa từng được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Họ đa số thuộc nhóm thiếu việc làm hoặc thấp nghiệp ở nông thôn, vên đô... và mong muốn tìm cơ hội việc làm khi di cư làm GVGĐ. Công việc mà LĐGVGĐ hiện nay đảm nhận rất đa dạng từ lau dọn nhà cửa, rửa bát đĩa, giặt/là/xếp quần áo, nấu ăn, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người già, người ốm, lái xe, v.v, chính vì vậy mà đòi hỏi người lao động cần nhiều kỹ năng nghề, kiến thức và kỹ năng mềm cùng một lúc để thực hiện công việc hiệu quả.

LĐGVGĐ hiện nay thuộc nhóm lao động phi chính thức trong nền kinh tế phi chính thức. Điều đó thể hiện ở việc họ tìm việc làm chủ yếu qua bạn bè, người thân giới thiệu (kênh thông tin việc làm phi chính thức). Ngoài ra hầu hết họ không ký hợp đồng bằng văn bản, chủ yếu nhận làm việc qua thỏa thuận bằng miệng; chính vì vậy họ không được pháp luật và các chế tài thực thi pháp luật lao động bảo vệ. Môi trường làm việc của LĐGVGĐ là tại nhà của người sử dụng lao động - mang tính cá nhân, nên họ không có tổ chức, đoàn thể đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ.

Theo đánh giá chủ quan của LĐGVGĐ thì hiện nay môi trường và nơi làm việc của họ khá an toàn, tức là họ không gặp phải những vấn đề như quấy rối, xâm hại tình dục. Tuy nhiên, qua việc phỏng vấn các trải nghiệm của LĐGVGĐ, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng họ đã và đang gặp phải nhiều vấn đề được coi là nguy cơ cao đe dọa sự an toàn và nhân phẩm của họ tại nơi làm việc. Cụ thể, LĐGVGĐ vẫn bị phân biệt đối xử khi người sử dụng LĐ không cho phép ăn cùng; giờ làm việc kéo dài; bị mắng chửi khi làm việc chưa theo ý gia chủ; bị giữ giấy tờ tùy thân để làm tin; bị hạn chế tiếp xúc với bên ngoài và tự do đi lại để đảm bảo an toàn và tính riêng tư cho gia chủ.

Mặc dù LĐGVGĐ nhận ra mình đang gặp khó khăn vướng mắc nhưng thường tìm cách “lảng tránh” và không tìm cách giải quyết triệt để. Họ thường giải quyết theo hướng “nhẫn nhịn”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cách ứng xử trên cũng là do họ thiếu hiểu biết pháp luật về quyền lao động, quyền được bảo vệ nhân phẩm và tự do. Họ cũng thiếu các kỹ năng mềm để ứng phó với các tình huống trong công việc và cuộc sống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bản thân LĐGVGĐ gặp một số khó khăn trong thực hiện công việc do thiếu một số kỹ năng, chủ yếu là kỹ năng mềm, ví dụ như kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng giao tiếp ứng xử, hiểu biết văn hóa vùng miền và một số kỹ năng nghề như sử dụng các thiết bị gia đình hiện đại hay việc chế biến món ăn, đồ uống chưa phù hợp; kỹ năng tự bảo vệ và giải quyết vấn đề; kỹ năng đàm phán về quyền lợi khi làm việc.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chủ sử dụng lao động đánh giá LĐGVGĐ cần có một số kiến thức và kỹ năng mềm cơ bản bao gồm: phẩm chất, đạo đức của LĐGVGĐ, kỹ

32

năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng tìm kiếm thông tin và sự hỗ trợ, kỹ năng thương thuyết và kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc.

Hiện nay mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với các kỹ năng mềm của LĐGVGĐ là ở mức “trunh bình khá”, tức là LĐGVGĐ chưa đạt đến độ chuyên nghiệp và cần phải trau dồi thêm để đáp ứng công việc tốt hơn.

Về hình thức đào tạo kỹ năng mềm, LĐGVGĐ cho biết hình thức đào tạo trực tiếp thông qua tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ tại nơi họ đang làm việc (tại UBND Phường hoặc phòng sinh hoạt cộng đồng của khu chung cư) là phù hợp nhất. Thời gian đào tạo chỉ nên kéo dài từ 2-3 ngày và nên vào buổi tối hoặc thứ bảy hoặc chủ nhật, nội dung đào tạo nên tập chung và các kỹ năng mềm chính có ích cho họ.

3.2. Khuyến nghị

Kết quả nghiên cứu “nhu cầu và mong muốn của xã hội về kỹ năng mềm của LĐGVGĐ” đề xuất ra một số khuyến nghị sau đây

1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về quyền có nơi làm việc an toàn, luật pháp chính sách về lao động và quyền lao động, tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc cho các nhóm LĐGVGĐ theo giờ và sống cùng. Hình thức tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phóng sự trên truyền hình, chia

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VÀ MONG MUỐN CỦA XÃ HỘI VỀ KỸ NĂNG MỀM CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH (Trang 26 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)