3.3.1. Đối với Chính phủ
Đối với lĩnh vực ngân hàng và hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong phạm vi hoạt động huy động vốn nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ nhiều phía của Chính phủ.
Tạo sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cũng như gâyra không ít khó khăn trong công tác huy động vốn. Trong điều kiện hiện nay, một trong những nội dung của sự ổn định kinh tế vĩ mô là duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ hợp lý, đảm bảo kích thích đầu tư, phát triển kinh tế và giữ vững ổn định giá trị đồng nội tệ. Đây là điều kiện quan trọng để thực thi có hiệu quả các giải pháp tăng cường huy động vốn từ khách hàng của Ngân hàng.
Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, rõ ràng, đảm bảo sự bình đẳng và an toàn cho tất cả các ngân hàng thương mại, định chế tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác.
Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính trong nước và mở rộng các quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế: thị trường tài chính phát triển sẽ làm tăng tính lỏng cho các chứng khoán trong đó có các công cụ huy động nguồn vốn trung dài hạn hữu hiệu như trái phiếu… tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn.
Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và các Ngân hàng thương mại Nhà nước, góp phần tăng thêm nguồn hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khoán. Đồng thời nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương phát triển.
Để khắc phục tình trạng thanh toán dùng tiền mặt là chủ yếu như hiện nay chính phủ cần đưa ra các quy định cụ thể nhằm khuyến khích cũng như tiến tới yêu cầu tất cả các giao dịch thanh toán sẽ phải thanh toán qua ngân hàng.
Chính phủ cần sớm có quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực để Ngân hàng có cơ sở phối hợp. Chính phủ cần đánh giá một cách toàn diện và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa nguồn lực trong nước và ngoài nước theo hướng đảm bảo nợ quốc gia nằm trong phạm vi kiểm soát. Chỉ đạo các bộ, ban ngành lập kế hoạch thu hút và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước với chức năng là cơ quan quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng thương mại, có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến chiến lược huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và điều hành một chính sách tiền tệ ổn định và hợp lý hơn. Chính sách này phải theo sát với tín hiệu của thị trường. Các can thiệp của NHNN phải được thực hiện một cách linh hoạt tránh sự thay đổi giật cục gây sốc làm các NHTM gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật hoạt động ngân hàng trên cơ sở tiến hành rà soát bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Tiếp tục khống chế trần lãi suất huy động trong trường hợp duy trì lãi suất cơ bản đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát và áp dụng các chế tài xử lý thích hợp, tạo sự công bằng bình đẳng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Thực hiện đổi mới công nghệ ngân hàng, tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, chuyển tiền điện tử… nhằm cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú và thuận tiện cho khách hàng.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ . Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra NHNN đối với các NHTM để nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn huy động.
Xây dựng môi trường pháp lý vững chắc nhằm tạo được lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Cơ cấu mạng lưới giao dịch hợp lý, kết hợp với hoàn thiện, chuẩn hóa điểm giao dịch, trang bị phương tiện, cơ sở vật chất thống nhất toàn nghành để nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh chồng chéo, cạnh tranh nội bộ, lãng phí chi phí và nguồn nhân lực.
- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn hệ thống, hỗ trợ kịp thời cho công tác giao dịch, phát triển sản phẩm dịch vụ, kết nối khách hàng, quản trị hệ thống.
- Quảng bá thương hiệu và văn hóa Agribank, thực hiện nhận diện thương hiệu gồm hệ thống văn phòng phẩm, đồng phục, hệ thống đồ họa môi trường (biển trụ sở, biển ATM...), hệ thống xúc tiến thương mại (tặng phẩm, ô, mũ...)
- Tạo điều kiện cho cán bộ có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn cả trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu ngân hàng hiện đại trong hội nhập kinh tế thế giới.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động của các Chi nhánh để tìm ra các sai phạm trong các hoạt động, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để tránh xảy ra các vụ việc ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của toàn hệ thống NHNo&PNTN Việt Nam.
- Tăng mức thưởng huy động vốn cho các Chi nhánh và cá nhân có thành tích trong việc huy động vốn. Khuyến khích, khen thưởng các Chi nhánh năng động, sang tạo đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới nhằm duy trì và tăng trưởng huy động vốn.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, vốn luôn đóng vai trò quan trọng, nó qui định qui mô, kết cấu tài sản sinh lời của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản, mục tiêu phát triển và an toàn. Việc nghiên cứu tăng cường huy động vốn của NHTM sẽ không đạt hiệu quả nếu xem xét một cách cô lập. Bởi nếu coi vốn là yếu tố đầu vào thì sản phẩm của quá trình hoạt động là tài sản dưới hình thức dư nợ cho vay các doanh nghiệp, cá nhân và tài sản tồn tại dưới dạng các khoản đầu tư vào chứng khoán ngắn, dài hạn, tài sản cố định... Qua quá trình nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học, bằng những kiến thức đã học tập được, cộng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, báo cáo đã đưa ra các vấn đề cơ bản và nội dung tăng cường huy động vốn từ bên ngoài của NHTM.
Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng có hạn nên trong quá trình thực hiện đề án khó tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để nội dung luận văn được thực sự đi vào thực tế.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự tận tình hướng dẫn chỉ bảo của PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và toàn bộ các thầy cô trong khoa Tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị trong Phòng Kế hoạch kinh doanh – Ngân hàng Agribank Sóc Sơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Hoàng Thị Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS.TS Mai Văn Bạn, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường ĐH KD & CN HN, 2012.
2. TS Phạm Thanh Bình, Giáo trình Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp, Trường ĐH KD&CN HN, 2013.
3. TS Phạm Thanh Bình – GVC Trương Minh Du, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, Trường ĐH KD&CN HN, 2013.
4. TS Nguyễn Võ Ngoạn, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng – tín dụng ngân hàng, Trường ĐH KD & CN HN.
5. Cẩm nang huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Sơn (2010), Chiến lược kinh doanh 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Sóc Sơn , báo cáo quyết toán hàng năm các năm 2011, 2012, 2013, 2014.
8. Trang Web
a. Website Agribank: www.agribank.com.vn
b. Website Bộ Tài chính - www.mof.gov.vn.