- Chính sách chất lƣợng: BHS sản xuất kinh doanh các sản phẩm đƣờng, sau đƣờng và các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ khác nhằm đem lại lợi ích tối đa cho cổ
4.2.3 Quản lý chặt Khoản phải thu
Việc quản lý chặt các khoản phải thu góp phần giảm chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn và giảm thiểu nguy cơ tăng nợ khó đòi gây mất vốn cho doanh nghiệp. Từ năm 2012 – 2014 khoản mục Phải thu của BHS tăng nhanh và chiếm tỷ lệ rất cao trong tài sản ngắn hạn, khi xem xét chi tiết có thể thấy trong Khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất là Khoản ứng trƣớc cho nông dân trồng mía, Phải thu cổ đông và tỷ trọng nhỏ Phải thu khách hàng.
Có thể nhận thấy do khoản mục Ứng trƣớc cho nông dân trồng mía chiếm tỷ lệ lớn trong Khoản phải thu của doanh nghiệp, mục đích của việc này cũng là tạo điều kiện cho sản xuất nguyên liệu ổn định. Sau khi sáp nhập, với việc tận dụng đƣợc nguồn nguyên liệu của NHS, cùng với việc tăng đầu tƣ khoa học công nghệ để cải thiện năng suất nông nghiệp, cần có sự kết hợp mật thiết với nông dân và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân thông qua việc trồng mía, từ đó công ty nên xem xét những biện pháp để cắt giảm khoản ứng trƣớc này một cách hợp lý để giảm chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn.
Khoản mục Phải thu thƣơng mại cổ đông thƣờng chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong Khoản phải thu, đây là những khoản phải thu không có tài sản đảm bảo, không hƣởng lãi, chủ yếu là do hoạt động mua bán chịu với các tổ chức là cổ đông của công ty. Tuy đây không phải đối tƣợng khách hàng xa lạ và nguy cơ mất vốn
làm ảnh hƣởng đến chi phí sử dụng vốn của công ty. Công ty cần xem xét giảm bớt khoản mục này để giảm tỷ trọng khoản phải thu, chẳng hạn thông qua chiết khấu thanh toán để giúp các doanh nghiệp trả tiền sớm, yêu cầu có tài sản đảm bảo, hoặc chiếm dụng lại một phần vốn để bù đắp vốn lƣu động thiếu hụt, …
Đối với việc gia tăng Phải thu khách hàng, từ năm 2012 – 2014, do BHS áp dụng chính sách tín dụng thƣơng mại nới lỏng nhằm gia tăng tiêu thụ hàng tồn kho làm cho khoản phải thu khách hàng của công ty tăng lên đáng kể, cùng với đó là sự gia tăng chi phí sử dụng vốn, chi phí thu hồi nợ… cũng nhƣ áp lực mất vốn từ các khoản nợ khó đòi. Trƣớc hết doanh nghiệp cần có bộ phận phân tích khách hàng để sàng lọc những đối tƣợng khách hàng nên và không nên áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng. Đối với những bạn hàng lâu năm, khách hàng lớn, khách hàng có lịch sử thanh toán đúng hạn…có thể áp dụng chính sách tín dụng thƣơng mại mở rộng nhằm thu hút tiêu thụ sản phẩm. Đối với đại lý bán lẻ quen thuộc, khách hàng mới nhƣng tiềm năng có thể thực hiện chiết khấu để khích lệ khách hàng trả tiền đúng hạn. Đối với những khách hàng có lịch sử thanh toán không tốt, đã từng bị mất vốn, … thì doanh nghiệp nên có những biện pháp thích hợp để thu hồi nợ, chẳng hạn nhƣ yêu cầu tài sản đảm bảo, các loại thƣơng phiếu mang tính ràng buộc, yêu cầu tín chấp qua trung gian thanh toán, …và giám sát chặt chẽ việc thu nợ của những đối tƣợng khách hàng này để đảm bảo thu đủ và đúng hạn.