- Nguồn nguyên liệu tương đối lớn: Việt Nam nói chung và đặc biệt là khu vực Nam Trung Bộ có khí hậu và thổ nhƣỡng phù hợp với trồng mía, diện tích trồng
3.3.4.1. Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 3.7 Hệ số khả năng thanh toán
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty)
Xem xét hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp cho thấy các hệ số trên ở các thời điểm đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán ngắn hạn, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đủ đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn. Đây là một yêu cầu tối thiểu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bình thƣờng.
Đi sâu hơn xem xét khả năng thanh toán nhanh thấy hệ số này của doanh nghiệp có nhiều thời điểm nhỏ hơn 1, hay các tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao (trừ hàng tồn kho) đôi khi chƣa đủ để thanh toán nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do lƣợng hàng tồn kho của BHS tại các thời điểm khá lớn, đặc biệt là năm 2012, trong khi doanh nghiệp lại tăng cƣờng huy động nợ ngắn hạn để tăng cƣờng nhu cầu vốn cho mình, dẫn đến hệ số khả năng thanh toán nhanh chƣa đƣợc đảm bảo. Từ năm 2013
và 2014 hệ số này đã tăng lên do lƣợng hàng tồn kho của công ty giảm đi, tuy nhiên vẫn nhỏ hơn 1 nên công ty chƣa đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện ở việc doanh nghiệp sử dụng các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền để chi trả nợ ngắn hạn. Hệ số này ở tất cả các thời điểm của doanh nghiệp đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp chƣa đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán tức thời, đặc biệt ở năm 2012 và 2014 hệ số này rất thấp, chƣa đến 0,1, nguyên nhân là do lƣợng tiền mặt của công ty giảm đi trong khi nợ ngắn hạn huy động tăng nhanh. Tuy trên thực tế hệ số này không lớn hơn 1 và dòng tiền của doanh nghiệp vẫn khá ổn định nhƣng về lâu dài doanh nghiệp nên duy trì một lƣợng tiền mặt đủ lớn để thanh toán cho chủ nợ khi cần.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết EBIT của doanh nghiệp có thể chi trả đƣợc bao nhiêu lần lãi vay, hệ số này của doanh nghiệp lớn hơn 1 chứng tỏ lợi nhuận kiếm đƣợc đủ chi trả lãi vay, tuy nhiên hệ số này ngày càng giảm, đặc biệt là từ năm 2012 – 2014, nguyên nhân là do lợi nhuận của doanh nghiệp thấp mà tốc độ tăng của lãi vay quá lớn do số nợ vay huy động ở những năm này khá nhiều. Tuy chƣa đe dọa đến việc đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhƣng về lâu dài nên cân nhắc giảm chi phí lãi vay và các chi phí khác để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bảng 3.8 So sánh hệ số khả năng thanh toán
(Nguồn: Tác giả tự tính toán tổng hợp)
Khi so sánh khả năng thanh toán của BHS năm 2013 với hai công ty lớn trong ngành là SBT và NHS, có thể thấy tuy BHS đƣợc đánh giá cao về thƣơng hiệu và năng lực sản xuất nhƣng khả năng thanh toán thấp hơn nhiều so với hai công ty này. SBT đƣợc đánh giá là công ty có tất cả các hệ số khả năng thanh toán của công ty đều ở mức hợp lý, công ty có các hệ số thanh toán đều lớn hơn 1, lƣợng hàng tồn kho ít nên tài sản có tính thanh khoản cao, sử dụng ít nợ ngắn hạn, lãi vay, kết quả kinh doanh tốt nên đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán lãi vay ở mức cao. NHS có tiềm lực tƣơng đƣơng BHS nhƣng các hệ số khả năng thanh toán cũng đều đảm bảo, lƣợng hàng tồn kho cũng ít nên hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng cao, chỉ có hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty nhỏ hơn 1 nhƣng vẫn ở mức ổn định và lớn hơn so với BHS, khả năng thanh toán lãi vay cũng đƣợc đảm bảo lớn hơn BHS khá nhiều. Đặc biệt hệ số khả năng thanh toán của BHS nhỏ hơn rất nhiều trong khi hệ số nợ lại cao hơn chứng tỏ hiệu quả việc sử dụng vốn vay chƣa tốt.
Tóm lại khả năng thanh toán của doanh nghiệp nằm trong mức an toàn, chƣa thực sự nguy hiểm nhƣng khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời ở mức thấp, toàn bộ khả năng thanh toán của công ty so với đơn vị cùng ngành còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán lãi vay rất thấp do việc sử dụng chi phí lãi vay cao. Công ty nên hạn chế lƣợng hàng tồn kho, chi phí lãi vay, nợ vay và tăng các tài sản có tính thanh khoản để nâng cao các hệ số này.