CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
3.4. Đánh giá thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần VIWACO
3.4.1. Kết quả đã đạt được
Qua đánh giá sơ lược về Công ty Cổ phần VIWACO giai đoạn năm 2014-2017, ta thấy Công ty đã đạt được những kết quả đáng chú ý:
1. Về cơ cấu tài sản: Công ty tập trung vào tài sản dài hạn, giá trị tài sản dài hạn tăng qua các năm. Năm 2016-2017 tiền và tương đương tiền của công ty đã giảm và sử dụng vào đầu tư tài sản cố định và tài sản dở dang dài hạn. Điều này thể hiện công ty đã có xu hướng sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu tăng qua các năm do lợi nhuận sau thuế giữ lại của công ty tăng qua các năm trong khi tỷ trọng nợ phải trả giảm. Trong nợ phải trả, tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm và tỷ trọng nợ dài hạn của công ty có xu hướng tăng trong năm 2016, năm 2017. Công ty đã điều chỉnh chính sách huy động vốn hiệu quả hơn khi huy động nguồn vốn dài hạn đề đầu tư cho tài sản dài hạn.
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, giá vốn tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn. Công ty quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã hiệu quả hơn. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần tăng qua các năm trong giai đoạn năm 2014-2017.
3. Các khoản phải thu của công ty ở mức thấp, chênh lệch phải thu và phải trả của công ty âm, đồng nghĩa với việc công ty đang chiếm dụng được vốn của người bán, người mua. Tình hình thanh toán công nợ phải trả không có khoản tranh chấp, quá hạn cũng như mất khả năng thanh toán, tuân thủ đúng kỷ luật thanh toán. Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã tận dụng được các nguồn lực nhàn rỗi đem lại nguồn thu khác, đồng thời cũng tận dụng được lượng vốn đi chiếm dụng ở mức độ nhất định, giảm một phần chi phí sử dụng vốn.
4. Hệ số khả năng thanh toán của công ty đến năm 2017 đã có xu hướng cải thiện hơn.
5. Hệ số chi trả lãi vay ở con số cao và hệ số này luôn đảm bảo lớn hơn 1, tức là chi trả xong lãi vay công ty vẫn đảm bảo có lợi nhuận.
6. Cơ cấu tài sản của công ty phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Tài sản của công ty chủ yếu tập trung vào tài sản dài hạn, các năm 2014-2017 tài sản dài hạn đều chiếm tỷ trọng hơn 59 trong tổng tài sản. Tài sản dài hạn năm 2017 tăng lên tập trung chủ yếu tài sản hữu hình, tài sản xây dựng dở dang dài hạn. Xét về đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty thì tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều hơn tài sản ngắn hạn là hợp lý.
7. Qua việc phân tích các hệ số khả năng hoạt động nhìn chung đã cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp được đánh giá là tốt và cải thiện qua các năm. Công ty nên cố gắng duy trì chính sách đầu tư kinh doanh cũng như chính sách thu hồi công nợ ngày một hiệu quả. Số vòng quay HTK tăng lên, số vòng quay các khoản phải thu tăng, số vòng quay VLĐ tăng. công ty đã tích cực trong thu hồi các khoản công nợ của khách hàng làm tăng vòng quay các khoản phải thu công ty.
8. Hệ số nợ giảm nghĩa là giảm đòn bẩy tài chính. Nghĩa là mức độ tự chủ về tài chính của công ty đang được nâng cao. Mặc dù tỷ suất bảo đảm nợ của công ty nhỏ hơn 1 nhưng con số này được cải thiện qua các năm cho thấy mức độ rủi ro của công ty trong vấn đề thanh toán nợ và mức độ rủi ro mà các chủ nợ được cải thiện tốt hơn.
9. Dòng tiền thu chính từ hoạt động kinh doanh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn dương thể hiện công ty tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư luôn âm chứng tỏ công ty đã đầu tư mua sắm thiết bị, tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Ngoài ra, công ty cũng có những kết quả khác như:
1. Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ với cổ đông với chính sách chi trả cổ tức cho cổ đông các năm; thực hiện đúng hạn, đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
2. Công ty có đội ngũ lao động có trình độ cao, có sức khỏe tốt, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, chuyên nghiệp trong công việc. Công ty cũng đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo chế độ làm việc của cán bộ công nhân viên theo đúng luật lao động của Nhà nước, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng.
tín nhiệm về chất lượng nước. Hiện tại công ty đang thu tiền nước tập trung tại cơ sở gần nhất với địa chỉ dùng nước từ đó tạo điều kiện thuận lợi và chủ động cho khách hàng.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.
Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì trên thực tế công ty vẫn có những tồn tại nhất định, những tồn tại bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan, có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Cụ thể :
1. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty thấp và có xu hướng giảm qua các năm 2014-2016. Đến năm 2017 nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty đã cải thiện hơn nhưng vẫn nhỏ hơn 0, chứng tỏ một bộ phận tài sản dài hạn đã được công ty tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn huy động được không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà phải huy động cả nợ ngắn hạn. Nghĩa là công ty đang sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn. Mặc dù vay ngắn hạn có thể được hưởng chi phí thấp hơn vay dài hạn nhưng điều này sẽ khiến cho công ty có nguy cơ mất khả năng thanh khoản trong ngắn hạn.
2. Hệ số thanh toán của công ty có xu hướng giảm qua các năm 2014-2016, đến năm 2017 hệ số thanh toán của công ty đã được cải thiện hơn nhưng vẫn thấp hơn đối thủ trong ngành cùng địa bàn. Nguyên nhân là do trong giai đoạn năm 2014- 2016 tài sản ngắn hạn giảm từ 151,144 triệu xuống 120,589 triệu đồng. Tương tự tiền và tương đương tiền của công ty giai đoạn 2014-2016 giảm từ 112,121 triệu đồng xuống 84,998 triệu đồng. Trong khi đó nợ ngắn hạn có xu hướng tăng từ 133,980 triệu đồng năm 2014 lên 163,614 triệu đồng năm 2016. Đến năm 2017 tài sản ngắn hạn đã tăng hơn 21 tỷ đồng lên 142,227 triệu đồng còn nợ ngắn hạn đã tăng chậm chỉ hơn 2 tỷ đồng năm 2017. Hiện tại công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty phân phối và kinh doanh nước sạch đến từng hộ dân nên công ty có lượng tiền mặt và tương đương tiền hàng tháng quay vòng cao. Chính vì vậy lượng vốn tồn tại dưới dạng tiền mặt và các khoản tương đương tiền nhiều.
3. Năm 2017 hệ số thanh toán lãi vay của công ty có xu hướng giảm mạnh do khoản chi trả lãi vay của công ty trong năm tăng đột biến ở mức 325 . Dựa vào
thuyết minh khoản mục vay và nợ dài hạn có thể thấy công ty được hưởng nhiều ưu đãi từ người bán cũng như khách hàng với những khoản ứng trước dài hạn lớn cho dự án nhưng không phải trả lãi suất hoặc thời gian trả dài hạn. Tuy nhiên trong năm 2017 công ty có 2 khoản vay trung dài hạn bao gồm: 81.975 triệu đồng vay tháng 4 năm 2017 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho 4 xã Xuân Phương, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội và khoản vay 76.276 triệu đồng tháng 2 năm 2017 của ngân hàng Quân Đội (MB) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đó là nguyên nhân khiến cho chi phí lãi vay công ty phải trả năm 2017 tăng đột biến.
4. Mặc dù tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2014-2016 nhưng đến năm 2017 tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần lại tăng lên. Giá vốn hàng bán của công ty tăng qua các năm tương ứng với mức tăng của doanh thu. Năm 2014 giá vốn hàng bán ở mức 286,952 trđ, năm 2015 và năm 2016 giá vốn tăng lần lượt 28.1 và 3.12 còn doanh thu thuần năm 2015 công ty đạt 459,453 trđ tương đương tăng 110,097 trđ tương đương tăng 31.51 . Đến năm 2017 giá vốn tăng 13.9 lên mức 431,689 trđ trong khi doanh thu thuần năm 2017 công ty chỉ tăng 12.6 đạt 575,740 trđ. Việc mức tăng của doanh thu thuần về hàng hóa và dịch vụ thấp hơn mức tăng của giá vốn hàng bán trong năm 2017 đã khiến cho tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 tăng. Công ty cần xem xét nguyên nhân chủ quan và khách quan để có biện pháp giảm giá vốn hàng bán và chi phí hiệu quả.
Qua phân tích tình hình tài chính Công ty CP VIWACO qua các chỉ tiêu tài chính, phân tích khải quát và phương pháp Dupont, tác giả nhận thấy so với công ty đối thủ cùng ngành trên địa bàn Hà Nội (Công ty CP Nước Sạch Số 2 Hà Nội) cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty là phù hợp với ngành nghề kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả với doanh thu thuần tăng qua các năm, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu cao,… Bên cạnh đó Công ty CP VIWACO vẫn còn tồn tại các hạn chế như nguồn vốn lưu động thấp, hệ số thanh toán năm 2017 có xu hướng giảm, chi phí lãi vay năm 2017 tăng đột biến, tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 2017 giảm. Từ đó đặt ra cho công ty bài toán cần xem xét và tìm giải pháp phù hợp nhằm duy trì sự phát triển, khắc phục các hạn chế tồn tại.
CHƢƠNG 4: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIWACO
4.1. Định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của Công ty Cổ phần VIWACO đến năm 2020
4.1.1. Định hướng phát triển * Sản xuất kinh doanh: * Sản xuất kinh doanh:
– Đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục 24 giờ, luôn duy trì đủ áp lực và đảm bảo chất lượng nước sạch cung cấp theo các qui chuẩn, qui định.
– Đầu tư cải tạo toàn bộ hệ thống cấp nước, đầu tư công nghệ mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để quản lý giám sát mạng lưới, giảm tỉ lệ thất thoát thất thu, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước và chăm sóc khách hàng. Phấn đấu đạt tỷ lệ thất thoát nước trung bình duy trì dưới 20%.
– Tiếp tục mở rộng địa bàn cấp nước trong phạm vi đã được UBND Thành phố Hà Nội giao. Một số khu vực dự kiến phát triển trong những năm tới là: các xã Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh – huyện Thanh Trì ; các xã Bắc An Khánh, Nam An Khánh, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh… thuộc huyện Hoài Đức
* Lĩnh vực tƣ vấn thiết kế:
Tiếp tục chủ động khai thác thị trường ngoài Công ty trong lĩnh vực cấp thoát nước
* Lĩnh vực thi công xây lắp:
Tiếp tục tham gia đấu thầu các công trình bên ngoài Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, đặc biệt là tham gia vào những dự án do các Tập đoàn nước ngoài làm tổng thầu có đòi hỏi yêu cầu về chất lượng và yêu cầu tiến độ thực hiện khắt khe.
4.1.2. Chiến lược phát triển kinh doanh nước sạch đến năm 2020
Trên cơ sở xác định mục tiêu nhiệm vụ chính và thị trường tiêu thụ nước, Công ty Cổ phần VIWACO thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh nước sạch từ năm 2016-2020 với 2 công tác chính sau:
Công tác đầu tư:
- Đầu tư cải tạo mạng lưới cấp nước hiện có trên địa bàn và đầu tư để giảm tỷ lệ thất thoát, tăng nguồn nước cấp cho khác hàng.
- Đầu tư mở rộng địa bàn cấp nước trong phạm vi đã được UBND Thành phố Hà Nội giao. Một số khu vực dự kiến phát triển trọng những năm tới: các xã Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh- Huyện Thanh Trì, các xã Bắc An Khánh, Nam An Khánh, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh,…
- Đầu tư công nghệ mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để quản lý giám sát mạng lưới, giảm tỉ lệ thất thoát thất thu, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.
Công tác kinh doanh nước sạch:
- Điều tra khảo sát địa bàn đề xuất phương án cải tạo và phát triển khách hàng, tăng cường sản lượng nước bán ra, giảm tỷ lệ thất thoát.
- Tăng cường công tác quản lý khách hàng, kịp thời giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong quá trình sử dụng nước (như nước yếu, nước đục, đồng hồ đo nước, giá nước, v.v…).
- Thường xuyên kiểm tra địa bàn để phát hiện các trường hợp vi phạm quy định sử dụng nước (đấu nối trái phép, làm sai lệch đồng hồ, v.v…) để truy thu tiền nước, giảm thất thu.
- Phân tích đánh giá việc sử dụng nước của khách hàng để đưa ra chương trình kiểm tra việc sử dụng nước của khách hàng, áp giá bán nước cho khách hàng theo mục đích sử dụng, v.v…
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới nâng cao công tác quản lý, đơn giản các quy trình, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm trong công tác ghi thu tiền nước nhằm nâng trình độ nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần VIWACO VIWACO
4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng doanh thu
Xuất phát từ tồn tại việc tỷ suất giá vốn hàng bán của công ty năm 2017 tăng do mức tăng của doanh thu thuần về hàng hóa và dịch vụ thấp hơn mức tăng của giá
vốn hàng bán mà giải pháp đầu tiên nhằm nâng cáo hiệu quả tài chính của công ty cần làm là tăng doanh thu. Kết hợp với chiến lược phát triển kinh doanh nước sạch đến năm 2020 của công ty, tác giả có đề xuất một số giải pháp tăng doanh thu, giảm giá vốn như sau:
- Đầu tư cải tạo mạng lưới cấp nước hiện có trên địa bàn và đầu tư để giảm tỷ lệ thất thoát, tăng nguồn nước cấp cho khác hàng. Đồng thời đầu tư công nghệ mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để quản lý giám sát mạng lưới, giảm tỉ lệ thất thoát thất thu, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước. Từ đó tăng doanh thu từ hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch cho công ty, đồng thời giảm thất thoát khiến cho giá thành sản xuất và kinh doanh nước sạch của công ty cũng được giảm xuống. - Kiểm tra việc sử dụng nước của khách hàng, áp giá bán nước cho khách hàng theo mục đích sử dụng, thường xuyên kiểm tra địa bàn để phát hiện các trường hợp vi phạm quy định sử dụng nước (đấu nối trái phép, làm sai lệch đồng hồ, v.v…) để truy thu tiền nước, giảm thất thoát và tăng doanh thu cho công ty.
- Đầu tư mở rộng địa bàn cấp nước trong phạm vi đã được UBND Thành phố Hà Nội giao như chiến lược phát triển kinh doanh nước sạch của công ty đến năm 2020.
4.2.2. Nhóm giải pháp nhằm giảm chi phí