Giải pháp về cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Trang 86)

3.3. Đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp

3.3.5. Giải pháp về cơ cấu nguồn nhân lực

Với mô hình tổ chức mới, quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực và các chính sách nhân sự cũng cần thay đổi cho phù hợp, đồng thời cần phải giải quyết những tồn tại mà hệ thống quản lý nguồn nhân lực hiện nay đang gặp phải. Các giải pháp cơ cấu nguồn nhân lực cụ thể nhƣ sau:

Về cơ cấu lao động:

Để phù hợp với ngành thuốc lá và thực phẩm, đồng thời hƣớng tới một cơ cấu lao động theo tiêu chuẩn chung trên thế giới, trong giai đoạn 2011 – 2015 Tổng công ty cần chú trọng công tác đào tạo, tuyển dụng lao động hƣớng tới sự chuyên nghiệp, tăng lao động chất xám, giảm lao động không qua đào tạo. Đặc biệt chú trọng tuyển dụng, đào tạo lao động công nhân kỹ thuật dần đƣa cơ cấu lao động theo trình độ của Tổng công ty tiến gần với chuẩn mực của thế giới.

Tập trung đào tạo và tuyển dụng lao động chất lƣợng cao cho ngành thực phẩm, bánh kẹo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ giữa lao động trong ngành bánh kẹo thực phẩm với lao động ngành thuốc lá.

Về chính sách quản lý nguồn nhân lực:

- Đối với cán bộ quản lý: Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch cán bộ hàng năm theo quy định của Nhà nƣớc, phù hợp với định hƣớng về nhân sự của Tổng công ty; tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho cán bộ quản lý phục vụ cho mục đích tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ. Tăng cƣờng tuyển dụng cán bộ quản lý từ bên ngoài để tận dụng chất xám, tƣ duy đổi mới, tính sáng tạo và kinh nghiệm phong phú của nguồn nhân lực bên ngoài; nghiên cứu xây dựng chế độ đãi ngộ riêng cho cán bộ quản lý phù hợp với quy định của nhà nƣớc và khả năng chi trả của Tổng công ty để khuyến khích, tăng hiệu quả làm việc của cán bộ quản lý, giữ chân nhân lực giỏi.

- Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ: Tiếp tục thực hiện tốt và cải tiến các chính sách quản lý đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ theo hƣớng quản trị nhân sự hiện đại, phù hợp với quy định của Nhà nƣớc và định hƣớng về nhân sự của Tổng công ty; tập trung đào tạo kiến thức chuyên ngành bánh kẹo thực phẩm và đào tạo kiến thức, kỹ năng cho lao động chuyên môn nghiệp vụ ngành bánh kẹo thực phẩm nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với lao động ngành thuốc lá.

- Đối với công nhân kỹ thuật: Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách quản lý đối với công nhân kỹ thuật hiện nay; giao nhiệm vụ cho Trung tâm đào tạo Vinataba trong việc xậy dựng chƣơng trình, đánh giá nhu cầu đào tạo và tổ chức đào tạo cho khối công nhân kỹ thuật và phối hợp hỗ trợ các đơn vị trong việc đào tạo công nhân kỹ thuật theo định hƣớng của Tổng công ty và đơn vị.

Về tiền lương, thu nhập:

Tổng công ty cần rà soát lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay và trả lƣơng theo kết quả thực hiện công việc và gắn với năng suất, chất lƣợng, hiệu quả; đẩy mạnh đầu tƣ cho các đơn vị thuộc lĩnh vực thực phẩm, bánh kẹo, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập của ngƣời lao động trong lĩnh vực bánh kẹo, thực phẩm, giảm khoảng cách về chênh lệch thu nhập giữa 2 lĩnh vực bánh kẹo, thực phẩm và thuốc lá.

Chính sách khác:

Xây dựng Quy chế đánh giá năng lực, Quy chế đánh giá hiệu quả công việc làm cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo cá nhân và thực hiện trả lƣơng, trả thƣởng, bổ nhiệm cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc; xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng, phù hợp với đặc thù ngành thuốc lá và tạo môi trƣờng làm việc năng động, thân thiện, cởi mở, hấp dẫn ngƣời lao động, để ngƣời lao động có điều kiện phát huy năng lực của mình, đem tài trí

giúp ích cho Tổng công ty, đồng thời nâng cao hình ảnh của Tổng công ty và các công ty con.

Đẩy mạnh đầu tƣ vào lĩnh vực CNTT, cơ sở dữ liệu tiến tới áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP triển khai đồng bộ cùng các phân hệ kế toán, kế hoạch, nhân sự.

Tiếp tục chăm lo chế độ đối với ngƣời lao động cả về vật chất và tinh thần. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách quy định về ký hợp đồng lao động, thực hiện tốt thỏa ƣớc lao động tập thể; chú trọng công tác bảo hộ lao động, Công tác an toàn – vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ...

3.3.6. Giải pháp về đầu tư

Tập trung vào đầu tƣ chiều sâu nhƣ hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao công suất máy móc thiết bị và đổi mới quy trình công nghệ sản xuất… Việc đầu tƣ cần tập trung có trọng điểm, có ƣu tiên vào các lĩnh vực cụ thể nhằm tiết kiệm vốn và nguồn lực, nâng cao hiệu quả sau đầu tƣ các dự án, phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát triển Tổng công ty và ngành thuốc lá.

Tiếp tục đầu tƣ hiện đại hóa, nâng cao công suất dây chuyền thiết bị, đặc biệt chú trọng việc đầu tƣ đổi mới công nghệ ở các đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ chƣa cao để tăng khả năng cạnh tranh, đầu tƣ xây dựng kho chứa nguyên phụ liệu thuốc lá, đầu tƣ bổ sung MMTB trong khâu sản xuất nguyên, phụ liệu thuốc lá, sản xuất bánh kẹo.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tƣ thông qua việc cân đối, bố trí các nguồn vốn cho các dự án một cách hợp lý, quản lý chặt chẽ chất lƣợng công trình xây dựng, chất lƣợng mua sắm thiết bị. Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tƣ thông qua việc công khai về hiệu quả dự án đầu tƣ, nguồn vốn đầu tƣ, kết quả đấu thầu, hiệu quả của tài sản sau đầu tƣ, kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng năm…

Chú trọng thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ để kiểm soát chặt chẽ quy trình thực hiện dự án đầu tƣ tuân thủ các quy định nhà nƣớc, kiểm soát phạm vi, quy mô của các dự án theo đúng mục tiêu đã đƣợc phê duyệt…

3.4. Kiến nghị giải pháp đối với Chính phủ, Bộ Công Thƣơng

Để triển khai có hiệu quả quá trình tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thƣơng thực hiện một số giải pháp sau đây:

Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế cơ chế quản lý đối với ngành thuốc lá, về đầu tƣ, sử dụng vốn và tài sản Nhà nƣớc; về giám sát, kiểm tra, thanh tra; về tổ chức thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc để vừa nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, quản lý của chủ sở hữu, vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo trong quản lý sản xuất kinh doanh theo pháp luật.

Cho phép Cổ phần hóa các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu để tạo điều kiện huy động các nguồn lực tham gia đầu tƣ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu.

Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra thị trƣờng, xử lý nghiêm các trƣờng hợp buôn lậu, hàng giả, kém chất lƣợng, đặc biệt là mặt hàng thuốc lá điếu để bảo vệ ngành sản xuất trong nƣớc và thu ngân sách nhà nƣớc.

Thắt chặt các biện pháp kiểm tra về điều kiện đầu tƣ vùng nguyên liệu và tỷ lệ nội địa hóa của các nhà máy thuốc lá điếu theo quy định của Nghị định 67/2013/NĐ-CP. Để phát triển lâu dài và bền vững vùng trồng nguyên liệu trong nƣớc, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu, đảm bảo lợi ích cho ngƣời trồng, nhà đầu tƣ, đơn vi ̣ sản xuất thuốc lá.

3.5. Dự kiến kết quả đạt đƣợc của việc tái cơ cấu

Nếu các cơ quan quản lý nhà nƣớc, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện tốt các giải pháp nhƣ đã đề xuất ở trên, có thể nói Tổng công ty sẽ tăng cƣờng đƣợc năng lực quản lý của Công ty mẹ, tăng cƣờng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty, hạn chế đƣợc những tồn tại trƣớc đây nhƣ tình trạng cạnh tranh nội bộ, đầu tƣ ra ngoài ngành kém hiệu quả, tiết kiệm chi phí quản lý…, những kết quả đạt đƣợc dự kiến nhƣ sau:

3.5.1. Tăng cường năng lực quản lý của công ty mẹ

Sau tái cơ cấu Công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam sẽ thống nhất quản lý và phát triển toàn bộ nhãn hiệu sản phẩm của các công ty, quản lý năng lực sản xuất của các công ty công ty sản xuất thuốc lá điếu. Việc sản xuất những nhãn hiệu thuốc lá nào do Tổng công ty quyết định theo hình thức nhƣợng quyền sản xuất cho các công ty con; tổng công ty sẽ tập trung đầu tƣ cho xây dựng chiến lƣợc, nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học CN vào sản xuất kinh doanh, tạo ra thay đổi về chất; tăng cƣờng các khả kiểm tra, giám sát của Tổng công ty nhất là những lĩnh vực đầu tƣ lớn về tài chính, nhƣợng quyền thƣơng hiệu tại các công ty con; tăng cƣờng gắn kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị thuốc lá giữa sản xuất nguyên phụ liệu, sản xuất thuốc điếu và thƣơng mại dịch vụ.

3.5.2. Giải quyết được tình trạng cạnh tranh nội bộ trong lĩnh vực thuốc lá và lĩnh vực bánh kẹo

3.5.2.1. Lĩnh vực thuốc lá

Việc thống nhất quản lý danh mục thƣơng hiệu sản phẩm thuốc cho phép Tổng công ty rà soát và cắt giảm các sản phẩm lỗ. Trên tổng số 380 nhãn thuốc lá thuộc các đơn vị trong Tổng Công ty năm 2011 có đến 205 nhãn thuốc đang bán trên thị trƣờng bị lỗ - tổng số lỗ khoảng 140 tỷ đồng.

Gia tăng hiệu quả phân phối do tập trung các hiệu ứng của kinh phí phát triển thị trƣờng thống nhất, khắc phụ tình trạng các tác động cạnh tranh nội bộ hiện tại do các công ty con thành viên tự triển khai việc đầu tƣ kinh phí ra thị trƣờng với tổng kinh phí đầu tƣ hơn 50 – 100 tỷ đồng/năm một cách đơn độc không có sự hỗ trợ lẫn nhau mà cạnh tranh trực tiếp với nhau.

3.5.2.2. Lĩnh vực bánh kẹo

Bƣớc đầu giải quyết tình trạng cạnh tranh nội bộ trong lĩnh vực bánh kẹo giữa Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki và Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị về thị trƣờng, sản phẩm, hệ thống barkery.

3.5.3. Tiết kiệm chi phí cho bộ máy

Việc tái cấu trúc, sáp nhập theo định hƣớng tập trung và chuyên môn hóa trong lĩnh vực thuốc lá sẽ làm giảm nhiều công việc gián tiếp hiện nay do trùng lắp, ví dụ các công việc văn phòng, tài chính kế toán, marketing, mua bán vật tƣ hàng hóa… Việc giảm thiểu vị trí công việc cũng đồng thời với đòi hỏi tăng năng suất lao động.

3.5.4. Tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một doanh nghiệp lớn lúc nào cũng có thế hơn khi giao dịch với các đối tác bao gồm các giao dịch mua và bán, thì công ty lớn vẫn có ƣu thế khi đàm phán hơn là so với công ty nhỏ, có khả năng ấn định thị trƣờng, tăng cƣờng lợi thế cạnh tranh. Mặt khác, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí.

Các công ty con sau khi thực hiện tái cấu trúc trong các lĩnh vực đều có quy mô lớn hơn kể cả trong lĩnh vực thuốc lá và bánh kẹo.

3.5.5. Cải tiến trình độ công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị

Tập trung sản xuất sẽ tạo điều kiện đầu tƣ nâng cấp và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá và các dây chuyền chế biến thực phẩm,

Tăng cƣờng khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là về thiết kế, phối chế sản phẩm còn hạn chế, chƣa đáp ƣ́ng đƣợc yêu cầu của kỹ thuâ ̣t phối chế hiê ̣n đa ̣i.

3.5.6. Sáp nhập thị trường tiêu thụ, mở rộng kênh phân phối, tăng cường năng lực cạnh tranh của TCT

Một trong những mục tiêu của tái cấu trúc là nhằm mở rộng thị trƣờng mới, tăng trƣởng doanh thu và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối. Bên cạnh đó, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tƣ: công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng hơn một công ty nhỏ. Điều này có thể nhìn nhận rõ ràng hơn trong lĩnh vực bánh kẹo.

Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki và Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị đều có định hƣớng phát triển hệ thống barkery theo xu hƣớng hiện đại, tuy nhiên, nếu để cả hai hệ thống cùng đầu tƣ sẽ gia tăng cạnh tranh nội bộ, gia tăng chi phí và triệt tiêu hiệu quả đầu tƣ chung của TCT do cùng với việc di dời cơ sở sản xuất bánh kẹo khô, Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki phải đầu tƣ để duy trì và phát triển hệ thống barkery hiện có tại Hà Nội và Hải Phòng trong điều kiện khó khăn vê vốn kinh doanh và đầu tƣ do phải đầu tƣ 37 tỷ cho dự án di dời. Khả năng nâng cấp và đầu tƣ hệ thống barkery của Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki là khó khăn: do thiếu vốn, chƣa có định hƣớng chiến lƣợc rõ ràng, quy mô hoạt động của công ty nhỏ, hẹp tại thị trƣờng Hà Nội.

Bên cạnh đó, Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị đang đàm phán với đối tác nƣớc ngoài để xây dựng hệ thống barkery theo mô hình hiện đại và mở rộng quy mô toàn quốc. Khả năng xây dựng và phát triển hệ thống bakery của Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị là cao do có các điểm mạnh: Có hệ thống nhà phân phối tại các Tỉnh và mỗi quận thành phố; có hệ thống nhân viên bán

hàng và giám sát tại các Tỉnh và mỗi quận thành phố; có khả năng triển khai đồng loạt; có khả năng áp đặt thị trƣờng Tỉnh.

Sáp nhập Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki vào Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối: tận dụng hệ thống barkery cũng nhƣ ƣu thế tài chính của Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki để xây dựng và mở rộng hệ thống barkery mới theo phong cách Châu Âu – phù hợp với xu hƣớng phát triển barkery hiện đại.

Trong lĩnh vực thuốc điếu, sáp nhập thị trƣờng các công ty thuốc điếu để củng cố và giữ vững và tiến tới mở rộng thị phần thuốc điếu của TCT.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu vấn đề tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011-2020, có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:

- Hệ thống hóa lý luận về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc trong thời gian qua đƣa ra những hạn chế, yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc;

- Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty thuốc lá Việt nam trong giai đoạn 2006-2012, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và phân tích những nguyên nhân, hạn chế trong sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp để Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững và thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó cũng đề xuất một số biện pháp với Chính phủ và Bộ Công Thƣơng liên quan đến những chính sách vĩ mô để giúp Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện tốt những mục tiêu đề ra và giúp Chính phủ, Bộ Công Thƣơng quản lý tốt hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)