Dự báo tình hình tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần VIWACO (Trang 34 - 38)

1.4.1. Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh

- Dự báo doanh thu thuần.

Dự báo doanh thu thuần được xây dựng nhờ sử dụng những giả thiết cơ bản nhất (như: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần bình quân), các tham số khác như chiến lược marketing của doanh nghiệp đang hướng tới, triển vọng phát triển của thị trường và thị phần của doanh nghiệp. Các tham số kinh tế vĩ mô khác như tỷ giá, tỷ lệ lạm phát…

Trên cơ sở dự báo doanh thu để lần lượt dự báo các khoản mục khác trên cơ sở tỷ lệ của các chỉ tiêu trên doanh thu hoặc các hệ số khả năng sinh lợi:

- Dự báo Giá vốn hàng bán và Lợi nhuận gộp.

Dự báo giá vốn hàng bán và Lợi nhuận gộp có thể được tiếp cận trực tiếp bằng % doanh thu thuần. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động SXKD của công ty để lựa chọn tính toán một trong hai chỉ tiêu trên cơ sở % doanh thu thuần, sau đó tính toán chỉ tiêu còn lại trên cơ sở hai chỉ tiêu đã tính được theo nguyên tắc:

- Dự báo chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.

Dự báo CPBH và CPQLDN cũng giống như các khoản mục chi phí trừ vào doanh thu thuần trong báo cáo KQKD. Nó cũng liên quan đến việc xem xét khuynh hướng quá khứ của tỷ số CPBH và QLDN trên doanh thu thuần.

- Dự báo các khoản mục khác trong báo cáo KQKD:

+ Chi phí, thu nhập hoạt động tài chính. Số liệu này trong thực tế lấy từ bảng CĐKT. Tuy nhiên để dự báo bảng CĐKT thì trước hết dự báo KQKD để có được số liệu về lợi nhuận. Do vậy trước tiên đưa ra số liệu dự báo cho chi phí trả lãi tiền vay và thu nhập tài chính trên cơ sở số liệu BCTC gần nhất, bảng kế hoạch vay/trả nợ, dự báo lãi suất rồi sau đó điều chỉnh lại theo kết quả từ dự báo bảng CĐKT ở bước sau.

+ Các thu nhập, chi phí khác. Dự báo trên cơ sở số trung bình các năm trước hoặc kế hoạch thanh lý tài sản, tái cấu trúc công ty.

+ Lợi nhuận trước thuế được tính trên cơ sở lấy các khoản doanh thu/thu nhập trừ đi các khoản chi phí. Lợi nhuận sau thuế được tính sau khi trừ đi thuế TNDN và các khoản điều chỉnh do ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái (nếu có).

+ Thuế. Tính theo tỷ lệ % thuế TNDN phải nộp nhân với LNTT dự báo.

1.4.2. Dự báo Bảng cân đối kế toán

Điểm bắt đầu khi dự báo bảng CĐKT là dự báo tài sản. Tiếp theo là dự báo về nợ phải trả và cuối cùng là dự báo vốn chủ sở hữu.

Các chỉ tiêu được chia thành hai nhóm chính:

 Nhóm các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần theo thời gian. Bao gồm các khoản mục như Tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu/trả trước, thuế GTGT được khấu trừ… thì những tỷ số hoạt động sẽ được sử dụng trong mối liên hệ với các con số dự báo lấy ra từ báo cáo KQKD.

 Đối với những khoản mục khác không liên quan trực tiếp đến doanh thu bán hàng thì có thể giữ nguyên so với giá trị cuối năm trước, áp dụng một tỷ lệ % so với tổng tài sản hoặc theo một kế hoạch đầu tư của công ty để điều chỉnh cho phù hợp.

Dự báo tài sản gồm các mục chính như sau:

- TSCĐ và Khấu hao. - Hàng tồn kho. - Phải thu ngắn hạn. - Ước lượng tiền mặt.

- Tổng Tài sản của bảng CĐKT.

Dự báo nợ phải trả gồm các mục chính như sau:

- Xác định nợ dài hạn hiện tại có thể giữ nguyên

- Xác định nợ dài hạn đang xin vay có thể được chấp nhận - Kết chuyển các khoản nợ khác

- Ước tính thuế phải nộp

Dự báo vốn chủ sở hữu gồm các mục chính như sau:

- Kết chuyển vốn CSH của năm trước sang - Thêm lợi nhuận giữ lại từ dự báo KQKD - Tổng cộng nguồn vốn của bảng CĐKT

Sau khi cộng từng bên của bảng CĐKT dự phóng, chênh lệch giữa Tổng tài sản không cân bằng với Tổng nguồn vốn chính là nhu cầu vốn mới/dư thừa vốn.

Thông thường, tài sản dự báo tăng trưởng nhanh hơn nguồn vốn dự báo, công ty cần thêm tiền. Nhu cầu tiền mới này có thể được đáp ứng bằng nhiều cách, như vay nợ, phát hành cổ phiếu, hay tăng nợ phải trả người bán… Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nhà quản trị sẽ quyết định việc sử dụng nguồn tài trợ nào thông qua chính sách huy động vốn cho công ty. Trên cơ sở chính sách này, để tính toán nguồn tài trợ.

Trường hợp tổng nguồn vốn dự báo lớn hơn tổng tài sản, để cân bằng thì một khoản mục tài sản sẽ được tăng lên, tiền và tương đương tiền thường là mục đầu tiên được cân nhắc đến.

Các điều chỉnh để cân bằng nhu cầu vốn mới/dư thừa tiền sẽ tác động đến chi phí hay thu nhập, căn cứ vào đó để điều chỉnh lại bảng CĐKT và báo cáo KQKD cho phù hợp với những thay đổi ở các chỉ tiêu vay nợ/chi phí lãi tiền vay/vốn chủ sở hữu.

1.4.3. Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập theo phương pháp gián tiếp, rút ra từ bảng CĐKT, trong đó chia theo các nhóm bao gồm (i) Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, (ii) Lưu chuyển tiền từ hoạt động Đầu tư, và (iii) Lưu chuyển tiền từ hoạt động Tài chính. Cụ thể:

 Dự báo lưu chuyển tiền từ HĐKD:

Bắt đầu bằng cộng lợi nhuận trước thuế với khấu hao TSCĐ, chi phí lãi vay để có Dòng tiền từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động. Tiếp theo điều chỉnh những thay đổi trong tài sản lưu động ròng bao gồm: Tăng/giảm các khoản phải thu; Tăng/giảm hàng tồn kho; Tăng giảm các khoản phải trả; Tăng giảm chi phí trả trước. Điều chỉnh tổng lưu chuyển tiền từ HĐKD bằng thay đổi tài sản lưu động ròng sẽ cho ra lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

 Dự báo lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư:

Bao gồm các thay đổi tiền và tương đương tiền liên quan đến đầu tư như: Mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Cho vay, thu hồi cho vay, mua bán lại các công cụ nợ cho các đơn vị khác; Đầu tư, thu hồi vốn góp; Thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia.

 Dự báo lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:

Bao gồm các khoản tiền cuối cùng còn lại liên quan đến thay đổi trong nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài như: Vốn cổ phần phát hành thêm; Chi trả vốn cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành; Vay ngắn hạn, dài hạn hoặc trả gốc vay; Trả nợ thuê tài chính; Trả lợi nhuận, cổ tức cho chủ sở hữu.

 Dự báo dòng lưu chuyển tiền thuần:

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = Tổng tiền vào trong kỳ - Tổng tiền ra trong kỳ

Khi dòng lưu chuyển tiền thuần bị âm, để công ty tránh bị mất khả năng thanh toán thì cần huy động thêm vốn khác để bù đắp cho lượng tiền thiếu hụt. Trong trường hợp không thể huy động được vốn từ bên ngoài thì công ty cần điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.

Dựa trên kết quả dự báo báo cáo tài chính để xem xét xem các chỉ tiêu có đảm bảo mục tiêu đề ra của doanh nghiệp hay không trên cơ sở đó ra các quyết định về chính sách tài chính phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần VIWACO (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)