Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Trang 82 - 86)

3.3. Đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp

3.3.4. Giải pháp về tài chính

Đối với các giải pháp về tài chính cần tập trung vào những giải pháp nhƣ sau:

Chuẩn hóa hệ thống kế toán nội bộ thông nhất từ Tổng công ty xuống các đơn vị thành viên:

Để chuẩn hóa hệ thống kế toán tài chính nội bộ thống nhất từ Công ty mẹ - Tổng công ty xuống các đơn vị thành viên đòi hỏi giải pháp công nghệ thông tin đi kèm. Chiến lƣợc của Tổng công ty dự kiến sẽ triển khai hệ thống ERP toàn ngành, trong đó triển khai Module Kế toán Tài chính là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng. Quá trình triển khai giải pháp trên nhằm gia tăng về hiệu năng và năng suất trên tất cả các bộ phận tài chính kế toán từ trên xuống dƣới.

Tổng công ty với những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dựa trên nền tảng chuyên môn hóa từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, từng hoạt động quản lý, vì vậy nội dung kế toán quản trị đƣợc xây dựng theo hƣớng cung cấp thông tin định lƣợng về tình hình kinh tế tài chính theo từng lĩnh vực chuyên môn hóa để phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định của cán bộ quản lý ở từng cấp quản trị.

Trên cơ sở các tiêu chí hƣớng dẫn chung của Tổng công ty, các đơn vị thành viên phải tự xây dựng một hệ thống chỉ tiêu kế toán quản trị cụ thể theo mục tiêu quản trị đặt ra. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu.

Khai thác và sử dụng vốn trong toàn Tổng công ty:

Khai thác nguồn vốn chiếm dụng từ các khoản nợ ngắn hạn chƣa đến hạn thanh toán, trong đó áp dụng các hình thức tín dụng thƣơng mại vì đây là các khoản vốn không phải chịu chi phí về vốn. Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng truyền thống. Song song với với kế hoạch huy động vốn, Tổng công ty cần chủ động lập kế hoạch sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Việc lập kế hoạch sử dụng và huy động vốn hợp lý, có hiệu quả là công việc rất khó khăn bởi ngoài các yếu tố chủ quan từ phía Tổng công ty, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan nhƣ: tình hình biến động của thị trƣờng về cung, cầu, giá cả, lãi suất…

Xây dựng chính sách điều tiết nguồn vốn, phân phối lợi nhuận hợp lý:

Trong từng giai đoạn cụ thể, Tổng công ty cần cân nhắc xem xét đề ra chính sách điều tiết nguồn vốn và phân chia lợi nhuận một cách hợp lý, phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của từng ngành nghề kinh doanh.

Các giải pháp tích tụ, tập trung vốn:

Thực hiện giải pháp tổ chức lại, cổ phần hóa hoặc mua bán, sáp nhập, giải thể các đơn vị thành viên quy mô nhỏ, kinh doanh không hiệu quả hoặc

có hiệu quả thấp theo lộ trình đã đề ra trong giải pháp tái cơ cấu tổ chức - sắp xếp đổi mới doanh nghiệp trình bày ở phần trên theo nguyên tắc tập trung phát triển, mở rộng các công ty thành viên kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề cốt lõi của Tổng công ty và làm ăn có lãi.

Thực hiện lộ trình thoái vốn đầu tƣ ngoài lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính theo giải pháp nhƣ đã trình bày trong phần tái cơ cấu ngành nghề ở phần trên. Công ty mẹ - Tổng công ty tiến tới chỉ thực hiện chức năng kinh doanh, đầu tƣ vốn, thƣơng hiệu, nhãn hiệu và khoa học công nghệ. Đầu tƣ, kinh doanh vốn ra ngoài (chủ yếu trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính). Kết quả thu đƣợc từ hoạt động này là cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia và các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính khác (lãi cho vay,...) thu về hàng năm.

Nắm giữ và thống nhất quản lý tất cả các thƣơng hiệu, nhãn hiệu, năng lực sản xuất của các công ty con đầu tƣ 100% vốn (chủ yếu thuốc lá điếu). Kết quả thu đƣợc từ hoạt động này là các khoản thu nhập (li xăng) từ hoạt động nhƣợng quyền sản xuất. Nắm giữ khoa học, công nghệ và các bí quyết kinh doanh cũng là lợi thế của Công ty mẹ - Tổng công ty. Các khoản thu nhập từ hoạt động chuyển giao khoa học, công nghệ và bí quyết kinh doanh cũng là nguồn thu quan trọng của Công ty mẹ - Tổng công ty.

Thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty:

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, phân tích chi phí và việc chi tiêu, sử dụng vốn, kinh phí theo đúng quy định của Nhà nƣớc; rà soát, hoàn thiện đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trƣờng hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của từng đơn vị trong Tổ hợp. Thƣờng xuyên cập nhật thông tin chi phí thực tế phát sinh, các chi phí phải đƣợc phân bổ thành từng loại chi phí cụ thể.

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn vốn, tài sản: có phƣơng pháp khấu hao thích hợp, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định; xác định nhu cầu vốn lƣu động cần thiết nhằm đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh và thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn; tăng năng suất, chất lƣợng và giá tri ̣ gia tăng sản phẩm , đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Nâng cao công tác quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp:

Thƣờng xuyên phân tích tình hình tài chính nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Một trong những công cụ để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là xác định và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua sự biến động của các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhƣ: Hệ số vốn chủ sở hữu; Hệ số thanh toán hiện thời; Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh; Hệ số thanh toán của vốn lƣu động.

Quản lý chặt chẽ nợ phải trả và nợ phải thu: Biện pháp này đòi hỏi các đơn vị phải thƣờng xuyên nắm chắc chắn danh mục các khoản nợ phải trả và nợ phải thu; có kế hoạch thanh toán nợ và thu nợ; không để nợ phải trả cộng dồn quá lớn và không để phát sinh nợ phải thu khó đòi...

Thực hiện nghiêm túc các quy định về thời hạn trong kinh doanh, đầu tƣ: Trong kinh doanh, cố gắng thực hiện các thƣơng vụ với thời hạn ngắn; trong đầu tƣ, tập trung giải quyết dứt điểm từng phần công việc theo đúng tiến độ… Điều đó sẽ giúp đơn vị tránh đƣợc sự biến động bất khả kháng của thị trƣờng. Kiện toàn bộ máy kế toán, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán quản trị nêu trên để thƣờng xuyên có đƣợc những thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích và ra những quyết định quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)