Điểm tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược phát triển tổng công ty xây dựng lũng lô giai đoạn 2016 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 64 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung

3.3.2. Điểm tồn tại, hạn chế

Về sứ mệnh và chiến lược

Chiến lƣợc mặc dù đã đƣợc xây dựng tuy nhiên vẫn còn chung chung, sứ mệnh tầm nhìn còn chƣa rõ, chƣa phù hợp ( vì LCC vẫn mang đặc thù của doanh nghiệp Quốc Phòng).

Về hiệu quả thực thi chiến lược của LCC

Nhìn chung, qua các năm, một số ngành của Tổng công ty Lũng lô đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng thấp, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp, chƣa xứng tầm với vị thế của Tổng công ty.

Trong chiến lƣợc hiện tại chƣa có những giải pháp thực thi đột phá nhƣ: việc đầu tƣ công nghệ thiết bị thi công mới, hiện đại chƣa đáp ứng những công trình kỹ thuật cao có tính đặc thù ngành, chƣa nâng cao năng suất đáng kể để giảm giá thành, tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu tìm kiếm việc làm.

Do nguồn công việc đƣợc giao thầu giảm, cơ cấu tổ chức bộ máy công ty chƣa phù hợp, đầu tƣ công nghệ thiết bị thi công chƣa tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế.

Các dự án thủy điện lớn đã hoàn thành, Tổng công ty chuyển dần hƣớng hoạt sang thi công các công trình vốn ODA ( tuyến tàu điện ngầm ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, chiến lƣợc chƣa hoạch định cụ thể phƣơng án chuyển hƣớng. Phòng dự án còn yếu, chƣa nhạy bén thông tin xúc tiến hợp đồng, công tác làm hồ sơ đấu thầu kém. Nguyên nhân do từ trƣớc tới nay Tổng công ty chủ yếu vẫn đang thực hiện theo hình thức chỉ định thầu từ các công trình vốn Quốc phòng và vốn ngân sách nhà nƣớc.

Về công tác quản trị điều hành tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý hiện nay tuy đã thu đƣợc một số kết quả nhất định, nhƣng vẫn chƣa thực sự hợp lý, tổ chức các đơn vị trực thuộc chƣa theo hình thức ngành nghề tập

trung và chuyên sâu, chƣa có biện pháp để phát triển mạnh những đơn vị ngành nghề mũi nhọn.

Về công tác tổ chức của công ty chƣa hợp lý, lực lƣợng lao động gián tiếp tại các phòng ban công ty chiếm tỷ lệ cao.

Ban lãnh đạo công ty từ Hội đồng thành viên đến Ban Tổng giám đốc đều có bề dày kinh nghiệm, đƣợc đào tạo bài bản, có trình độ, Tuy nhiên độ tuổi cao, lực lƣợng kế cận thiếu và trình độ ngoại ngữ hạn chế.

Công tác tài chính - tín dụng Tổng công ty đang có nhiều khó khăn: mất cân đối trong cơ cấu và sử dụng nguồn vốn, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn. Nhiều khoản đầu tƣ của Tổng công ty không hiệu quả, một số khoản đầu tƣ ngoài ngành nghề truyền thống của Tổng công ty, sau nhiều năm chƣa mang lại lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp. Tổng công ty cần phải tái cơ cấu lại các khoản mục đầu tƣ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Những đánh giá về chiến lƣợc và thực thi chiến lƣợc của LCC nêu trên có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng chiến lƣợc phát triển giai đoạn 2016 - 2020 tầm nhìn 2030, đây cũng chính là những nội dung giúp Tổng công ty xây dựng Lũng Lô chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm cần khắc phục để phấn đấu đƣa công ty phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Chiến lƣợc phát triển hiện tại của LCC chƣa thực sự rõ ràng mạch lạc, vẫn còn chung chung.

- Về việc thực thi chiến lƣợc còn chƣa nghiêm túc nên hiệu quả hoạt động không cao.

- Trình độ cán bộ quản lý vẫn còn yếu.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty chƣa phù hợp, hệ quả của việc đầu tƣ vƣợt vốn chủ sở hữu và công nợ phải thu của khách hàng còn lớn đã làm nguồn vốn của công ty bị mất cân đối.

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ ĐẾN

NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

4.1. Cơ sở đề xuất hoàn thiện chiến lƣợc

Dựa vào kết quả phân tích và đánh giá Chiến lƣợc hiện tại của Tổng Công xây dựng Lũng Lô ở chƣơng 3 ở trên và trên cơ sở lý thuyết của DPM, SWOT, luận văn sẽ đƣa ra các đề xuất để hoàn thiện Chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

4.2. Đề xuất nội dung hoàn thiện chiến lƣợc của LCC giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030

4.2.1. Đề xuất chiến lược theo mô hình delta project ( DPM) giai đoạn đến năm 2020.

HỆ THỐNG KHÓA CHẶT

Giải pháp khách hàng toàn diện Dự án tốt nhất

Hình 4.1: Đề xuất Mô hình Tam giác Delta (DPM) cho chiến lƣợc của LCC giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030

LCC

Sứ mệnh kinh doanh: Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng xây dựng số 1 trong Bộ quốc phòng, tổng công

ty hàng đầu Việt Nam lĩnh vực xây dựng công trình ngầm, cảng biển. Thƣơng hiệu mạnh vƣơn tầm quốc tế.

Xác định vị trí cạnh tranh: chiếm thị phần xây dựng lớn nhất

trong Bộ quốc phòng, tham gia hầu hết các dự án đƣờng hầm lớn,

cảng biển trên cả nƣớc, hƣớng tới nƣớcngoài

Cơ cấu ngành: Nhiều đối thủ cạnh tranh: Tổng công

ty 319, Tổng công ty Trƣờng Sơn,Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Licogi, Thăng Long,…

Lĩnh vực kinh doanh: Tập trung ngành nghề mũi nhọn công trình ngầm và cảng biển và một số ngành nghề đang

có ƣu thế, đã đƣợc đầu tƣ trang thiết bị: Rà phá Bom mìn, xây dựng giao thông dân dụng, đầu tƣ BĐS ..

Đổi mới , cải tiến: Cải tạo cơ cấu tổ chức, đầu tƣ công

nghệ, thiết bị máy móc đặc chủng cho ngành nghề mũi nhọn, đào tạo đội ngũ cán bộ

Hiệu quả hoạt động: Hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo

chất lƣợng công trình tạo uy tín với khách hàng. Nâng cao năng suất. Tăng hiệu quả sử dụng thiết bị.

Xác định khách hàng mục tiêu: Tập trung vào các chủ đầu tƣ: công trình ngầm, công trình biển đảo,

xây dựng dân dụng và giao thông, rà phá bom mìn trên toàn quốc, hƣớng tới thị trƣờng nƣớc ngoài.

Lịch trình chiến lược cho quy trình thích ứng: Đầu tƣ công nghệ, trang thiết bị máy móc phục vụ

thi công xây dựng, nâng cao chất lƣợng dự án, đào tạo cán bộ có trình độ quản lý trong ngành, công nhân kỹ thuật lành nghề, năng lục tài chính vững chắc.

Bốn quan điểm khác nhau:

Tài chính: Tăng vốn chủ sở hữu, tạo lợi nhuận cao, trích lợi nhuận cho nghiên cứu công nghệ mới Khách hàng: Dịch vụ chăm sóc cho từng khách hàng, ƣu tiên khách hàng chiến lƣợc.

Quy trình nội bộ: Xây dựng quy trình quản lí dự án, quy trình quản lí thi công.

Định vị trong tam giác chiến lược

Hƣớng vào giải pháp khách hàng để hoàn thành các công trình, dự án với chất lƣợng tốt nhất đồng thời vẫn kịp thời gian bàn giao, để cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành cũng đang ngày càng lớn mạnh nhƣ Tổng công ty 319 ( Bộ Quốc Phòng), Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng cong ty xây dựng Thăng Long,….

Sứ mệnh

Tiếp tục củng cố và phát triển vững chắc theo định hƣớng XHCN, Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng trong lĩnh vực xây dựng số 1 trong Bộ quốc phòng, tổng công ty hàng đầu Việt Nam lĩnh vực xây dựng công trình ngầm, cảng biển. Thƣơng hiệu mạnh vƣơn tầm quốc tế.

Xác định vị trí cạnh tranh

Đấu thầu và xây dựng các công trình ngầm (các tuyến Metro) công trình trên biển, công trình giao thông, khảo sát, tƣ vấn thiết kế, xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng thủy điện và công trình ngầm, rà phá bom mìn, vật liệu nổ trên toàn quốc, nhất là các các vị trí xa xôi nhƣ biên giới, hải đảo, vốn là thế mạnh của Tổng công ty.

Ngoài ra, trong lịch trình chiến lƣợc của tổng công ty trong giai đoạn 2016- 2020, còn xác định vị trí cạnh tranh ở thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ: Campuchia, Lào, tiến tới mục tiêu các nƣớc trong ASEAN, một số nƣớc Châu Phi khác nhƣ Angola…

Xác định Cơ cấu ngành

Phân tích cƣờng độ cạnh tranh trong ngành:

Số lƣợng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là rất lớn, đặc biệt là các đối thủ ngang sức cũng rất lớn.

- Trong lĩnh vực xây lắp Tổng công ty xây dựng Lũng Lô có các đối thủ sau đây: Tổng Công ty xây dựng Trƣờng Sơn, Tổng công ty 319, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Licogi,.

- Trong lĩnh vực vận tải: Hiện nay đối thủ canh tranh chủ yếu của Tổng công ty là các doanh nghiệp vận tải tƣ nhân, Tổng công ty xây dựng Cầu thăng Long, Công ty Deawoo- Việt Nam.

Tuy vậy, trong giai đoạn 2016- 2020, LCC vẫn đang cố gắng vƣợt lên để trở thành doanh nghiệp có vị thế vững chắc trong tất cả các ngành kinh doanh trong ngành Xây dựng Việt Nam nói chung.

Lĩnh vực kinh doanh:

Tập trung ngành nghề mũi nhọn mà công ty đang chiếm ƣu thế: - Công trình ngầm, đƣờng hầm khẩu độ lớn, các tuyến Metro - Các công trình Biển đảo, cảng biển, nạo vét luồng và âu tàu...

Tiếp tục quan tâm triển khai các ngành đã đƣợc đầu tƣ trang thiết bị: - Xây dựng giao thông, dân dụng,

- Rà phá Bom mìn vật nổ

-Hoạt động kiến trúc và tƣ vấn kỹ thuật có liên quan

-Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp, thủy lợi, hạ tần kỹ thuật, đƣờng bộ, khảo sát trắc địa công trình ,địa chất công trình, thủy văn công trình..

- Khai thác đá cát, sỏi

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát, nƣớc, lò sƣởi.

- Sản xuất bê tông và các sản phảm từ xi măng, thạch cao - Khảo sát, dò tìm bom mìn vật nổ

- Tƣ vấn, môi giới Bất động sản - Kinh doanh bất động sản

- Lắp đặt hệ thống điện, công trình đƣờng dây và trạm biến áp 35KV - Kinh doanh xăng dầu

Loại bỏ một số ngành nghề kinh doanh kém hiệu quả - Sản xuất vật liệu, xây dựng từ đất sét.

- Cho thuê máy móc, thiết bị.

- Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

Đổi mới , cải tiến:

Tiếp tục cải tạo cơ cấu tổ chức, đầu tƣ mới công nghệ thiết bị máy móc đặc chủng cho ngành nghề mũi nhọn, cải tiến kỹ thuật thi công xây lắp, xây dựng quy trình quản lí thi công dự án, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý, đội ngũ công nhân kỹ thuật có năng lực cao.

Hiệu quả hoạt động:

Hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng công trình, thi công theo đúng quy phạm của nhà nƣớc tạo uy tín với khách hàng, nâng cao năng suất lao động, thiết kế và tiến độ đƣợc phê duyệt, thực hiện chế độ bảo hành công trình theo chế độ hiện hành, tăng hiệu quả sử dụng trang thiết bị.

Xác định khách hàng mục tiêu:

Tập trung vào các khách hàng chiến lƣợc là các chủ đầu tƣ vốn an ninh quốc phòng, vốn ngân sách nhà nƣớc, các chủ đầu tƣ dự án: công trình ngầm, đƣờng hầm khẩu độ lớn, công trình biển đảo, Rà phá bom mìn là những lĩnh vực Tổng công ty có thế mạnh, tiếp đó là các công trình xây dựng dân dụng và giao thông, hƣớng tới thị trƣờng xây dựng nƣớc ngoài ( Lào, Campuchia, Myanma, Angola..).

Lịch trình chiến lược cho quy trình thích ứng:

Tiếp tục đầu tƣ đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc phục vụ thi công xây dựng, đặc biệt các ngành nghề mũi nhọn, nâng cao chất lƣợng dự

án, đào tạo cán bộ có trình độ quản lý trong ngành, công nhân kỹ thuật lành nghề, năng lục tài chính vững chắc.

4.2.2. Đề xuất chiến lược theo mô hình Bản đồ chiến lược ( SM) giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Qua quá trình phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra một số điểm chính để phân tích và xây dựng bản đồ Chiến lƣợc (SM) cho Tổng công ty xây dựng Lũng Lô dựa trên 4 nội dung cơ bản về mặt Tài Chính; về mặt khách hàng; về nội tại, về khả năng học hỏi và phát triển.

Ở trên chúng ta đã phân tích và thấy đƣợc các điểm mạnh điểm yếu của LCC trong việc duy trì nguồn tài chính, tăng trƣởng doanh thu hằng năm. Tuy nhiên để phân bổ nguồn tài chính hợp lý và tránh thất thoát cần phải có kế hoạch và mục tiêu, mục đích rõ ràng thì mới đảm bảo và duy trì nguồn lực tài chính vững chắc.

Về mặt khách hàng Nhƣ đã phân tích ở các phần trên cho thấy việc phấn

đấu để cạnh tranh thị trƣờng là mục tiêu hàng đầu để duy trì và phát triển đạt đƣợc tầm nhìn và sứ mệnh của LCC. Tổng công ty xây dựng Lũng Lô cần phải lấy tiêu chí chất lƣợng và tiến độ công trình hàng đầu, phân loại khách hàng để có chăm sóc hợp lí đến từng khách hàng, ƣu tiên các khách hàng thị trƣờng truyền thống an ninh quốc phòng, biển đông hải đảo, đƣờng hầm khẩu độ lớn mà Tổng công ty đang có ƣu thế.

Về mặt nội tại Nhƣ đã phân tích ở các phần trên cho thấy việc không

ngừng đổi mới quản lý và nâng cao năng lực làm công tác thị trƣờng, kinh doanh là cần thiết để đảm bảo đạt các mục tiêu Chiến lƣợc trong giai đoạn mới. Phân tích các đối thủ cạnh tranh cho thấy khả năng cạnh tranh của Lũng Lô trong các lĩnh vực kinh doanh, về chất lƣợng và thời gian thi công, xây dựng các quy trình quản lí dự án, quản lí thi công, ứng dụng KHCN mới, máy móc hiện đại vào sản xuất.

Về khả năng học hỏi và phát triển: LCC thông qua các đối tác liên doanh

nƣớc ngoài mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để cử các cán bộ, kỹ sƣ đi đào tạo tại các công ty nƣớc ngoài.

Bảng 4.1: Phân tích các điểm chính về Chiến lƣợc của LCC đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo bản đồ chiến lƣợc

4.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lƣợc kinh doanh ở Tổng công ty xây dựng Lũng Lô giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030

4.3.1. Đổi mới công nghệ luôn là một giải pháp có tính then chốt

Đổi mới công nghệ quyết định sự chuyển biến về khả năng chất lƣợng hoạt động của công ty. Đầu tƣ đổi mới công nghệ, tăng năng suốt nâng cao

chất lƣợng sản phẩm để từ đó tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty. Tổng công ty cần phải mạnh dạn đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề của ngƣời lao động và cán bộ quản lý kỹ thuật.

Tổng công ty xây dựng Lũng Lô cần thực hiện các vấn đề sau:

- Tận dụng triệt để số thiết bị, xe, máy sau khi hoàn thành các công trình của Nhà nƣớc , điều động linh hoạt để giảm bớt chi phí mua mới.

- Hiện đại hóa công nghệ và các thiết bị thi công ngành đƣờng bộ, đƣờng hầm, cảng biển

- Nghiên cứu cải tiến, tự chế các loại thiết bị chuyên dùng.

- Tự chế các loại thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác xây lắp: máy bơm, máy hàn, que hàn, giàn giáo...

Muốn vậy, Tổng công ty nên có các biện pháp sau: - Tích cực huy động và tìm kiếm mọi nguồn vốn đầu tƣ + Nguồn vốn do ngân sách nhà nƣớc cấp

+ Nguồn vốn từ các nguồn đầu tƣ khác nhƣ vay của Ngân hàng, vốn vay nƣớc ngoài, liên kết các công ty khác, hoặc huy động từ các công ty thành viên và của CBCNV

- Tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ nên thực hiện chế độ con ngƣời, do đó phải thực hiện các giải pháp:

+ Cử đi đào tạo, tiếp thu công nghệ theo từng chuyên đề ở nƣớc ngoài, theo chƣơng trình đổi mới công nghệ , đầu tƣ chiều sâu của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược phát triển tổng công ty xây dựng lũng lô giai đoạn 2016 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 64 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)